Giá trị tài sản: 1,7 tỷ đô la Mỹ (tính đến tháng 9/2013).
CôngThương - 15 người dưới đây không chỉ vươn lên trở thành những người đứng đầu trong các ngành công nghiệp khác nhau mà còn nằm trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới.
Đúng là người giàu lại càng giàu hơn nhưng câu chuyện về những người nghèo trở thành tỷ phú là những minh chứng cho bài học: Nếu có quyết tâm, ý tưởng táo bạo cùng một chút may mắn thì bất cứ ai cũng có thể vượt qua hoàn cảnh và vươn tới thành công.
Kenny Troutt: Người sáng lập Excel Communications
Trout sinh ra trong một gia đình có cha là một nhân viên pha chế. Ông đã từng phải bán bảo hiểm nhân thọ để trang trải học phí khi còn là sinh viên trường Đại học Nam Illinois. Sau đó ông đã kiếm được rất nhiều tiền khi sáng lập ra Công ty điện thoại Excel Communications vào năm 1988 và niêm yết cổ phiếu vào năm 1996. Hai năm sau đó, công ty của Troutt sáp nhập với Công ty Teleglobe với thương vụ trị giá 3,5 tỷ đô la Mỹ.
Howard Schultz: Ông chủ Starbucks
Giá trị tài sản: 2 tỷ đô la Mỹ (tính đến tháng 9/2013).
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo lá cải Mirror của Anh, Schultz cho biết từ khi sinh ra và lớn lên ông luôn có cảm giác là mình đang sống ở ngoài lề xã hội. Ông biết có nhiều người có quyền thế, tiền bạc và hạnh phúc gia đình hơn ông nhưng có lẽ vì một lý do nào đó mà ông không biết tại sao lại như vậy và phải làm như thế nào để vượt qua được hàng rào đó và đạt được một cái gì đó mà mọi người cho là không thể. Bây giờ, ông đã biết mình ở đâu và phải làm như thế nào.
Schultz đã từng giành học bổng bóng đá của trường Đại học Bắc Michigan và làm việc cho công ty Xerox ngay sau khi tốt nghiệp. Một thời gian ngắn sau đó, ông tiếp quản một cửa hàng cà phê Starbucks, lúc đó Starbucks chỉ có 60 cửa hàng. Đến năm 1987, ông trở thành giám đốc điều hành của công ty Starbucks và phát triển thương hiệu lên 16. 000 cửa hàng trên toàn thế giới.
Nhà đầu tư Ken Langone
Giá trị tài sản: 2,1 tỷ đô la Mỹ (tính đến tháng 9/2013).
Langone đã từng phải làm rất nhiều công việc không ổn định khác nhau và cha mẹ của ông đã phải thế chấp nhà để ông có tiền đóng học phí tại trường Đại học Bucknell.
Vào năm 1968, Langone và Ross Perot đã cùng nhau cho ra mắt hệ thống Electronic Data Systems. Hai năm sau đó, ông hợp tác với Bernard Marcus để bắt đầu với Home Depot và cũng cho ra mắt vào 1981.
Oprah Winfrey: Phóng viên truyền hình người Mỹ gốc Phi đầu tiên
Giá trị tài sản: 2,9 tỷ đô la Mỹ (tính đến tháng 9/2013).
Winfrey sinh ra trong một gia đình nghèo tại Mississippi nhưng điều này không làm cô nhụt chí trong học tập. Cô đã từng giành được học bổng tại trường Đại học thuộc tiểu bang Tennessee và trở thành phóng viên truyền hình người Mỹ gốc châu Phi đầu tiên trong tiểu bang khi mới 19 tuổi.
Vào năm 1983, Winfrey chuyển đến thành phố Chicago để làm việc cho AM Talk Show, sau này được biết đến là The Oprah Winfrey Show.
Doanh nhân Shahid Khan
Giá trị tài sản: 2,8 tỷ đô la Mỹ (tính đến tháng 9/2013).
Khan là một trong số những người giàu nhất trên thế giới. Nhưng khi từ Pakistan chuyển đến Mỹ sống, ông đã từng phải rửa bát thuê khi còn là sinh viên trường Đại học Illinois.
Bây giờ Khan sở hữu Flex-N-Gate, một trong những công ty lớn nhất tại Mỹ, Jacksonville Jaguars của NFL và Liên minh Premier - câu lạc bộ bóng đá Fulharn.
Kirk Kerkorian: Ông chủ của Mega-resort
Giá trị tài sản: 3,9 đô la Mỹ (tính đến tháng 9/2013).
Nhập cư đến Mỹ, để giúp gia đình trang trải cuộc sống, Kerkorian đã phải bỏ học từ năm lớp 8 và sau đó trở thành một võ sỹ quyền Anh với biệt hiệu "súng trường tay phải Kerkorian".
Trong suốt chiến tranh thế giới thứ 2, Kerkorian hoạt động trong Không quân Hoàng gia Anh. Cuối cùng ông đã hướng niềm đam mê của mình sang xây dựng các khu nghỉ mát và khách sạn lớn nhất tại Las Vegas.
John Paul DeJoria: Sở hữu thương hiệu chăm sóc tóc danh tiếng
Giá trị tài sản: 4 triệu USD (tính đến tháng 9/2013).
Khi chưa đầy 10 tuổi, DeJoria là thế hệ trẻ đầu tiên của Mỹ bán thiệp Giáng sinh và bán báo để kiếm tiền. Trước khi tham gia vào quân đội, ông từng sống trong trại trẻ mồ côi và thậm chí hoạt động trong băng đảng.
Với khoản nợ 700 USD, DeJoria đã thành lập hệ thống Paul Mitchell Systems và gõ cửa từng nhà để bán dầu gội. Sau đó, ông thành lập công ty Patron Tequila và bây giờ đang tiếp tục đầu tư vào các ngành công nghiệp khác nhau.
Cha đẻ của thương hiệu thời trang Forever 21
Giá trị tài sản: 5 tỷ đô la Mỹ (tính đến tháng 9/2013).
Cặp vợ chồng Do Won Chang và Jin Sook thành lập nên thương hiệu thời trang Forever 21 một cách không hề dễ dàng. Sau khi từ Hàn Quốc chuyển đến sống tại Mỹ vào 1981, Do Won phải cùng một lúc làm 3 công việc để trang trải cuộc sống. Họ mở cửa hàng quần áo đầu tiên vào năm 1984.
Ngày nay Forever 21 là thương hiệu thời trang quốc tế phân phối tại 480 cửa hàng với mức doanh thu khoảng 3 tỷ USD mỗi năm.
Ralph Lauren
Giá trị tài sản: 7,7 tỷ USD (tính đến tháng 9/2013).
Lauren tốt nghiệp trung học tại Bronx, New York nhưng không học lên Đại học mà tham gia quân đội.
Khi còn là nhân viên bán hàng tại cửa hàng Brooks Brothers, Lauren đã từng đặt câu hỏi liệu rằng đàn ông có thích những mẫu cà vạt rộng hơn và sáng màu hơn không? Vào năm 1967 ông đã thực hiện giấc mơ của mình. Ông đã đạt được doanh thu 500 000 USD với thương hiệu của mình. Trong năm 2014, ông sẽ chính thức bắt đầu thương hiệu Polo.
Francois Pinault: Ông trùm thương hiệu thời trang cao cấp
Giá trị tài sản: 15 tỷ USD (tính đến tháng 3/2013).
Pinault là bộ mặt của tập đoàn thời trang nổi tiếng Kering (trước đây là PPR). Nhưng trong quá khứ, ông đã phải bỏ học vì bị bạn bè kỳ thị do nhà nghèo. Là một thương nhân, Pinault được biết đến với chiến thuật "kẻ săn mồi" bằng việc thâu tóm các công ty nhỏ với chi phí thấp khi thị trường suy yếu.
Sau đó ông thành lập tập đoàn thời trang PPR bao gồm các hãng thời trang cao cấp như Gucci, Stella McCartney, Alexander McQueen, và Yves Saint Laurent.
Leonardo Del Vecchio
Giá trị tài sản: 15,3 tỷ (tính đến tháng 3/2013).
Trong 5 đứa con Del Vecchio là đứa con duy nhất được đưa đến trại trẻ mồ côi vì người mẹ góa phụ của ông không thể nuôi ông được. Sau đó ông làm việc tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô và gọng kính.
Ở tuổi 23, ông mở cửa hàng kính của riêng mình và sau đó phát triển thành công ty sản xuất kính lớn nhất trên thế giới với các thương hiệu nổi tiếng như Ray-Ban and Oakley.
Thương nhân huyền thoại George Soros
Giá trị tài sản: 20 tỷ USD (tính đến tháng 9/2013).
Ở tuổi niên thiếu, Soros trở thành con trai đỡ đầu của một viên chức trong Bộ Nông nghiệp Hungary nhằm được an toàn khi phát xít Đức chiếm đóng Hungary. Năm 1947, ông chạy trốn để sống với người thân tại London. Sau đó, ông học trường Kinh tế London, làm bồi bàn và cửu vạn tại nhà ga.
Sau khi tốt nghiệp, trước khi làm việc tại ngân hàng ở thành phố New York, Soros làm việc tại cửa hàng đồ lưu niệm. Vào năm 1992, phiên đặt cược đồng bảng Anh đã giúp ông kiếm được 1 tỷ USD.
Ông trùm kinh doanh Li Ka-Shing
Giá trị tài sản: 31 tỷ USD (tính đến tháng 3/2013).
Ka-Shing rời Trung Quốc tới Hồng Kông vào những năm 1940. Cha ông mất khi ông mới 15 tuổi nên ông phải gánh vác mọi chuyện trong gia đình. Năm 1950, ông thành lập công ty riêng với tên Cheung Kong Industries lúc đầu chuyên sản xuất nhựa, sau đó mở rộng ra kinh doanh bất động sản.
Harold Simmons
Giá trị tài sản: 40 tỷ USD.
Nằm trong top những người giàu nhất thế giới, Harold Simmons từng sống trong túp lều không điện nước. Ông đã phấn đấu để được học tại trường Đại học bang Texas và nhận được bằng cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành kinh tế.
Mua một dây chuyền các cửa hàng thuốc và sau đó bán lại với doanh thu 50 triệu USD là thương vụ đầu tiên của ông. Ông tiếp tục trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mua lại công ty. Ông vừa qua đời ở tuổi 82.
Larry Ellison
Giá trị tài sản: 41 tỷ USD.
Là con trai của người mẹ độc thân tại Brookly, New York, bác và dì của Ellision đã nuôi ông tại thành phố Chicago. Sau khi dì của ông mất, ông bỏ học đại học giữa chừng và chuyển vào thành phố California làm thuê trong suốt 8 năm. Ông đã thành lập công ty phát triển phần mềm Oracle vào năm 1977 và ngày nay là một trong những công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới.