Cụ thể, theo Shopee ghi nhận, 4 xu hướng chính trong ngành hàng thực phẩm và bách hóa tại thị trường Việt Nam gồm: Thứ nhất - Người tiêu dùng “ưu tiên kênh trực tuyến” khi mua sắm các mặt hàng thực phẩm. Và Shopee ghi nhận con số người dùng thường xuyên mua sắm các sản phẩm thực phẩm đã tăng 3,5 lần so với trước. Điều này minh chứng người tiêu dùng dần dịch chuyển mua sắm trực tuyến các sản phẩm thực phẩm và bách hóa nhằm tận hưởng sự tiện lợi của thương mại điện tử.
Mua sắm thực phẩm trực tuyến phổ biến hơn từ khi dịch xảy ra |
Thứ hai - Nhu cầu mua sắm thực phẩm và các sản phẩm bách hóa tăng mạnh trong giai đoạn Covid-19. Theo đó, để thay đổi nhịp sống để thích nghi với nhiều chuyển đổi trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19, người dùng đã bắt đầu mua sắm đa dạng các mặt hàng thực phẩm thông qua kênh trực tuyến. Nổi bật là nhóm sản phẩm bánh kẹo và thực phẩm nấu ăn tại nhà đã tăng gấp 3 lần trong tháng 3/2020, còn trong tháng 4/2020 thì nhu cầu về các loại sản phẩm làm từ sữa đã tăng 7 lần trên Shopee.
Xu hướng thứ ba là người tiêu dùng tại khu vực nông thôn và nam giới tích cực mua sắm trực tuyến. Cụ thể, người tiêu dùng ở các khu vực ngoài TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng bắt đầu lựa chọn thương mại điện tử là kênh mua sắm chủ đạo các mặt hàng thực phẩm, bách hóa vì người dùng hạn chế mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng. Đáng chú ý, hoạt động mua sắm thực phẩm của người dùng nam giới tăng gấp 4 lần so với năm 2019.
Xu hướng thứ tư là các thương hiệu và nhà bán hàng đẩy mạnh tương tác số hóa với Shopee, sử dụng những công cụ hỗ trợ mới để kinh doanh thực phẩm trực tuyến. Theo đó, thông qua Shopee, các thương hiệu và nhà bán hàng đang dần thích nghi với môi trường “ưu tiên kênh trực tuyến”. Họ giới thiệu các mặt hàng thực phẩm đa dạng và tận dụng các công cụ mới để bán hàng trực tuyến như Shopee Live…
Theo Shopee, với những xu hướng trên, các nhà bán hàng cùng các thương hiệu đã nhanh chóng thích nghi với giai đoạn bình thường mới khi cung cấp đa dạng danh mục sản phẩm thực phẩm, đồng thời sử dụng tính năng livestream (phát trực tiếp) nhằm thu hút người dùng bởi chất lượng sản phẩm.