Ảnh minh họa: internet
CôngThương - Ban đầu hàng chỉ bán quanh quẩn trong xã, sau thấy địa bàn tiêu thụ ngày càng rộng, hút hàng, nên nhiều hộ đã làm theo. Thực ra thao tác cũng dơn giản, người mới, trẻ em nhanh biết việc, lại tận dụng nguyên liệu từ cây dừa tại chỗ, nên chóng lan toả ra toàn xã. Nhưng điều quan trọng là ngành nghề mới này đã thu hút được nhiều lao động nhàn rỗi kể cả người già, em nhỏ. Mỗi ngày bình quân một người làm được từ 10 – 15 sản phẩm, đem bán, trừ chi phí, cũng được lời khoảng 4.000 đồng/chiếc. Thế là Làng nghề bó chổi cọng dừa của xã Vĩnh Chánh ra đời.
Đến nay toàn Xã đã có trên 150 hộ làm nghề, chiếm 7,1% tổng số hộ của xã; thu hút trên 300 lao động tham gia làm nghề, chiếm 3,21% dân số của toàn xã. Riêng ấp Tây Bình A - nơi khởi nguồn nghề này của Bình Chánh có 79 hộ, chiếm 79% số hộ trong ấp, với 208 lao động, thu nhập bình quân 1.500.000 đồng người/tháng.
Để khuyên khích mô hình này phát triển, cuối năm 2010, Trung tâm Khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp – Sở Công Thương An Giang phối hợp với UBND huyện Thoại Sơn, trao Quyết định của UBND tỉnh An Giang công nhận “Làng nghề TTCN bó chổi cọng dừa” xã Vĩnh Chánh. đây là Làng nghè tiẻu thủ công đầu tiên của huyện Thoại Sơn.
Được công nhận là Làng nghề là rất vinh dự cho bà con lối xóm, nhưng để duy trì và phát triển bền vững nhiều vấn đề mới cũng dược đặt ra như chau chuốt sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tiến tới xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, tiếp cận vốn tín dụng, nguồn nguyên liệu ổn định, đào tạo nghề...đòi hỏi Cơ quan chức năng vào cuộc