Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

11 năm ký Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Nhìn lại và suy ngẫm

Những năm gần đây, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam, kể cả trực tiếp và gián tiếp. Năm 2009 - 34 năm sau chiến tranh, đã có hơn 350 ngàn khách du lịch Hoa Kỳ tới VN, trong đó có không ít cựu quân nhân, những người Hoa Kỳ gốc Việt đã ra đi kể từ sau 30/4/1975.
Bộ trưởng Thương Mại Vũ Khoan và bà C. Barshefsky - Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tại lễ ký BTA ngày 14/7/2000

Bộ trưởng Thương Mại Vũ Khoan và bà C. Barshefsky - Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tại lễ ký BTA ngày 14/7/2000

CôngThương - Những mốc lịch sử đáng ghi nhớ

Đại thắng mùa Xuân tháng 4/1975 đất nước hoàn toàn thống nhất. Nhưng những năm sau đó là vô vàn khó khăn, thử thách ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc (1979), cấm vận bao vây toàn diện (1979-1989), khối Liên Xô-Đông Âu tan rã (1989-1992)…

Tháng 7/1993, lần đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc, Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ cấm vận các khoản vay song phương, đa phương đối với Việt Nam. Tháng 12/1994, thêm một bước nữa, Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Đúng 2 năm sau, tháng 7/1995 Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức tuyên bố “bình thường hóa các mối quan hệ ngoại giao” với Việt Nam, nâng cấp các “Văn phòng đại diện” thành các Đại sứ quán ở Thủ đô hai nước từ tháng 8/1995.

Tiếp đó, tháng 3/1998, Tổng thống B.Clinton quyết định bãi bỏ việc áp dụng “Tu chính án Jackson-Vanik”, mà hàng năm vẫn được Quốc hội Hoa Kỳ sử dụng để “xem xét các quan hệ thương mại bình thường với Việt Nam", tiền đề cho việc Quốc hội Hoa Kỳ đã quyết định dành cho Việt Nam “Qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) vào tháng 1/2007.

Đặc biệt, từ tháng 10/1995 đến giữa năm 1996 đã diễn ra các cuộc gặp gỡ, thảo luận, chuẩn bị cho việc đàm phán, ký hiệp định thương mại đầu tiên giữa hai nước từng là “đối thủ” trong quá khứ. Đáng kể nhất là việc Việt Nam cung cấp thông tin, tài liệu và trả lời hàng ngàn câu hỏi của Hoa Kỳ về luật lệ, cơ chế, chính sách liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ…

Vòng đàm phán đầu tiên giữa hai bên được bắt đầu vào cuối tháng 9/1996 tại Hà Nội, mở đầu cho các vòng tiếp theo lần lượt ở Thủ đô mỗi nước. Vòng cuối cùng (vòng thứ 11) kết thúc tại Washington tháng 7/2000, với việc ký chính thức Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ (BTA) ngày 14/7/2000. Trước đó, Hiệp định đã được ký tắt và Tổng thống B.Clinton đã long trọng thông báo tại cuộc họp báo ở Vườn hồng - Nhà trắng vào hồi 16h ngày 13/7/2000, cách đây vừa tròn 11 năm. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2001.

Một sự kiện quan trọng trong thời gian này là chuyến thăm của Tổng thống B.Clinton, vị nguyên thủ đầu tiên của Hoa Kỳ đến Việt Nam vào tháng 11/2000, sau 25 năm chấm dứt chiến tranh và sau 5 năm “bình thường hóa” quan hệ hai nước.

Nét đặc biệt của BTA

Trước đó, Việt Nam quen đàm phán hiệp định với đối tác nước ngoài trên cơ sở thuần túy về thương mại, trao đổi hàng hóa. Đàm phán BTA với Hoa Kỳ, lần đầu tiên, Việt Nam đối mặt với một hiệp định thương mại (FTA) toàn diện, không chỉ về hàng hóa mà cả về dịch vụ, cũng như liên quan đến các khía cạnh sở hữu trí tuệ, đầu tư..., toàn bộ nội dung chủ yếu các hiệp định trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo các chuyên gia đàm phán FTA đa phương và song phương, đây có thể coi là một Hiệp định “WTO trừ”, bởi sau này trong đàm phán gia nhập WTO, các đối tác thành viên đều lấy BTA Việt Nam - Hoa Kỳ làm “sàn tối thiểu” cần đạt và đưa ra những đòi hỏi cao hơn. Hơn nữa, khi đàm phán song phương với Việt Nam, trong khuôn khổ WTO, phía Hoa Kỳ cũng đã đưa ra những yêu cầu cao hơn BTA, cả về thương mại hàng hóa (gần chục ngàn dòng thuế, so với vài trăm dòng), cũng như về thương mại dịch vụ (11 ngành với hơn 100 phân ngành, so với chỉ 8 ngành với 65 phân ngành)…

Hoa Kỳ là đối tác song phương “rắn” nhất, chiếm kỷ lục về số phiên đàm phán nhiều nhất (17), kết thúc muộn nhất (tháng 5/2006, chỉ vài tháng trước khi WTO nhất trí kết nạp VN là thành viên thứ 150, tháng 11/2006).

Dù sao, đây cũng có thể coi là “khúc dạo đầu”, là “cuộc tổng tập dượt” cho đàm phán của Việt Nam gia nhập WTO sau này. Đàm phán BTA tuy được bắt đầu từ tháng 1/1995, song giai đoạn “đàm phán thực chất” chỉ được bắt đầu từ Phiên thứ IV, tháng 4/2002, cho đến khi kết thúc vào tháng 11/2006, còn các năm trước đó mới là giai đoạn “minh bạch hóa chính sách".

Một là, về tổ chức Đoàn đàm phán. Có thể nói, trước khi đàm phán FTA này, chúng ta đã tiến hành rất nhiều cuộc đàm phán đa phương, song phương với các đối tác nước ngoài. Nhưng đây là lần đầu tiên ta phải huy động lực lượng khá đông các cán bộ, chuyên gia của hơn 20 cơ quan Nhà nước, các bộ, ngành, trong đó, Bộ Thương mại đóng vai trò kết nối, chịu trách nhiệm chính trong báo cáo, xin chỉ đạo của các cấp lãnh đạo suốt quá trình đàm phán.

Sau này khi đàm phán gia nhập WTO, ta đã có nhiều bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức, phối kết hợp hài hòa, nhịp nhàng trong nội bộ Đoàn đàm phán Chính phủ, cũng như trong quan hệ với các cấp lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị trong nước… Ông L.Y.Tu, Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc từng phát biểu, đàm phán trong nội bộ để có được sự thống nhất còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với đàm phán với các đối tác thành viên WTO.

Hai là, trong thời gian đàm phán. Từ trước đến nay, không kể đàm phán gia nhập WTO kéo dài gần 12 năm, đàm phán các FTA khác thường chỉ khoảng 2 năm, song đây là lần đầu tiên đàm phán một FTA kéo dài trong 6 năm (1995-2000), với 11 vòng chính thức và nhiều cuộc thảo luận, tham vấn “không chính thức” khác.

Ba là, sự trưởng thành vượt bậc của các nhà đàm phán Việt Nam. Qua các cuộc đàm phán, qua những đánh giá thực tâm từ phía “đối phương” mới thấy một cách đầy đủ, đúng đắn nhất tài thao lược của các nhà đàm phán như các nguyên Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan, Trương Đình Tuyển, nguyên Trợ lý Bộ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán Nguyễn Đình Lương… Cũng cần nói thêm, về phía đối tác Hoa Kỳ, nhiều thành viên cũng đã “trưởng thành” từ quá trình đàm phán đầy cam go này với Việt Nam.

Bốn là, tác động tích cực trên nhiều phương diện của Hiệp định BTA. Năm 2000, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ mới chỉ là 451 triệu USD, đến năm 2010 đã lên tới gần 17,9 tỷ USD, gấp tới gần 40 lần. Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu 14,2 tỷ USD và NK hơn 3,7 tỷ USD, xuất siêu tới 10,45 tỷ USD. Đặc biệt, Việt Nam liên tục xuất siêu sang thị trường Hoa Kỳ. Nếu cộng dồn số liệu 6 năm từ 2005 đến 2010, Việt Nam đã XK khoảng 61,24 tỷ USD (chiếm tới từ 18,3-20,8% tổng kim ngạch XK hàng năm của cả nước), NK 12,90 tỷ USD (chỉ chiếm từ 2,2-4,4% tổng kim ngạch NK cả nước) và xuất siêu tới 48,34 tỷ USD, tính trung bình đạt khoảng 8,4 tỷ USD/năm.

Những năm gần đây, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam, kể cả trực tiếp và gián tiếp. Năm 2009 - 34 năm sau chiến tranh, đã có hơn 350 ngàn khách du lịch Hoa Kỳ tới VN, trong đó có không ít cựu quân nhân, những người Hoa Kỳ gốc Việt đã ra đi kể từ sau 30/4/1975.

Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, Hiệp định Thương mại BTA, đã góp phần giúp VN liên tục trong nhiều năm xuất siêu sang Hoa Kỳ - một “hiện tượng” đáng được ghi nhận. Điều mà không phải nhiều hiệp định đa phương, song phương khác cũng làm được. Ý nghĩa thực tiễn và bài học lớn nhất, phải chăng cần được rút ra từ đây...?

Bùi Anh Tâm

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường châu Mỹ

Tin mới nhất

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào 19 mặt hàng chính. Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 43,6 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay.
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị.
Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

8 tháng năm 2024, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hoa hồi Việt Nam, đạt 301 tấn, tăng mạnh 169% so với 8 tháng năm 2023.
Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 1.400 xe/ngày.
8 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng

8 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng

Sáng 10/9, Tổng cục Hải quan thông tin, trong 8 tháng năm 2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng.
Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 59 nghìn tấn cà phê Robusta

Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 59 nghìn tấn cà phê Robusta

Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê Robusta đạt 58.627 tấn, kim ngạch khoảng 285 triệu USD, cà phê nhân Arabica đạt 2.139 tấn, kim ngạch gần 10 triệu USD.
Hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp sang thị trường FTA

Hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp sang thị trường FTA

Sáng ngày 10/9, diễn ra chương trình Tập huấn “Hỗ trợ, hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp đi các thị trường Việt Nam ký kết FTA”.
Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Từ 9h ngày 10/9/2024, tất cả các phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn được điều tiết vào Khu phi thuế quan.
Lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia

Lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia

Chiều ngày 9/9, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp tổ chức lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia và xuất khẩu mận Australia sang Việt Nam.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Mỹ tăng mạnh 143%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Mỹ tăng mạnh 143%

8 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 163 tấn, tăng mạnh 143,3% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga

Động lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ tạo động lực thúc đẩy hợp tác và củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai nước.
Ngành Hải quan chỉ đạo công tác đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Ngành Hải quan chỉ đạo công tác đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, khẩn trưởng khắc phục các hậu quả, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra…
Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Mới đây, Cảng Gothenburg (Thụy Điển) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Sở Công Thương Hải Phòng và Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) về hợp tác logistics.
Những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng 2024

Những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng 2024

Mỹ, Trung quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 8 tháng năm 2024 với kim ngạch đạt 207,7 tỷ USD.
Xuất khẩu quế thu về 177 triệu USD trong 8 tháng

Xuất khẩu quế thu về 177 triệu USD trong 8 tháng

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu quế đã thu về 177 triệu USD.
Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024

Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024

8 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo thu về trên 3,8 tỷ USD. Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm nay.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thu về hơn 10 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thu về hơn 10 tỷ USD

Thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2024 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 10,24 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thời gian qua khi có mức tăng khá tốt.
Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá

Xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá

Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đạt 68,7 nghìn tấn, trị giá 268,4 triệu USD, giảm 1,8% về lượng, nhưng tăng 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản thu về gần 6,3 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024

Xuất khẩu thủy sản thu về gần 6,3 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024

8 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6%

Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6%

VPSA cho hay, tháng 8/2024, Brazil là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam, đạt 736 tấn, tăng 808,6% so với tháng trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động