Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP: Phù hợp với các quy định của WTO

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nêu rõ, sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu hiện đang là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ theo Luật Quản lý ngoại thương, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 715/QĐ-BCT về việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu từ ngày 7/3/2020.

Áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP: Phù hợp với các quy định của WTO

Theo Bộ Công Thương, quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu trên cơ sở yêu cầu hợp lệ của ngành sản xuất trong nước và sau một quá trình điều tra, đánh giá toàn diện tác động của các sản phẩm này tới thị trường Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.

Trong quá trình điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, các yếu tố kinh tế - xã hội đã được Bộ Công Thương đánh giá đầy đủ và có sự tham khảo, thống nhất ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho hay, việc thuế tự vệ đối với DAP và MAP nhập khẩu được áp dụng ở mức thấp hơn, với thời gian áp dụng ngắn hơn so với quy định của WTO và được giảm dần theo lộ trình cho thấy, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan đã cân nhắc kỹ thực trạng của thị trường phân bón trong nước, tác động của biện pháp tự vệ tới các bên sử dụng và tác động đến chi phí trồng lúa.

Theo tính toán, tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp tự vệ, mức thuế tự vệ chỉ tương đương tối đa khoảng 0,66% tổng chi phí của người trồng lúa. Tỷ lệ này tới nay có thể còn thấp hơn do mức thuế tự vệ được giảm dần theo lộ trình trong khi nhiều chi phí khác trong sản xuất lúa tăng lên.

Đồng thời, việc áp dụng thuế tự vệ theo lộ trình giảm dần một mặt tạo môi trường công bằng cho sản xuất trong nước phát triển nhưng cùng với đó cũng hướng tới việc duy trì môi trường cạnh tranh để mang tới lợi ích cho người sử dụng phân bón. Với một nước nông nghiệp như nước ta, việc tránh phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu là một vấn đề quan trọng.

Trước năm 2009, khi ngành sản xuất trong nước chưa hình thành, giá phân bón DAP đã từng bị đẩy lên rất cao (18.000đ/kg năm 2008), gây ảnh hưởng tiêu cực đến người nông dân. Thực tế cho thấy, với nhiều ngành công nghiệp đầu vào quan trọng như phân bón, kim loại cơ bản, hóa chất, chất dẻo..., khi đã có sản xuất trong nước để tạo đối trọng, giá bình quân luôn thấp hơn thời kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu trước đó. Vì vậy, rất nhiều thành viên WTO, kể cả các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, Canađa… đều đã và đang áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các ngành sản xuất này.

Cục Phòng vệ thương mại thông tin, hiện Bộ Công Thương vẫn đang phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan theo dõi sát tình hình biến động giá cả trên thị trường phân bón DAP, MAP; giá thế giới của các nguyên liệu đầu vào và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, Bộ Công Thương đã tổ chức họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để đánh giá tình hình và nhận thấy biến động giá DAP trong thời gian gần đây chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài như sự tăng giá của một số nguyên liệu đầu vào, sự gia tăng của chi phí vận chuyển. Nhu cầu trong nước đối với DAP về cơ bản không tăng so với các năm trước đây.

Do các yếu tố bên ngoài, không chỉ giá DAP nhập khẩu tăng mà giá một số mặt hàng phân bón nhập khẩu khác, dù không bị áp thuế tự vệ, cũng tăng rất mạnh. Trong bối cảnh đó, giá DAP sản xuất trong nước không tăng mạnh như giá DAP nhập khẩu cho thấy ngành sản xuất trong nước đã phát huy tác dụng trong việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài, góp phần kìm hãm mức tăng giá chung của phân bón DAP.

Khẳng định thêm, Cục Phòng vệ thương nêu rõ, các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có biện pháp tự vệ, là các biện pháp có tính chất dài hạn nhằm đem lại một môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Việc áp dụng biện pháp phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Pháp luật hiện hành không có quy định về việc tạm thời hủy bỏ biện pháp tự vệ theo những biến động mang tính thời điểm.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để đánh giá, rà soát biện pháp tự vệ một cách khách quan, tổng thể và phù hợp với quy định của pháp luật.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biện pháp tự vệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Các dòng sản phẩm như dụng cụ học tập, phụ kiện công nghệ và quà tặng mùa tựu trường là cơ hội hấp dẫn cho các nhà bán hàng thương mại điện tử kinh doanh.
Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia giao thương tại Hà Nội

Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia giao thương tại Hà Nội

Sự kiện giao thương trực tiếp (1:1) giữa đoàn doanh nghiệp Khu Thương mại Tự do Hàn Quốc với doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam diễn ra ngày 10/9, tại Hà Nội.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Lùi thời hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra áp dụng chống bán phá giá với thép cán nóng

Lùi thời hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra áp dụng chống bán phá giá với thép cán nóng

Bộ Công Thương gia hạn thời gian nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra vụ việc điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Chính phủ Ấn Độ gia hạn áp thuế chống trợ cấp đến 30% đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam thêm 5 năm.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt chi ra 843 triệu USD để nhập khẩu gạo các loại, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Triển lãm Vietstock 2024:  Sẽ có 8 giải thưởng cho ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

Triển lãm Vietstock 2024: Sẽ có 8 giải thưởng cho ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

Triển lãm Vietstock 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11/10/2024, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9/2024.
Gỡ

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, chính sách ngành logistics để bắt kịp xu thế "xanh hóa" lĩnh vực này.
Hoa Kỳ nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép chống ăn mòn

Hoa Kỳ nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép chống ăn mòn

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa có thông tin về tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE).
Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 18,57 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá thịt trắng trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cho cả 2 thị trường này (chủ yếu là cá tra).
Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện qua cửa khẩu kể từ 11h00 ngày 11/9.
Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào 19 mặt hàng chính. Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 43,6 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay.
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Triển lãm Fi Vietnam 2024: Cơ hội kinh doanh cho ngành F&B

Triển lãm Fi Vietnam 2024: Cơ hội kinh doanh cho ngành F&B

Chiều 10/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Informa Makets, tổ chức họp báo triển lãm về nguyên liệu ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam (Fi Vietnam 2024).
Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị.
Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi vụ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá bột ngọt

Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi vụ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá bột ngọt

Bộ Công Thương thông báo gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra vụ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá sản phẩm bột ngọt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động