Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

ASEAN đặt mục tiêu tỷ lệ gia tăng năng lượng tái tạo 23% vào năm 2025

Chia sẻ với báo chí về kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN (AMEM) lần thứ 38 và các hội nghị liên quan tại cuộc họp báo diễn ra chiều 20/11, Thứ trưởng bộ Công Thương Đặng Hoàng An – Chủ tịch AMEM 38 cho biết: điểm nhấn của Hội nghị lần này là việc các Bộ trưởng năng lượng ASEAN đã thống nhất nội dung Kế hoạch hành động ASEAN 2016 -2025 giai đoạn 2 (2021 – 2025), đưa mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt 23% và giảm cường độ năng lượng xuống 32% vào năm 2025.
Các nước Đông Á hợp tác chuyển đổi năng lượng hướng tới phát triển bền vững ASEAN tăng cường hợp tác IRENA phát triển năng lượng tái tạo ASEAN+3 cam kết tăng cường hợp tác phục hồi năng lượng Hướng tới phát triển thị trường năng lượng ASEAN bền vững, xanh và sạch

Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 đã kết thúc với tuyên bố chung các Bộ trưởng. Xin Thứ trưởng cho biết một số nội dung chính của tuyên bố chung lần này?

- Thứ trưởng Đặng Hoàng An: Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 năm 2020 có chủ đề hợp tác năng lượng là “Chuyển dịch năng lượng hướng đến phát triển bền vững trong khu vực ASEAN”. Đúng với tên gọi của nó, tại Hội nghị các Bộ trưởng đã đi đến những tuyên bố chung, trong đó các Bộ trưởng Năng lượng ASEAN cam kết định hướng chuyển đổi năng lượng của ASEAN hướng tới một tương lai năng lượng bền vững, giữa những thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19 trên ngành năng lượng toàn cầu và tăng trưởng kinh tế tổng thể.

4703-hop-bao1
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An tại buổi họp báo

Trong bối cảnh này, các Bộ trưởng đã thông qua Giai đoạn II của Kế hoạch Hành động ASEAN về hợp tác năng lượng giai đoạn 2021-2025 (APAEC giai đoạn II: 2021-2025) với chủ đề phụ mới là "Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng cường năng lượng khả năng phục hồi thông qua đổi mới và hợp tác hơn nữa". Hợp tác năng lượng ASEAN sẽ tiếp tục theo đuổi 7 lĩnh vực chương trình APAEC về lưới điện ASEAN, đường ống dẫn khí Trans ASEAN, hiệu quả năng lượng và bảo tồn, năng lượng tái tạo, năng lượng khu vực & hoạch định chính sách, than đá và công nghệ than sạch và năng lượng hạt nhân dân sự.

APAEC Giai đoạn II là kế hoạch mới nhất trong chuỗi các kế hoạch ngành để thực hiện tầm nhìn của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đối với ngành năng lượng. Chương trình APAEC mới đóng khung chương trình nghị sự hợp tác năng lượng của khu vực trong năm năm tới cũng như nhiệm vụ dài hạn hướng tới một tương lai năng lượng ASEAN bền vững.

APAEC Giai đoạn II cũng cung cấp những đóng góp về năng lượng khu vực vào các mục tiêu chung của Cộng đồng ASEAN, bao gồm ứng phó với các mệnh lệnh liên ngành để phục hồi kinh tế và tăng trưởng xanh, kỳ vọng về tính bền vững, ứng phó khí hậu và khả năng phục hồi, và nhu cầu của đô thị hóa nhanh chóng, tăng trưởng dân số, số hoá cùng các xu hướng và những vấn đề khác.

Ngoài ra, các Bộ trưởng hoan nghênh việc giảm 24,4% cường độ năng lượng ASEAN năm 2018 dựa trên mức độ năm 2015 và cho rằng khu vực đã vượt qua mục tiêu giảm 20% đặt ra cho năm 2020. Do đó đồng ý với mục tiêu mới là giảm 32% cường độ năng lượng vào năm 2025 dựa trên mức năm 2005.

Các Bộ trưởng nhất trí để tiếp tục thúc đẩy điều hòa không khí hiệu quả như một biện pháp quan trọng để hạn chế tăng trưởng nhu cầu năng lượng trong khu vực dân cư, các Bộ trưởng lưu ý dự án đang thực hiện về thúc đẩy điều hòa không khí hiệu quả cao trong ASEAN thông qua việc hài hòa các tiêu chuẩn (ISO16358) và tăng cường khả năng xác minh và thực thi với sự hỗ trợ của Quỹ tích hợp 2.0 ASEAN Nhật Bản.

Ngoài ra, các Bộ trưởng ghi nhận các hoạt động nâng cao năng lực trong các khía cạnh kỹ thuật và quản lý để thúc đẩy hiệu quả năng lượng và bảo tồn, bao gồm việc tiến hành các khóa đào tạo và hội thảo khác nhau trong khuôn khổ Chương trình đào tạo quản lý năng lượng và kiểm định chất lượng năm 2019/2020. Các Bộ trưởng cũng lưu ý hoạt động tiếp cận cộng đồng cho các công ty dịch vụ năng lượng (ESCOs) và các nhà cung cấp công nghệ hiệu quả tại Diễn đàn Doanh nghiệp Năng lượng ASEAN 2020.

5120-hop-bao4
Đông đảo phóng viên, báo chí tham dự buổi họp báo
4708-hop-bao2
4710-hop-bao3

Được biết, tại Hội nghị AMEM 38 và các hội nghị có liên quan, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn đã rà soát lại Kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng 2016 - 2025, giai đoạn 1 (2016-2020). Xin Thứ trưởng cho biết thành tựu cụ thể trong thực hiện Kế hoạch này? Mục tiêu cho giai đoạn 2 (2021 -2025) là gì?

- Thứ trưởng Đặng Hoàng An: Để đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, việc hợp tác, kết nối về năng lượng giữa các nước thành viên ASEAN là một trụ cột rất quan trọng, cần được tăng cường, thúc đây sâu, rộng hơn nữa.

Trong các năm qua, các quốc gia thành viên ASEAN đã nỗ lực, cùng nhau hợp tác để thực hiện hiệu quả giai đoạn 1 của Kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng 2016 - 2025 (APAEC 2016 - 2025). Tới nay, chúng ta đã cơ bản đạt được các mục tiêu năng lượng đề ra trong giai đoạn 1 (2016 - 2020) với các thành tựu cụ thể như: Cường độ năng lượng khu vực ASEAN hiện đã giảm 21,4% so với năm 2005, vượt mục tiêu ban đầu là giảm 20% vào năm 2020; kết nối đường ống dẫn khí đạt chiều dài gần 4.000 km qua 6 quốc gia (Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Việt Nam) và hình thành 8 trung tâm khí hóa lỏng LNG với tổng công suất là 37,5 triệu tấn / năm; tăng thêm các dự án kết nối lưới điện giúp tăng công suất trao đổi điện năng lên 10.800 MW vào năm 2020 và sau 2020 tăng lên hơn 16.000MW; Dự án thí điểm liên kết, trao đổi điện đa phương giữa Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore đã triển khai thành công giai đoạn 1 với sự kết nối, thực hiện giao dịch mua bán điện giữa Lào và Malaysia thông qua lưới điện của Thái Lan từ tháng 01 năm 2018; tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của khu vực ASEAN ngày càng tăng cao, hướng tới đạt được mục tiêu tỷ lệ gia tăng năng lượng tái tạo là 23% trong năm 2025.

Để tiếp nối những kết quả tích cực đã đạt được trong giai đoạn 1 của APAEC 2016 - 2025, tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng Năng lượng ASEAN tiếp tục cùng nhau nỗ lực thúc đẩy việc thực hiện và hoàn thành 08 ưu tiên hợp tác năng lượng ASEAN năm 2020 đã được các Bộ trưởng thống nhất tại Hội nghị AMEM lần thứ 37; Thông qua kế hoạch hoạt động cụ thể trong giai đoạn 2 (2021 - 2025) của Kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng 2016 - 2025, nhằm mục tiêu tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, tăng cường kết nối và trao đổi mua bán điện song phương và đa phương giữa các quốc gia thành viên ASEAN.

Ngoài ra, đã thông qua “Báo cáo triển vọng Năng lượng ASEAN lần thứ 6”; đưa ra các biện pháp, kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng nhằm đạt được mức giảm cường độ năng lượng tích cực hơn trong các năm tới; cũng như các biện pháp, kế hoạch cụ thể hướng đến các chính sách đa dạng hóa phát triển nguồn năng lượng trong khu vực ASEAN.

Thông qua mục tiêu về tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng khu vực ASEAN, làm cơ sở để thúc đẩy việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo của khu vực trong giai đoạn tới; đồng thời đưa ra được các sáng kiến về chính sách nhằm tăng cường tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện ASEAN, hướng tới tương lai ổn định về các nguồn năng lượng cho khu vực.

Đưa ra các sáng kiến, giải pháp để tăng cường trao đổi, hợp tác với các quốc gia đối tác, các tổ chức quốc tế; và để thúc đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng truyền tải năng lượng trong khu vực ASEAN.

ASEAN là một khu vực đang phát triển nên nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Mặt khác, ASEAN cũng đang phải đối mặt với những thách thức cũng như đặt ra các mục tiêu hướng tới phát triển bền vững. Xin Thứ trưởng cho biết, các quốc gia ASEAN đã và sẽ có những hành động, sáng kiến gì để đáp ứng những đòi hỏi này?

- Thứ trưởng Đặng Hoàng An: Cộng đồng ASEAN với sự phát triển ngày càng lớn mạnh, với dân số 650 triệu người, đứng thứ 3 thế giới, là nền kinh tế phát triển năng động với quy mô GDP năm 2018 đạt khoảng 3.000 tỉ USD, đứng thứ 5 toàn cầu, do đó, nhu cầu năng lượng trong thời gian tới sau Covid-19 tiêu thụ rất nhanh. Giai đoạn trước, tiêu thụ bình quân năng lượng cuối cùng là 4,7%, trong khi đó tổng cầu năng lượng cuối cùng của Việt Nam là 6,5% trong 10 năm qua. Rõ ràng thách thức trong đảm bảo năng lượng, trong đó đảm bảo điện là con số rất lớn.

Việc đảm bảo năng lượng cho nhu cầu kinh tế là rất lớn, lãnh đạo các nước ASEAN và bất kỳ lãnh đạo quốc gia nào đều nhận định đây là vấn đề không thiếu được. Muốn phát triển kinh tế thì không thể thiếu năng lượng. Theo nhận xét của các tổ chức năng lượng quốc tế, từ nhiều năm nay vẫn dự báo ASEAN có thể nói là nhân tố quyết định trong việc làm thay đổi bức tranh năng lượng trong vòng 20 năm tới. Đó là con số đánh giá chính thức của năng lượng quốc tế.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 36 tại Singapore, chuyên gia Tổ chức Năng lượng quốc tế đưa ra nhận định, ASEAN sẽ trở thành Nhật Bản thứ 2. Như vậy, ASEAN cùng với Ấn Độ, Trung Quốc sẽ trở thành những “tay chơi” chính trong cán cân năng lượng và tác động rất lớn đến cán cân năng lượng toàn cầu. Còn muốn đảm bảo nhu cầu năng lượng này thì có rất nhiều giải pháp, trước tiên tìm cách tăng nguồn cung bằng nhiều giải pháp như thu hút đầu tư vào năng lượng. Cách thứ 2 là tìm cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các Bộ trưởng cho rằng, đây là giải pháp kinh tế nhất, tối ưu nhất.

Mục tiêu giảm cường độ sử dụng năng lượng của toàn khu vực ASEAN cũng phản ánh đúng 1 trong những biện pháp rất quan trọng của việc đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng, thể hiện tầm nhìn để kiểm soát việc cân đối nhu cầu năng lượng.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Nhóm Phóng viên (ghi)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVN nỗ lực cao nhất, sớm cấp điện trở lại

EVN nỗ lực cao nhất, sớm cấp điện trở lại

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện công tác khắc phục sự cố đang được ngành điện nỗ lực hết sức để đảm bảo cấp điện an toàn cho các phụ tải còn lại.
Công ty Điện lực Thanh Hóa huy động lực lượng khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Công ty Điện lực Thanh Hóa huy động lực lượng khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tính đến 9 giờ ngày 8/9, bão số 3 đã làm 18 đường dây bị sự cố, lưới điện hạ áp có 10 cột bị gãy đổ và 05 cột bị nghiêng... làm gián đoạn cung cấp điện.
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày 8/9

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày 8/9

Trong đêm ngày 7/9 các công ty điện lực đã huy động công nhân sửa chữa, khắc phục sự cố lưới điện suốt đêm, ngày 8/9 nhiều địa phương được cấp điện trở lại.
Thợ điện trắng đêm xử lý sự cố do bão số 3

Thợ điện trắng đêm xử lý sự cố do bão số 3

Bão số 3 đã làm thiệt hại nặng nề hệ thống lưới điện hạ áp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, các công ty điện lực đã trắng đêm để xử lý sự cố, sớm cấp điện trở lại.
Hệ thống cửa hàng xăng dầu cơ bản hoạt động bình thường sau bão số 3

Hệ thống cửa hàng xăng dầu cơ bản hoạt động bình thường sau bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều cửa hàng xăng dầu bị hư hại, song các cửa hàng đã nỗ lực khắc phục sự cố, chuẩn bị đầy đủ hàng hoá, sẵn sàng phục vụ nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật tình hình khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Cập nhật tình hình khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Ngay sau bão số 3 đi qua, toàn ngành điện nỗ lực sửa chữa, khắc phục sự cố các đường dây nhằm sớm đưa các tổ máy phát điện trở lại.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách; thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm là khuyến nghị của chuyên gia nhằm đảm bảo cung an ninh năng lượng.
Thông tin mới nhất về cung cấp điện trong bão số 3 đến 21h ngày 7/9

Thông tin mới nhất về cung cấp điện trong bão số 3 đến 21h ngày 7/9

Đêm ngày 7/9, các hồ thuỷ điện vẫn vận hành bình thường, một số đường dây cao áp và lưới điện trung hạ áp buộc phải cắt để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

Đến 19h30 tối ngày 7/9, tại Bắc Giang, bão số 3 đã làm 62 đường dây trung áp bị sự cố, gây gián đoạn cấp điện cho trên 300 nghìn khách hàng.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoạt động xuyên siêu bão Yagi

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoạt động xuyên siêu bão Yagi

Do đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công tác vận hành tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang diễn ra bình thường, bất chấp siêu bão Yagi đang quần thảo.
Giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong khắc phục sự cố điện do siêu bão Yagi

Giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong khắc phục sự cố điện do siêu bão Yagi

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã có báo cáo cập nhật tình hình cung cấp điện, vận hành hệ thống điện trong thời gian ứng phó bão số 3 (bão Yagi).
Cập nhật hình ảnh lưới điện bị tàn phá bởi siêu bão Yagi

Cập nhật hình ảnh lưới điện bị tàn phá bởi siêu bão Yagi

Siêu bão Yagi đang đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng của nó lên hệ thống lưới điện nhiều địa phương miền Bắc rất nặng nề. Nhiều nơi đang bị mất điện.
Thông tin mới về tình hình mất điện tại một số địa phương miền Bắc do bão số 3

Thông tin mới về tình hình mất điện tại một số địa phương miền Bắc do bão số 3

Tính đến 15h chiều ngày 7/9, nhiều địa phương ở miền Bắc bị mất điện do ảnh hưởng của siêu bão Yagi (bão số 3).
PC Lào Cai tập trung lực lượng, chủ động ứng phó với cơn bão số 3

PC Lào Cai tập trung lực lượng, chủ động ứng phó với cơn bão số 3

PC Lào Cai đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai hàng loạt giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại từ cơn bão số 3 và đảm bảo an toàn cho lưới điện.
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào giai đoạn giữa những năm 2030.
Điện lực Lâm Đồng chủ động phòng, chống thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi

Điện lực Lâm Đồng chủ động phòng, chống thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi

Điện lực Lâm Đồng chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sạt lở đảm bảo vận hành an toàn hệ thống lưới điện do ảnh hưởng bởi bão số 3 bão Yagi.
Lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với VCCI tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 8, xuống còn 27,06 triệu thùng/ngày.
Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó cơn bão số 3

Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó cơn bão số 3

Để đảm bảo công tác vận hành, an toàn cho con người và tài sản, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chủ động, triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với bão số 3.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Chiều 6/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 tại Công ty NSMO.
Chuyến tàu LNG đầu tiên trên đường sắt từ Nam ra Bắc: Cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp khí

Chuyến tàu LNG đầu tiên trên đường sắt từ Nam ra Bắc: Cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp khí

Lần đầu tiên, 300 tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển bằng đường sắt, với khoảng cách sẽ đạt mức gần 2.000km
Ngành Truyền tải điện tập trung cao độ ứng phó với siêu bão Yagi

Ngành Truyền tải điện tập trung cao độ ứng phó với siêu bão Yagi

Nhằm hạn chế những thiệt hại do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, EVNNPT đang tập trung cao độ để đảm bảo truyền tải an toàn, liên tục, ổn định
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng
Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

EVNNPC đã sãn sàng chủ động ứng phó với cơn bão Yagi với tinh thần cao nhất các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xẩy ra
Điều chỉnh Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II thành Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II

Điều chỉnh Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II thành Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II

Chiều ngày 5/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ trao Quyết định Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động