ASEAN đặt mục tiêu tăng gấp đôi đầu tư nội khối cho đến năm 2025 ASEAN vẫn còn dư địa để tăng gấp đôi thương mại nội khối vào năm 2025 |
Ngày 11/5, 10 thành viên của ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (gọi là ASEAN+3) đã ký một thỏa thuận sử dụng thanh toán nội tệ (LCS) trong thương mại nội khối.
Thỏa thuận này là sự mở rộng của một khuôn khổ đã được Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines xây dựng và triển khai từ năm 2017. Theo thỏa thuận, các quốc gia sẽ có một nhóm đặc trách giúp họ chuyển đổi từ việc sử dụng các loại tiền tệ quốc tế vẫn bị chi phối bởi đồng đô la, sang các đồng nội tệ trong các giao dịch tài chính. Động thái này theo xu hướng toàn cầu là giảm sử dụng đồng đô la trong các giao dịch xuyên biên giới và dự trữ ngân hàng trung ương, còn được gọi là “phi đô la hóa”. Các chính phủ và ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã nỗ lực để ổn định tiền tệ và bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi một loạt các mức lãi suất nhanh chóng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã củng cố đồng bạc xanh. Một trong những cách tốt nhất để làm như vậy là giảm tải đồng USD trong các giao dịch của họ.
Việc giảm tỷ lệ sử dụng đồng USD gần như là điều không tưởng cách đây một thập kỷ vì Đông Nam Á vẫn phụ thuộc vào các giao dịch thương mại và đầu tư với Mỹ. Đồng USD không chỉ được sử dụng trong thương mại với Mỹ mà còn với các nước khác trong khu vực. Đồng đô la đã đóng vai trò là đồng tiền chung trong khu vực vì tính ổn định, tính thanh khoản và chi phí giao dịch thấp.
Nhưng các nước ASEAN tiếp tục phát triển. Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Philippines đã phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid gây ra khi GDP của các nước này tăng cao hơn lạm phát vào năm ngoái. Các nhà kinh tế cho rằng khả năng phục hồi là do các nền kinh tế sản xuất lương thực đã trở thành vựa lúa của thế giới đối với các loại cây trồng khác nhau, từ gạo đến dầu cọ, các quốc gia này đã được hưởng lợi từ tăng trưởng sản xuất trong nước và quan hệ thương mại mạnh mẽ trong khu vực. Với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong thương mại khu vực, các nước châu Á này đã bớt phụ thuộc vào Mỹ.
Vào tháng 11 năm ngoái, năm quốc gia ASEAN là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines đã ký một thỏa thuận về thanh toán xuyên biên giới trong Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali. Thỏa thuận bao gồm việc triển khai mã QR, thanh toán nhanh, dữ liệu, hệ thống thanh toán tổng thời gian thực (RTGS) và giao dịch nội tệ.
Sau khi triển khai thành công ở Thái Lan, Indonesia gần đây đã hoàn tất quy trình thiết lập Tiêu chuẩn Phản hồi nhanh Indonesia (QRIS) của Ngân hàng Indonesia (BI) để thực hiện thanh toán tại Malaysia. Mặc dù dựa vào đồng nội tệ và thương mại nội khối có vẻ an toàn hơn trong bối cảnh bất ổn toàn cầu hiện nay, nhưng việc thay thế đồng đô la Mỹ sẽ không là mục tiêu hội nhập kinh tế của ASEAN.
Hợp tác kinh tế nội khối sâu rộng hơn sẽ không đánh đổi bằng quan hệ kinh tế với Mỹ và các quốc gia từ các châu lục khác. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay do sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, hội nhập kinh tế và thương mại của ASEAN sẽ củng cố tăng trưởng kinh tế và thương mại trong và ngoài khu vực. Hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn sẽ mang lại sự thịnh vượng không chỉ cho Đông Nam Á hay châu Á mà còn cho các châu lục khác trên toàn cầu.
ASEAN sẽ không thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới nếu phải đối mặt với căng thẳng kinh tế hoặc hạn chế thương mại từ các quốc gia khác. Động thái của ASEAN nhằm hội nhập kinh tế và thương mại nội khối sâu hơn giống như một phản ứng đối với sự biến động bắt nguồn từ sự bất khả chiến bại của đồng đô la. Các nước ASEAN không cần phải phá vỡ đồng đô la nếu Fed ngừng chiến dịch tăng lãi suất mạnh và làm cho đồng đô la kém mạnh hơn so với các loại tiền tệ khác. Các chính sách tiền tệ hoặc thương mại mạnh mẽ từ một nền kinh tế lớn như Mỹ sẽ thúc đẩy các quốc gia khác điều chỉnh chính sách phù hợp.