Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 22:49

7 nhóm giải pháp tạo đột phá để thu hút khách du lịch trong năm 2024

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Con số này là một thách thức.

Mục tiêu của ngành du lịch hiện nay là đưa các chỉ số bằng trước Covid-19. Riêng năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Con số này được cho là một thách thức cần đột phá. Để đạt mục tiêu trên, tại tọa đàm "Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 12/3, các nhà quản lý đã cùng trao đổi và đưa ra những giải pháp cần thực hiện trong năm 2024 cho ngành du lịch.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia- cho biết, ngành du lịch có 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nhất là đang hoàn tất quy hoạch du lịch 2025-2030 tầm nhìn 2045 và đang chờ Thủ tướng phê duyệt. Khi quy hoạch ban hành ngành du lịch xác định hướng đi đễ tổ chức thực hiện.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia

Nhiệm vụ thứ hai, theo ông Nguyễn Trùng Khánh là tổ chức các hoạt động liên kết - phát triển điểm đến xanh - bền vững, lấy trải nghiệm của du khách làm trọng tâm.

Nhóm nhiệm vụ thứ ba là đề xuất nội dung, thay đổi phương thức xúc tiến thương mại dựa trên các phân khúc: Du lịch cộng đồng, chăm sóc sức khỏe, nông thôn, MICE (du lịch kết hợp hội nghị), golf, du lịch đường sắt. Ngoài ra sẽ thành lập văn phòng xúc tiến thương mại du lịch ở nước ngoài bởi đây là điểm yếu của Việt Nam so với các nước. Theo kế hoạch, trước tiên sẽ mở văn phòng xúc tiến thương mại du lịch tại Viêng Chăn (Lào).

Nhóm nhiệm vụ thứ tư là phát triển sản phẩm du lịch dựa trên các lợi thế tiềm năng để thu hút khách trong và ngoài nước cũng như tăng tỉ lệ khách quay lại. Quan trọng là sản phẩm phù hợp giữ chân du khách.

Thứ năm là nghiên cứu đề xuất để tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương, doanh nghiệp du lịch, nhất là các vấn đề liên quan đến đầu tư, thuế.

Giải pháp thứ sáu, ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết, đơn vị sẽ phối hợp địa phương quản lý điểm đến bảo đảm an toàn cho du khách.

Cuối cùng, nhóm giải pháp thứ bảy là thực hiện tăng cường chuyển đổi số, phát triển cơ sở dữ liệu để phát triển du lịch.

Về phía các sở ngành địa phương ở những nơi phát triển du lịch sôi động cũng đều có những “kế sách” nhằm góp sức cùng ngành du lịch đạt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa.

Trong đó, với TP. Hồ Chí Minh, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh- cho hay: Sau Covid-19, ngành du lịch thành phố định hướng chú trọng về đóng góp của doanh thu, không quá chú trọng vào lượng khách nhất là trong bối cảnh khách quốc tế chưa ổn định ở các thị trường khác nhau.

“Hiện tại, ngành du lịch thành phố nhận thấy công tác truyền thông quảng bá ở nước ngoài rất tốt. Đặc biệt chính sách visa mới đã tạo được hiệu ứng rất mạnh. Sở Du lịch thành phố đã tận dụng truyền thông, đồng thời đẩy mạnh quảng bá các điểm đến trước khi chính sách được đưa ra nên hiệu quả đạt được rất đáng khích lệ”- ông Hòa cho biết.

Chia sẻ kinh nghiệm thu hút du khách của ngành du lịch thành phố, ông Hòa nêu 3 vấn đề gồm: Nguồn nhân lực, công tác quảng bá và công tác truyền thông. Trong đó, về nguồn nhân lực, thành phố cố gắng hỗ trợ tăng nhận thức trong công tác quản lý. “Hai năm nay, thành phố đẩy mỗi quận/huyện 1 sản phẩm đặc trưng và cán bộ phụ trách cũng nhận thức rõ vai trò của du lịch. Trước đây, mỗi quận/huyện chỉ có 1 cán bộ phụ trách du lịch nay đã có tổ công tác về du lịch. Nhờ đó, các doanh nghiệp du lịch được hưởng lợi nhiều”- ông Hòa nói.

Về công tác quảng bá, ngành du lịch thành phố tạo điều kiện tốt nhất, cũng như tạo cầu nối để kết nối các doanh nghiệp với nhau. Cụ thể như tổ chức rất nhiều sự kiện du lịch xã hội hóa để doanh nghiệp quảng bá, kết nối.

Cuối cùng, về công tác truyền thông, theo ông Hòa, cơ quan truyền thông đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác quảng bá du lịch cho thành phố. Thậm chí có nhiều vấn đề cơ quan quản lý chưa nghĩ đến nhưng báo chí đã đặt ra, giúp thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tốt hơn.

Với Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội thông tin, Sở Du lịch Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch trong năm 2024, với nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó ưu tiên tập trung vào một số nhóm giải pháp đột phá.

Trong đó, về công tác điều hành, quản lý chiến lược về hoạt động du lịch, Sở Du lịch Hà Nội đã tham mưu với Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Kết luận riêng về phát triển Du lịch Thủ đô trong tình hình mới giai đoạn 2024-2025, với các nhóm chính sách đột phá, cụ thể phát triển du lịch Thủ đô toàn diện về mọi mặt trong thời gian tới.

Sở cũng chủ động nghiên cứu, tham mưu, trình HĐND Thành phố một số cơ chế, chính sách đặc thù về hỗ trợ phát triển điểm đến du lịch, mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm này trên địa bàn Thủ đô

“Chúng tôi cũng phối hợp với các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế tổ chức điều tra, khảo sát nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê, cơ sở dữ liệu ngành du lịch Thủ đô. Qua đó, xây dựng được các chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu mới của du khách”- ông Minh nói.

Liên quan đến công tác phát triển sản phẩm du lịch mới, theo ông Minh, ngành du lịch Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực xây dựng các nhóm sản phẩm du lịch mới, thực sự đặc sắc và hấp dẫn. Ngoài ra Hà Nội cũng sẽ xây dựng 1 đề án tổng thể, chuyên nghiệp về tuyên truyền quảng bá thành phố Hà Nội trên các kênh truyền thông, truyền hình quốc tế mang tính chiến lược như: CNN, CNBC, TikTok...

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: khách du lịch

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai