Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 04:27

5 nhóm giải pháp đảm bảo cung ứng điện từ nay đến hết năm 2024

Nhằm đảm báo cấp điện từ nay đến hết năm 2024, Bộ Công Thương sẽ triển khai 5 nhóm giải pháp trọng tâm.

Kết quả tích cực

Tại cuộc họp ngày 23/5 liên quan đến các phương án bảo đảm cung ứng điện trong thời kỳ cao điểm năm 2024, 2025 và các năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, phục hồi sản xuất kinh doanh trong quý I và tháng 4, 5 năm 2024 với chuyển biến tích cực của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, địa phương kéo theo nhu cầu điện năng tăng cao. Theo dự báo, nhu cầu điện cả năm tăng khoảng 9%, nhưng mấy tháng vừa qua đã tăng 13%, nhu cầu điện miền Bắc lúc cao điểm tăng tới 17% so cùng kỳ.

Báo cáo cập nhật của Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho thấy, tính từ đầu năm đến ngày 19/5, phụ tải quốc gia tăng trưởng khoảng 11,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, miền Bắc tăng 11,5%, miền Trung 9,6%, miền Nam 11,7%.

Ước tính, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn quốc 5 tháng đạt 124,2 tỷ kWh, tăng 12,1% so với cùng kỳ 2023. Điện thương phẩm 5 tháng ước đạt 110,24 tỷ kWh, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Mặc dù tăng trưởng điện vẫn duy trì ở mức cao, tình hình thủy văn không thuận lợi, các nguồn nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than khu vực miền Bắc đã được huy động cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao hơn so với dự báo. Kết hợp với giải pháp tăng cường truyền tải điện từ miền Nam, miền Trung ra miền Bắc, tình hình cung ứng điện toàn hệ thống trong các tháng đầu năm 2024 đã được thực hiện tốt, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước, đặc biệt là các dịp nghỉ lễ, Tết.

"Đến thời điểm này, nhờ rút kinh nghiệm của năm 2023, các cơ quan đã điều hành tốt hơn, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu điện, nhất là vượt qua được thử thách trong tháng 4 nóng nhất trong lịch sử vừa qua" - Thủ tướng đánh giá và cho rằng, dù đã đạt được kết quả tích cực song cần phải nỗ lực hơn nữa, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, dự báo sát tình hình, chuẩn bị phương án cao nhất, sẵn sàng với khả năng xấu nhất có thể xảy ra để bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thời gian tới.

Triển khai 5 nhóm giải pháp

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện được dự báo tăng cao trong các tháng còn lại của năm 2024, ngày 19/4/2024, trên cơ sở tính toán cập nhật và đề nghị của EVN, Bộ đã ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch cung ứng điện tháng cao điểm mùa khô, cũng như cho cả năm 2024. Đây là điểm mới trong công tác điều hành cung ứng điện và vận hành hệ thống điện quốc gia, đảm bảo tính linh hoạt, bám sát thực tiễn nhằm chủ động trong mọi tình hình.

Theo tính toán cập nhật, việc cung ứng điện cơ bản sẽ được đảm bảo trong thời gian còn lại của năm 2024. Tuy nhiên, đối với khu vực miền Bắc, do mức dự phòng công suất, điện năng thời điểm cuối mùa khô (cuối tháng 6) thường ở mức thấp nên có nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh tại một số thời điểm nếu xảy ra sự cố nhiều tổ máy phát lớn hoặc nhu cầu phụ tải tăng cao bất thường.

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ thường xuyên giám sát việc cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu), tình hình vận hành các nguồn điện, yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện cho năm 2024, đặc biệt là giai đoạn cao điểm mùa khô với mục tiêu cao nhất không để thiếu điện.

Tại thời điểm này, với sự chuẩn bị sẵn sàng các phương án cấp điện từ nay đến cuối năm 2024, về cơ bản hệ thống điện quốc gia sẽ đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân nếu như không có những diễn biến cực đoan, nằm ngoài kiểm soát.

Về cơ bản, năm 2024 hệ thống điện đáp ứng được nhu cầu phụ tải

Về ngắn hạn, Bộ Công Thương sẽ tập trung 5 nhóm giải pháp gồm: Thứ nhất, tập trung đảm bảo đầy đủ nhiên liệu sơ cấp (than, khí) cho sản xuất điện. Đối với công tác này, ngay từ cuối năm 2023 đến nay, Bộ đã tổ chức nhiều cuộc họp cũng như có các văn bản chỉ đạo các Tập đoàn năng lượng như Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tổng công ty Đông Bắc tăng cường các giải pháp sản xuất, đảm bảo nhiên liệu cho điện. Các nhà máy nhiệt điện cũng chủ động các phương án nhiên liệu cho sản xuất.

Thứ hai, các nhà máy phát điện có kế hoạch bảo dưỡng, duy tu hợp lý, khắc phục kịp thời sự cố các tổ máy để có thể phát tối đa công suất;

Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình trọng điểm (về nguồn và lưới truyền tải); tháo gỡ khó khăn, huy động tối đa các sản lượng năng lượng tái tạo hiện có.

Thứ tư, Bộ sẽ hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phát triển các nguồn điện mới, huy động hiệu quả các nguồn điện như cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA); cơ chế phát triển điện gió ngoài khơi, điện khí, mua điện từ Lào,…

Thứ năm, đẩy mạnh các chương trình sử dụng điện năng lượng tiết kiệm hiệu quả; chương trình tiết kiệm điện theo Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng.

Về dài hạn, cần tập trung triển khai 4 nhóm giải pháp như: Tập trung triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; khẩn trương sửa đổi, bổ sung ban hành cơ chế, chính sách liên quan tới giá của các loại hình điện năng, tích cực triển khai chỉ đạo của Chính phủ về phát triển thị trường điện cạnh tranh (Luật Điện lực và Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/202013); sửa đổi Luật Điện lực (có chương về năng lượng tái tạo); hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển hạ tầng, công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nói chung, ngành điện nói riêng.

Để đảm bảo cấp điện năm 2024 và các năm tiếp theo, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đa dạng hóa các nguồn điện, kể cả nhập khẩu, nhưng tận dụng tối đa khả năng trong nước; điều phối thật tốt, phù hợp, hiệu quả các nguồn, gồm nhiệt điện, thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối… các nhà máy điện phải tính toán thời điểm bảo dưỡng, bảo trì thích hợp, không dừng hoạt động cùng lúc các nhà máy.

Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm điện

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh