Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

6 trọng tâm để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Để đạt được mục tiêu đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao như mục tiêu đưa ra tại Đại hội XIII của Đảng, tới đây, Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ, sâu rộng để chuyển đổi thực chất sang nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn.

Trong khuôn khổ Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tài trợ, sáng 28/3, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”.

Từng bước hình thành cơ chế thị trường

Điểm lại những kết quả tích cực mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được sau hơn 35 năm (1986-2022) đổi mới, bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thông tin:

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường: Cần có những cải cách sâu rộng, mạnh mẽ
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến

Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành và phát triển ở Việt Nam. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội đã được điều chỉnh phù hợp hơn. Các yếu tố nền tảng cho sự vận hành của cơ chế thị trường đã hình thành và ngày càng thể hiện rõ, quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp được đảm bảo.

“Môi trường kinh doanh được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh và làm giàu chính đáng. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Việt Nam từ một nước nghèo, kém phát triển đã trở thành nước đang phát triển và tham gia nhóm nước có thu nhập trung bình thấp từ năm 2008; từ nước nhập siêu đã trở thành nước xuất siêu” - bà Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.

Trình bày một số kết quả nghiên cứu về “Hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường ở Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Luyến - đại diện Nhóm nghiên cứu của CIEM - cho rằng: Tư duy, nhận thức về kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường định hướng ngày càng hoàn thiện hơn, xác định rõ hơn mối quan hệ Nhà nước, thị trường và xã hội.

Cùng với đó, hệ thống pháp luật kinh tế liên tục được hoàn thiện phù hợp với quá trình hoàn thiện mô hình nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế. Các yếu tố nền tảng của một nền kinh tế thị trường đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện, bộ máy quản lý Nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện minh bạch…

Dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng nghiên cứu của CIEM cũng cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp, tương tác giữa Nhà nước, thị trường và xã hội còn bất cập, đặc biệt giữa Nhà nước và thị trường.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường: Cần có những cải cách sâu rộng, mạnh mẽ
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường sẽ tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp phát triển

Nhà nước còn làm thay nhiều việc của thị trường, trong khi chưa thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt chức năng tạo lập và thực thi hiệu quả khung pháp luật. Hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước cải thiện nhưng không đáng kể, chưa đáp ứng yêu cầu, cải thiện môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại và thiếu đồng bộ.

Báo cáo của CIEM cũng chỉ rõ, các loại thị trường đã hình thành nhưng chậm phát triển, đặc biệt thị trường đất đai. Các chủ thể thị trường, đặc biệt kinh tế tư nhân, phát triển nhưng thiên về số lượng, chất lượng phát triển còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, chất lượng tăng trưởng cải thiện chậm và có xu hướng phụ thuộc ngày càng lớn vào khu vực FDI.

Đổi mới tư duy để tận dụng tốt hơn cơ hội

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình – Giám đốc Điều hành Eonomica Việt Nam – nhận định: Tại Việt Nam, tư tưởng trông chờ của khu vực doanh nghiệp vào Nhà nước vẫn rất lớn, khác với các doanh nghiệp ở nền kinh tế thị trường đã phát triển. Họ cũng trông chờ Nhà nước, nhưng hiếm khi yêu cầu được “giải cứu”, nhưng ở Việt Nam, sự trông chờ đó đã tạo sức ép để Nhà nước can thiệp, sự can thiệp đó nếu hợp lý và có liều lượng vừa phải thì tốt, còn nếu thái quá sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc hoạt động của thị trường.

Do đó, để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, ông Lê Duy Bình cho rằng, bên cạnh cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần đổi mới tư duy, theo đó, doanh nghiệp Nhà nước, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những “cú sốc” của thị trường, của nền kinh tế thay vì đòi hỏi được “giải cứu” từ phía Nhà nước.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), việc vận hành nền kinh tế theo nguyên tắc thị trường cần đòi hỏi ở cấp độ cao hơn. Điều này không chỉ tạo điều kiện để doanh nghiệp đứng vững, giảm rủi ro trước những biến động của thị trường thế giới, mà còn giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực doanh nghiệp và nền kinh tế.

Đặc biệt hơn, Đại hội XIII của Đảng đề ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập tự chủ trên cơ sở khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quản hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế… phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo đó, để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nghiên cứu của CIEM cho rằng, thời gian tới, Việt Nam cần tập trung vào 6 nội dung chính, bao gồm: Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tư duy và hình thành rõ hơn về mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam, làm rõ các nội hàm cốt yếu và mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ 2, tập trung giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Thứ 3, tập trung cải cách sở hữu và phát triển lực lượng sản xuất, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Thứ 4, tập trung phát triển các thị trường nhân tố sản xuất để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực. Thứ 5, đảm bảo cạnh tranh công bằng, và có trật tư. Thứ 6, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội và môi trường sinh thái.

Còn theo bà Trần Thị Hồng Minh, để hoàn thiện kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới và hội nhập kinh tế quốc tế, “tới đây, Việt Nam phải có những cải cách mạnh mẽ, sâu rộng để chuyển đổi thực chất sang nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn, có trách nhiệm xã hội và môi trường”.

Nghiên cứu của CIEM chỉ rõ: Kinh tế thị trường là con đường đi đến thịnh vượng mà các quốc gia thành công đã trải qua khi tận dụng được các ưu thế của kinh tế thị trường. Xây dựng và hoàn thiện mô hình nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam không phải là tạo ra một mô hình kinh tế thị trường hoàn toàn mới, mà là sử dụng các ưu thế của kinh tế thị trường như một công cụ để phát triển.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Ngày thẻ Việt Nam 2024 với sự

Ngày thẻ Việt Nam 2024 với sự 'lên ngôi' của Ngân hàng mở

Đằng sau lô trái phiếu ‘ba không’ gần 900 tỷ đồng của Công ty Nhiệt điện Thăng Long

Đằng sau lô trái phiếu ‘ba không’ gần 900 tỷ đồng của Công ty Nhiệt điện Thăng Long

Biến động nhân sự tại An Phát Holdings: Thêm lãnh đạo xin nghỉ sau Chủ tịch Phạm Ánh Dương

Biến động nhân sự tại An Phát Holdings: Thêm lãnh đạo xin nghỉ sau Chủ tịch Phạm Ánh Dương

Dư nợ tín dụng xanh chiếm tỷ trọng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế

Dư nợ tín dụng xanh chiếm tỷ trọng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế

Lãi suất ổn định hỗ trợ tiền Đồng tiếp tục tăng giá

Lãi suất ổn định hỗ trợ tiền Đồng tiếp tục tăng giá

3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại

3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

PVcomBank giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ tại sự kiện GRECO 2024

PVcomBank giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ tại sự kiện GRECO 2024

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững

BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững

Vinh danh những doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024

Vinh danh những doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024

Xây dựng kết cấu hạ tầng quốc gia: Nhìn từ đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân

Xây dựng kết cấu hạ tầng quốc gia: Nhìn từ đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

Xem thêm