Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 23/11/2024 23:10

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện và khử phát thải cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam cần tập trung vào 5 trụ cột.

Báo cáo Việt Nam: Đề xuất cho lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 22/11 đã đưa ra lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu của Việt Nam.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, 50% phương tiện đô thị và toàn bộ xe buýt, taxi sẽ chạy điện, đến 2050 là chuyển đổi hoàn toàn các phương tiện giao thông đường bộ sang chạy bằng điện hoặc năng lượng xanh. Quá trình chuyển đổi này sẽ giảm 5,3 triệu tấn phát thải CO2 (tương đương 8% chỉ tiêu giảm phát thải của Việt Nam) vào năm 2030 và 226 triệu tấn (tương đương 60% chỉ tiêu) vào năm 2050.

Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình chuyển đổi sang xe điện và khử phát thải cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam cần tập trung vào 5 trụ cột. Ảnh: ST

Cụ thể, báo cáo của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình chuyển đổi sang xe điện và khử phát thải cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam cần tập trung vào 5 trụ cột, bao gồm: Sản xuất xe điện; kích cầu tiêu dùng; phát triển hạ tầng sạc; đảm bảo nguồn cung điện; và đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia /chu-de/ngan-hang-the-gioi.topic tại Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào cho biết: “Chuyển đổi sang giao thông xanh với xe điện là một thách thức lớn, nhưng cam kết của Việt Nam là bước khởi đầu quan trọng. Để thành công, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, nhà đầu tư tư nhân và người dân trong việc định hình lại thị trường xe, cách thức di chuyển và sử dụng năng lượng.”

Đến năm 2035, xe hai bánh vẫn là phương tiện đi lại chính của người dân Việt Nam và sẽ dẫn đầu xu hướng chuyển đổi sang xe điện. Để thúc đẩy quá trình này, cần triển khai nhiều chính sách như: Hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng, hoàn thiện tiêu chuẩn an toàn và quy trình kiểm định, khuyến khích sản xuất xe máy điện có công suất lớn và phạm vi hoạt động rộng, đồng thời từng bước hạn chế xe máy xăng. Với những giải pháp này, thị phần xe hai bánh chạy điện có thể tăng từ 12% hiện nay lên 75% vào năm 2035.

Sau năm 2035, ô tô cá nhân sẽ trở thành phương tiện đi lại phổ biến tại Việt Nam. Nếu hệ thống trạm sạc được phát triển đầy đủ, xe điện có thể là lựa chọn hàng đầu của những người mua ô tô lần đầu. Để đạt được các mục tiêu đề ra, dự kiến xe điện sẽ chiếm 93% doanh số bán ô tô trong giai đoạn 2036-2050.

Việc chuyển đổi sang xe điện đặc biệt quan trọng đối với phương tiện công cộng và thương mại. Mặc dù xe buýt và xe tải chỉ chiếm 2% tổng số phương tiện đăng ký, nhưng lại thải ra tới 65% lượng khí thải. Để thúc đẩy xe buýt điện, cần những chính sách mạnh mẽ nhằm tăng lượng hành khách, cập nhật tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo tính khả thi về tài chính. Đối với xe tải, việc phát triển xe điện dưới 5 tấn là giải pháp đầy triển vọng. Riêng với xe tải hạng nặng, cần nâng cao tiêu chuẩn nhiên liệu và khuyến khích chuyển đổi vận chuyển hàng hóa sang đường sắt, đường thủy để giảm khí thải.

Từ nay đến năm 2030, nhu cầu sạc xe điện sẽ chưa tạo áp lực lớn lên ngành điện Việt Nam, nhưng sẽ tăng mạnh sau đó. Đến năm 2035, để đáp ứng nhu cầu sạc, ngành điện cần tăng sản lượng thêm 5% và nâng công suất mạng lưới thêm 4%. Đến năm 2050, con số này sẽ lần lượt là 30% và 15% nếu muốn đạt được mục tiêu phát triển xe điện. Để đáp ứng những nhu cầu trên, ngoài vốn thực hiện Quy hoạch điện VIII, Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam cần đầu tư thêm cho ngành điện 9 tỷ USD đến năm 2030 và 14 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2031-2050.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải” thông qua Quyết định 876/QĐ-TTg. Theo Ngân hàng Thế giới, Quyết định quan trọng này là chính sách đầu tiên của Việt Nam có mục tiêu cụ thể là giảm khoảng 7,2% phần đóng góp của ngành giao thông vận tải vào tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn nền kinh tế. Đây là bước tiến quan trọng để Việt Nam đạt được Mức đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) theo Thỏa thuận Paris và mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Xe điện

Tin cùng chuyên mục

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững