Đó là các dự án: Touat dự kiến đi vào hoạt động tháng 3/2017 với sản lượng 12,8 triệu m3 mỗi ngày, Timimoun hoạt động tháng 3/2017 công suất 4,6 triệu m3/ngày và Reggan khai thác vào tháng 6/2017 với sản lượng 8 triệu m3/ngày.
Ngoài ra, Tập đoàn dầu khí Sonatrach của Algeria đã thông báo phát hiện tiềm năng khí tự nhiên khổng lồ xung quanh các mỏ Akabli và Tidikelt, chưa kể dự án Alrar ở phía Đông cũng sẽ cung cấp gas và dầu lửa. Với sản lượng 9 tỷ m3 khí/năm, khu liên hiệp gas Tiguentourine tại tỉnh In Amenas đã hoạt động hết công suất lần đầu tiên kể từ sau vụ tấn công khủng bố tháng 1/2013.
Sonatrach cũng đã tiến hành các hoạt động quy mô lớn tại Hassi R’mel nhằm tăng sản lượng. Nhìn chung, sản xuất gas của Algeria đã gặp khó khăn trong những năm vừa qua trong việc tăng sản lượng gas thô và gas tự nhiên do giảm đầu tư nước ngoài. Theo kế hoạch, Sonatrach phải đạt công suất 141,3 tỷ m3 năm 2017, 143,9 tỷ m3 năm 2018, 150 tỷ m3 năm 2019 và 165 tỷ m3 năm 2020.
Năm nay, xuất khẩu khí tự nhiên sang châu Âu trong đó Algeria là nhà cung cấp lớn thứ ba sau Nga và Na Uy sẽ lên tới 50 tỷ m3, tăng 15% so với năm 2015.
Algeria được xem là một đối tác đương nhiên đối với EU khi liên minh này đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào Nga, nước hiện cung cấp gas số 1 cho châu Âu trong bối cảnh nổ ra cuộc khủng hoảng tại Ucraina.