Theo đó, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 75.264 vụ việc vi phạm (giảm 12% so với cùng kỳ năm 2019), thu nộp NSNN 11.291 tỷ 708 triệu đồng (tăng 83% so với cùng kỳ), khởi tố 1.128 vụ (giảm 14% so với cùng kỳ), khởi tố 1.346 đối tượng (giảm 13% so với cùng kỳ).
Cụ thể, Tổng cục Hải quan đã phát hiện, xử lý 9.619 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 1.453 tỷ 105 triệu đồng; khởi tố 18 vụ; chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố 32 vụ. Tổng cục Thuế đã phát hiện, xử lý 21.863 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 9.544 tỷ 603 triệu đồng.
Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, cảnh sát biển xây dựng nhiều kế hoạch, chuyên đề, nhằm tăng cường công tác kiểm soát tuyến biên giới đường bộ, đường biển.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một số cơ sở kinh doanh giày dép trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh |
Kết quả, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã phát hiện, xử lý 1.078 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 22 tỷ 309 triệu đồng; khởi tố 279 vụ, 328 đối tượng; Cảnh sát biển đã phát hiện, xử lý 161 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 52 tỷ 126 triệu đồng; khởi tố 63 vụ.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm nóng về kinh doanh hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thị trường nội địa. Kết quả, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 33.154 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 145 tỷ 400 triệu đồng.
Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải... cũng đã tích cực chỉ đạo các cơ quan Thanh tra chuyên ngành xây dựng và triển khai có hiệu quả các Kế hoạch của BCĐ 389 Quốc gia. Kết quả, các cơ quan Thanh tra chuyên ngành đã phát hiện, xử lý 134 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước 5 tỷ 774 triệu đồng.
Kết quả trên đã góp phần ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc vào thị trường trong nước, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và uy tín của doanh nghiệp.