Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 04:37

3 trụ cột của kinh tế tuần hoàn

Ngành công nghiệp tái chế ra đời được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng thải rác ra môi trường.

TS. Nguyễn Hoàng Nam - Trưởng bộ môn Kinh tế tuần hoàn (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) - cho rằng, để phát triển kinh tế tuần hoàn, cần 3 trụ cột đó là: Thể chế, kỹ thuật và nhận thức của người dân.

Phát triển công nghệ tái chế giúp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Ảnh: D.T

Phát triển ngành công nghiệp tái chế

Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam chiếm khoảng 8 - 12% chất thải rắn sinh hoạt, nhưng chỉ có khoảng 11 - 12% số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.

Ngành công nghiệp tái chế ra đời được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng thải rác ra môi trường. Đây còn là bước đột phá mở ra triển vọng mới cho ngành công nghiệp sạch, khi ở thời điểm hiện tại, các biện pháp để thay thế sản phẩm từ nhựa dùng một lần chưa thật sự khả quan và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Do đó, một trong những cách để giảm thiểu chất thải bao bì nhựa sử dụng một lần là chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

Chuyển từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là quá trình thay đổi tư duy và hành vi tiêu dùng. TS. Nguyễn Hoàng Nam cho rằng, cần lộ trình để hướng tới kinh tế tuần hoàn, xác định vai trò của các bên liên quan, đặt ra mục tiêu định hướng cho toàn quốc gia của chúng ta, không chỉ có doanh nghiệp. “Nhận thức của người dân tạo ra cầu, sẽ thúc đẩy cung” - TS. Nguyễn Hoàng Nam nhấn mạnh.

Nhiều tiềm năng phát triển tái chế nhựa

Tỷ lệ tái chế khoảng 10% đã gây ra áp lực rất lớn cho môi trường. Ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh (Hiệp hội Nhựa Việt Nam) - cho rằng, tái chế nhựa đang có nhiều tiềm năng để phát triển. “Nếu có chính sách thông minh cho ngành, thị trường ổn định sẽ tạo ra sự bền vững chứ không bấp bênh như hiện nay” - ông Vượng nói.

Ở Việt Nam, thách thức lớn nhất là thiếu hạ tầng và công nghệ. Việc thu gom, phân loại và xử lý nhựa đang gặp nhiều khó khăn do thiếu các trung tâm tái chế và thiếu công nghệ hiện đại. Điều này dẫn đến nhiều nhựa vẫn được đưa vào các bãi rác và đất trống, gây ô nhiễm môi trường và mất cơ hội tái chế.

Để giải quyết vấn đề này, ông Vượng cho rằng, cần đầu tư vào hạ tầng và công nghệ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào ngành tái chế nhựa. Việc tái chế nhựa ở nước ta phần lớn phụ thuộc vào thu mua đồng nát, phế liệu. Đây là nguồn đầu vào bấp bênh, rẻ và chất lượng rác cũng thấp. Đó là lý do chất lượng hạt nhựa khó cạnh tranh và ngành tái chế 40 năm của nước ta vẫn chưa phát triển. Ngoài ra, sự hỗ trợ và khuyến khích từ Chính phủ cũng là yếu tố quan trọng để phát triển ngành tái chế nhựa.

Theo ông Vượng, các nước trên thế giới đã thành công tái chế nhựa và Việt Nam có thể học hỏi từ những mô hình này. Ví dụ, Đức đã đạt được tỷ lệ tái chế nhựa lên đến 56% nhờ vào việc áp dụng các chính sách khuyến khích và đầu tư vào công nghệ tái chế. Trong khi đó, Nhật Bản đã phát triển hệ thống thu gom và tái chế nhựa hiệu quả, giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa và tạo ra nguồn nguyên liệu tái chế cho các ngành công nghiệp khác. Tiến sĩ Michael Parsons - Cố vấn chính sách Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho rằng, nhựa sẽ không còn là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường nếu chúng ta biết cách sử dụng nó không phải một lần mà nhiều lần. “Chúng ta muốn kết thúc việc vứt bỏ. Những cái chúng ta bỏ đi chỉ đơn giản là ta chưa tìm được cách sử dụng nó. Ta hoàn toàn có thể tái sử dụng chúng, đặc biệt là nhựa. Thực ra, nhựa có giá trị rất cao, bền, mang lại nguồn lợi cho xã hội” - Tiến sĩ Michael Parsons cho biết.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

Tin cùng chuyên mục

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay tại Bình Định

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Chiến thắng Bình Giã góp phần làm phá sản chiến lược ‘chiến tranh đặc biệt’

Từ năm 2024, bổ sung thêm 2 nhóm giải mới vào Giải Báo chí quốc gia

Phát động giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể