09:52 | 02/01/2023
Website:
I- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG
1- Chức năng
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Trung ương.
2- Nhiệm vụ
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Chuẩn bị các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, các báo cáo, đề án, các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền; kiểm tra, kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
2. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được quy định trong Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII và nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng năm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định.
3. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban đảng ở Trung ương tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận, quyết định của Đảng (theo quy định tại Điều 30 Điều lệ Đảng).
4. Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng; kiểm tra lại kết luận, thông báo, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Kiểm tra.
5. Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; tham gia ý kiến thẩm định các trường hợp do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng.
6. Thẩm định các đề án của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng (là cơ quan chủ trì), Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Trung ương theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Trung ương.
8. Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc thực hiện công tác cán bộ theo phân cấp quản lý; hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
9. Tuyên truyền, phổ biến, nghiên cứu, sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng.
10. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng tháng, tổ chức giao ban hằng quý, sơ kết 6 tháng; tiến hành tổng kết hoạt động của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương hằng năm.
11. Xây dựng tổ chức, đội ngũ cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
12. Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng; phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện. Tổ chức thi nâng ngạch kiểm tra cho cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
13. Xây dựng dự toán kinh phí hoạt động hằng năm của Ủy ban, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tổ chức thực hiện theo dự toán được duyệt bảo đảm đúng chế độ, chính sách quy định.
14. Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác của Ủy ban và Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
15. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng và các hoạt động chuyên môn khác của Ủy ban và Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3- Quyền hạn
1. Đề nghị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị trong việc thành lập mới, giải thể, sáp nhập các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Quyết định thành lập các phòng trực thuộc đơn vị của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
2. Quyết định về công tác cán bộ của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo phân cấp quản lý.
3. Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khi cần thiết.
4. Duyệt kế hoạch công tác hằng năm của các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
II- TỔ CHỨC, BỘ MÁY
1- Lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Đồng chí Trần Cẩm Tú
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng
Chủ nhiệm
1. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm
2. Đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực
3. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm
4. Đồng chí Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm
5. Đồng chí Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm
6. Đồng chí Hoàng Văn Trà, Phó Chủ nhiệm
7. Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ nhiệm
2- Tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: 14 vụ, đơn vị sau đây:
1. Vụ Địa bàn I (gọi tắt là Vụ I).
2. Vụ Địa bàn IA (gọi tắt là Vụ IA).
3. Vụ Địa bàn II (gọi tắt là Vụ II).
4. Vụ Địa bàn III (gọi tắt là Vụ III).
5. Vụ Địa bàn V (gọi tắt là Vụ V).
6. Vụ Địa bàn VI (gọi tắt là Vụ VI).
7. Vụ Địa bàn VII (gọi tắt là Vụ VII)
8. Vụ Địa bàn VIII (gọi tắt là Vụ VIII)
9. Vụ Tổng hợp
10. Vụ Tổ chức - Cán bộ.
11. Vụ Nghiên cứu
12. Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng
13. Tạp chí Kiểm tra
14. Văn phòng
DANH SÁCH THÀNH VIÊN ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG KHÓA XIII
1. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm
2. Đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực
3. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm
4. Đồng chí Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm
5. Đồng chí Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm
6. Đồng chí Hoàng Văn Trà, Phó Chủ nhiệm
7. Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ nhiệm
8. Đồng chí Hồ Minh Chiến, Ủy viên
9. Đồng chí Trần Thị Hiền, Ủy viên
10. Đồng chí Nguyễn Quốc Hiệp, Ủy viên
11. Đồng chí Nguyễn Văn Hội, Ủy viên
12. Đồng chí Vũ Khắc Hùng, Ủy viên
13. Đồng chí Hoàng Trọng Hưng, Ủy viên
14. Đồng chí Tô Duy Nghĩa, Ủy viên
15. Đồng chí Võ Thái Nguyên, Ủy viên
16. Đồng chí Nguyễn Văn Nhân, Ủy viên
17. Đồng chí Cao Văn Thống, Ủy viên
18. Đồng chí Phạm Đức Tiến, Ủy viên
19. Đồng chí Nguyễn Văn Quyết, Ủy viên
----------
(Theo )
Đường dẫn bài viết: //slyers.com/uy-ban-kiem-tra-trung-uong-235632.html
In bài viếtBản quyền thuộc về "Vuasanca Điện Tử", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.