Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 18:22

Algeria nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu, cơ hội cho hàng Việt Nam

Sau 2 năm kéo dài lệnh hạn chế nhập khẩu, quyết định nới lỏng của Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đang mở ra những cơ hội mới cho các nhà nhập khẩu.

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Algeria, ngày 11/10/2023, ông Mohamed Hassani - Chủ tịch Diễn đàn xuất nhập khẩu của Algeria - cho biết, nhiều doanh nghiệp tại nước này đã nhận được giấy phép nhập khẩu nhiều mặt hàng, điều này giúp giảm áp lực và tái lập sự cân bằng cung cầu trên thị trường nội địa.

Cách đây hai năm, Chính phủ Algeria đã ban hành chính sách hạn chế nhiều mặt hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ dự trữ ngoại tệ và khuyến khích sản xuất trong nước. Tuy nhiên, chính sách này đã ảnh hưởng đến các hộ gia đình, gây thiếu hụt nhiều loại hàng hóa và giá cả leo thang.

Algeria nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu, cơ hội cho hàng hóa Việt Nam

Quyết định nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu hứa hẹn thổi một luồng sinh khí mới cho môi trường kinh tế của Algeria, góp phần mở cửa cho doanh nghiệp nhập khẩu tất cả các mặt hàng còn ít hiện diện hoặc chưa có mặt trên thị trường Algeria”, Thương vụ Việt Nam tại Algeria nhận định và cho biết, Algeria sẽ cần nhiều hơn những sản phẩm như: Linh kiện phụ tùng ô tô, thuốc tân dược, chuối quả, dụng cụ làm bếp, đồ kim khí, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, đồ gỗ, bát đũa...

Cũng theo Thương vụ, động thái này đã được đưa ra dựa trên những kết luận của cuộc điều tra kinh tế do Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu tiến hành trong vòng 3 tháng. Kết quả cho thấy cần phải đẩy nhanh việc cấp giấy phép nhập khẩu cho các doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí để nhanh chóng đưa các sản phẩm còn thiếu vào thị trường Algeria.

Nhân dịp này, một số doanh nghiệp nhập khẩu ở Algeria đã xin kéo dài thời gian hiệu lực của giấy phép này thêm 3 tháng để có thể ký kết đơn hàng, bảo đảm nguồn cung các sản phẩm chủ yếu trong những tháng tới.

Các doanh nghiệp cũng nhấn mạnh việc nhập khẩu trực tiếp hàng tiêu dùng sẽ bảo đảm chất lượng và tính đa dạng sản phẩm cho người dân, đồng thời mang lại thu nhập cho Nhà nước qua các nghĩa vụ thuế. Hơn nữa, điều này cũng tạo ra công ăn việc làm và giúp giảm nguy cơ hàng giả, hàng nhái.

Trước đó, trong công văn ngày 10/9/2023 gửi các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Algeria cũng đã thông báo cho phép nhập khẩu trở lại thịt đỏ (bò, cừu) và thị trắng (gia cầm) nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và duy trì sự ổn định giá cả trên thị trường địa phương.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu