Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ luật Lao động (sửa đổi):

10 điểm mới đối với người lao động và 6 điểm mới đối với người sử dụng lao động

Tiếp theo kỳ họp thứ 7, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã dành cả ngày 23/10 để thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Dự kiến, Bộ Luật sẽ được thông qua vào cuối kỳ họp.

Bà Nguyễn Thúy Anh – Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nêu những điểm mới sau khi đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này, đồng thời, đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về những nội dung đó.

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 và Điều 2). Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ luật nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; thích ứng với sự linh hoạt của thị trường lao động và góp phần dịch chuyển lao động từ khu vực không có quan hệ lao động sang khu vực có quan hệ lao động, từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, bảo đảm tốt hơn quyền an sinh xã hội của người lao động.

10 diem moi doi voi nguoi lao dong va 6 diem moi doi voi nguoi su dung lao dong
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa (Điều 107). Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo đề xuất 2 phương án: (1) Quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng cần ghi rõ nâng thời giờ làm thêm theo tháng là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ, bảo vệ được quyền lợi, sức khỏe của người lao động. (2) Nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ/năm theo đề xuất của Chính phủ. Quy định theo phương án này không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, nhưng Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động và bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.

Về tuổi nghỉ hưu (Điều 169). Do còn có ý kiến khác nhau và đây là vấn đề có tác động lớn đối với người lao động và thị trường lao động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội 2 phương án quy định về tuổi nghỉ hưu tại khoản 2 Điều 169 để xem xét, cho ý kiến: (1) Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. (2) Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung, cầu của thị trường lao động, xu hướng già hóa dân số, Chính phủ quy định cụ thể lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động.

Về nghỉ lễ, Tết (Điều 112). Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình và xin ý kiến hai phương án: (1) không bổ sung ngày nghỉ lễ. (2) bổ sung một ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và chọn ngày Gia đình Việt Nam (ngày 28/6 dương lịch).

10 diem moi doi voi nguoi lao dong va 6 diem moi doi voi nguoi su dung lao dong
Đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: Về cơ bản, tôi nhất trí với nhiều nội dung trong dự án bộ Luật lao động bổ sung sửa đổi lần này

Bên cạnh các nội dung trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn nêu 8 nhóm vấn đề khác với hơn 20 nội dung cụ thể mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý bao gồm các nội dung về giải quyết tranh chấp lao động và đình công; một số quy định chung; việc làm, tuyển dụng và quản lý lao động; hợp đồng lao động; thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động; phụ lục hợp đồng lao động; thử việc; các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động; nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; thẩm quyền của thanh tra lao động; tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; về quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp; mức lương tối thiểu; Hội đồng tiền lương quốc gia; nâng lương, nâng bậc, chế độ phụ cấp, trợ cấp...

Dự thảo Bộ luật sau khi chỉnh lý gồm 17 Chương và 220 Điều; đã thể hiện được 10 điểm mới chủ yếu đối với người lao động và 6 điểm mới chủ yếu đối với người sử dụng lao động. Cụ thể:

Đối với người lao động. Một, lần đầu tiên mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động. Hai, quy định nguyên tắc về chính sách nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Ba, chế định về hợp đồng lao động đã quy định theo hướng bảo vệ tốt hơn đối với người lao động.

Bốn, bổ sung quy định cụ thể hơn về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động. Năm, điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sáu, quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp nhằm khuyến khích áp dụng các thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động, nhất là những lao động tại các doanh nghiệp chưa tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động nhiều doanh nghiêp.

Bảy, quy định cụ thể hơn về cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn cho lao động chưa thành niên. Tám, bảo đảm bình đẳng giới đã được thay đổi về quan điểm tiếp cận bảo đảm quyền việc làm, quyền lao động của lao động nữ thay vì quy định hạn chế của Bộ luật Lao động hiện hành nhằm mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động. Chín, Quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.

Mười, quy định linh hoạt hơn, quyền lựa chọn cơ chế giải quyết sau khi tiến hành thủ tục hòa giải, không quy định sự can thiệp, giải quyết hành chính của nhà nước đối với giải quyết tranh chấp lao động. Bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Đối với người sử dụng lao động: Lần đầu tiên luật hóa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác; Mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi và lao động là người nước ngoài; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Quy định đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm một lần; Quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Quy định về giải quyết tranh chấp lao động tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động tiết kiệm được thời gian, kinh phí.

Quốc hội sẽ dành cả ngày 23/10 để thảo luận về dự thảo bộ luật và dự kiến thông qua vào cuối kỳ họp.

Thu Hằng - Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Về thông tin nhân sự ngày 4/11, Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Hữu Phước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa.
Nhân sự Trung ương: Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng; thông tin về cương vị mới của NSND Xuân Bắc

Nhân sự Trung ương: Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng; thông tin về cương vị mới của NSND Xuân Bắc

Về thông tin nhân sự tuần qua (28/10-1/11), Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh giữ chức Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Tiếp tục cảnh báo chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ

Tiếp tục cảnh báo chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ

Cuối năm, các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động để đáp ứng đơn hàng sản xuất, song đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng lợi dụng để lừa đảo.
Nhân sự 1/11: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại VTV; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ

Nhân sự 1/11: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại VTV; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/11/2024: Miền Bắc vùng núi trời rét; miền Trung sắp mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/11/2024: Miền Bắc vùng núi trời rét; miền Trung sắp mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 2/11: Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét; Trung Bộ ngày mai khả năng xảy ra đợt mưa lớn có nơi trên 500mm.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Từ ngày 1/11, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được điều động giữ chức Tổng Giám đốc VTV - Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhân sự 31/10: Tổng Giám đốc VTV làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; ai thay vị trí của NSND Xuân Bắc?

Nhân sự 31/10: Tổng Giám đốc VTV làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; ai thay vị trí của NSND Xuân Bắc?

Về thông tin nhân sự ngày 31/10, ông Lê Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) được Bộ Chính trị điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình.
Nhân sự 30/10: Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo Cục; NSND Xuân Bắc giữ chức vụ Cục trưởng

Nhân sự 30/10: Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo Cục; NSND Xuân Bắc giữ chức vụ Cục trưởng

Về thông tin nhân sự ngày 30/10, NSND Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Nhân sự 29/10: Công bố lí do đề nghị kỷ luật hai nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đắk Lắk

Nhân sự 29/10: Công bố lí do đề nghị kỷ luật hai nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đắk Lắk

Về tin nhân sự 29/10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật hai nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đắk Lắk.
Nhân sự 28/10: Bộ Công Thương, Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo

Nhân sự 28/10: Bộ Công Thương, Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo

Thông tin nhân sự ngày 28/10, Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu; Bộ Y tế bổ nhiệm lãnh đạo tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa.
Nhân sự Trung ương: Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước; Chính phủ điều động nhân sự

Nhân sự Trung ương: Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước; Chính phủ điều động nhân sự

Tuần qua (21-26/10), đồng chí Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước; Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công nhân sự.
Lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2024 có thể đạt 130.000 người

Lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2024 có thể đạt 130.000 người

Ước cả năm 2024, Việt Nam sẽ đưa khoảng 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 104% kế hoạch.
Làn sóng công nghệ mới và thách thức mới đặt ra đối với phát triển kinh tế

Làn sóng công nghệ mới và thách thức mới đặt ra đối với phát triển kinh tế

Hiện nay, làn sóng công nghệ mới đang tác động mạnh mẽ và đặt ra những thách thức đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Nhân sự 25/10: Tổng Bí thư trao quyết định về nhân sự; Thượng tướng Quân đội giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Nhân sự 25/10: Tổng Bí thư trao quyết định về nhân sự; Thượng tướng Quân đội giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Về thông tin nhân sự 25/10, Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định công tác cán bộ; Thượng tướng Quân đội Nguyễn Doãn Anh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Nhân sự 22/10: Chính phủ điều động nhân sự; tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng là ai?

Nhân sự 22/10: Chính phủ điều động nhân sự; tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng là ai?

Về thông tin nhân sự ngày 22/10, Chính phủ kiện toàn Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính; TP. Hải Phòng bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nhân sự 21/10: Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước; Công an nhiều tỉnh điều động vị trí lãnh đạo

Nhân sự 21/10: Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước; Công an nhiều tỉnh điều động vị trí lãnh đạo

Về thông tin nhân sự ngày 21/10, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức vụ Chủ tịch nước; Công an nhiều tỉnh điều động vị trí Phó Giám đốc.
Bộ Nội vụ thông tin về quy định kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Bộ Nội vụ thông tin về quy định kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký xác thực Văn bản Hợp nhất Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Nhân sự Trung ương: Quốc hội bầu Chủ tịch nước hôm nay; nhiều tướng lĩnh Công an, Quân đội được thăng cấp

Nhân sự Trung ương: Quốc hội bầu Chủ tịch nước hôm nay; nhiều tướng lĩnh Công an, Quân đội được thăng cấp

Về thông tin nhân sự tuần qua, chiều 20/10, Quốc hội thông báo lịch tiến hành bầu chức danh Chủ tịch nước; các lãnh đạo ngành Công an, Quân đội được thăng cấp.
Bổ nhiệm các Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bổ nhiệm các Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Quốc hội bổ nhiệm Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Ban Bí thư bổ nhiệm Trợ lý Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Nhân sự 18/10: Tổng Bí thư trao quyết định bổ nhiệm; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chốt nhân sự lãnh đạo

Nhân sự 18/10: Tổng Bí thư trao quyết định bổ nhiệm; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chốt nhân sự lãnh đạo

Về nhân sự ngày 18/10, Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ tại Liên hợp quốc và các nước; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chốt nhân sự lãnh đạo.
Nhân sự 17/10: Bộ Công an điều động Phó Cục trưởng; Nghệ An, Bình Phước trao quyết định công tác cán bộ

Nhân sự 17/10: Bộ Công an điều động Phó Cục trưởng; Nghệ An, Bình Phước trao quyết định công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 17/10, Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác tại tỉnh Bình Thuận.
Công nghệ ô tô thân thiện với môi trường có mặt tại Triển lãm VIMEXPO 2024

Công nghệ ô tô thân thiện với môi trường có mặt tại Triển lãm VIMEXPO 2024

Công nghệ ô tô thân thiện với môi trường của Toyota đã được trưng bày tại Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam (VIMEXPO 2024).
Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV thông tin về nội dung mạng xã hội phản ánh

Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV thông tin về nội dung mạng xã hội phản ánh

Vừa qua, lãnh đạo Công ty CP Than Đèo Nai-Cọc Sáu-TKV đã có thông tin làm rõ khoản tiền 9,4 tỷ đồng được TKV cấp cho công ty đang được mạng xã hội đăng tải.
Lý do gần 600 cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật từ đầu năm 2024

Lý do gần 600 cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật từ đầu năm 2024

Báo cáo từ Bộ Nội vụ cho biết từ đầu năm 2024 đến nay có 139 cán bộ và 432 công chức bị xử lý kỷ luật là để ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực.
Nhân sự 16/10: Bộ Công an bổ nhiệm Phó Cục trưởng; tân Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông là ai??

Nhân sự 16/10: Bộ Công an bổ nhiệm Phó Cục trưởng; tân Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông là ai??

Thông tin nhân sự ngày 16/10, Bộ Công an trao quyết định điều động Đại tá Hòa Quang Tưng giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động