Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 19:27

3 lý do cản trở khi doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam

Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vừa nêu ra 3 lý do cản trở doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam.

Theo bà Delphine Rousselet – Giám đốc Điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), hiện EuroCham có hơn 1.300 thành viên đang hoạt động tại Việt Nam, cứ 3 tháng một lần, EuroCham lại nghiên cứu về Chỉ số môi trường kinh doanh, kết quả mới nhất được làm vào quý IV/2022 cho thấy, môi trường kinh doanh tại Việt Nam không được các doanh nghiệp châu Âu đánh giá khả quan như trước. Tuy nhiên, sự tin tưởng của nhà đầu tư châu Âu với môi trường đầu tư Việt Nam trong dài hạn vẫn rất tốt.

Có khoảng 30% doanh nghiệp EuroCham tham gia khảo sát đưa Việt Nam vào Top 5 môi trường ghi điểm đầu tư hấp dẫn nhất của họ

Cụ thể, 42% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát cho biết đang dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, tỷ lệ này tăng khoảng 30% so với khảo sát trước đó. Cùng với đó, có khoảng 30% doanh nghiệp EuroCham tham gia khảo sát đưa Việt Nam vào Top 5 môi trường ghi điểm đầu tư hấp dẫn nhất của họ, với 12% cho rằng Việt Nam là điểm đầu tư quốc tế hàng đầu của công ty họ.

Trong đó, lĩnh vực mà các doanh nghiệp châu Âu đang quan tâm khi đầu tư tại Việt Nam đó là phát triển xanh, phát triển bền vững. Đây không chỉ là lĩnh vực Chính phủ Việt Nam rất quan tâm thu hút đầu tư, mà còn là lĩnh vực doanh nghiệp EU rất có thế mạnh.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc Tập đoàn DEHEUS tại châu Á cũng nhận định, Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp châu Âu đang có kế hoạch tìm thêm địa điểm đầu tư, nhất là các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh, năng lượng tái tạo.

Bên cạnh những đánh giá tích cực về môi trường đầu tư, kinh doanh, bà Delphine Rousselet - Giám đốc Điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cũng chỉ ra 3 cản trở khiến doanh nghiệp châu Âu ngại đầu tư vào Việt Nam, bao gồm: Thứ nhất, thiếu rõ ràng trong các quy định về thời gian; thứ 2, thủ tục hành chính còn rườm rà; thứ 3, việc cấp visa với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn nhiều khó khăn.

Trong đó, thủ tục hành chính vẫn là vấn đề quan ngại nhất hiện nay, điều này cũng thể hiện trong kết quả khảo sát môi trường kinh doanh của EuroCham mới đây, khi có tới 68% doanh nghiệp châu Âu cho rằng, Việt Nam có thể tăng mức vốn đầu tư nước ngoài từ châu Âu bằng cách giảm bớt khó khăn về hành chính, 53% doanh nghiệp cho rằng cần cải thiện cơ sở hạ tầng. Theo đó, nếu Việt Nam có thể cải thiện tốt những vấn đề liên quan quan đến thủ tục hành chính thì sẽ thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tại báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài vừa công bố mới đây cũng đưa ra thông tin, 68,5% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đánh giá Việt Nam có thuận lợi hơn về địa điểm đầu tư so với các quốc gia khác mà doanh nghiệp cân nhắc đầu tư. Ví dụ như vấn đề về chi phí, chất lượng lao động, thuế và khả năng ứng phó của Chính phủ Việt Nam đối với các tình thế khẩn cấp được cho là tích cực hơn các quốc gia khác.

Nhiều doanh nghiệp châu Âu quan tâm đến lĩnh vực sản xuất xanh tại Việt Nam

Tuy nhiên, theo GS, TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn cho rằng vấn đề tham nhũng và hệ thống thủ tục hành chính, chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam không bằng quốc gia xuất xứ. Đặc biệt, việc tuân thủ các thủ tục thuế và thủ tục xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, phá sản doanh nghiệp vẫn là một rào cản, khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian để tuân thủ.

Cũng theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoại tương đối hài lòng với chất lượng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Tuy vậy, hạ tầng giao thông như cảng biển, cảng hàng không, đường sắt và đường bộ nói chung vẫn còn kém. Mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển công nghiệp cũng như đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, 100% doanh nghiệp phản hồi rằng, Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp và theo kịp với biến động của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong chiến lược thu hút doanh nghiệp FDI của các nước trên thế giới. Cùng với đó, cần thống nhất các quy định trước khi ban hành để tránh việc gây ra các quy định chồng chéo, dẫn đến khó khăn cho môi trường kinh doanh cạnh tranh thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.

Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2022, có 25 quốc gia thuộc EU 27 tham gia đầu tư vào Việt Nam, với tổng số 2.378 dự án với tổng giá trị vốn đăng ký là 27,59 tỷ USD.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG