Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 16:24

ASSIST: Công cụ hữu ích khi xuất khẩu vào thị trường ASEAN

Các nhà quản lý thương mại, chuyên gia và doanh nghiệp tham dự Hội thảo giới thiệu Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường ASEAN, diễn ra ở Hà Nội ngày 23/9/2019, đều khẳng định: Công cụ trực tuyến tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang thị trường ASEAN (ASSIST) rất hữu ích, doanh nghiệp Việt Nam cần biết đến và khai thác hiệu quả công cụ này.

ASSIST được kết nối với Cổng thông tin ASEAN (ATR - cung cấp thông tin về luật pháp, qui định, tiêu chuẩn, thuận lợi hóa về vận chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan… trong ASEAN) do Ban Thư ký ASEAN xây dựng. ASSIST được xây dựng với sự tài trợ của Liên minh châu Âu (EU) thông qua Chương trình ARISE Plus, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tương tác trực tiếp với các cơ quan chính phủ các nước ASEAN để nhận được tư vấn về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, rào cản… khi trao đổi thương mại trong nội khối ASEAN.

Chẳng hạn, khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang một nước ASEAN khác, gặp khó khăn, vướng mắc, rào cản liên quan đến thuận lợi hóa thương mại trong lĩnh vực hải quan, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông tin phản ánh, hoặc khiếu nại của mình… qua ASSIST, thông tin sẽ được kết nối với Ban Thư ký ASEAN xem xét để quốc gia nhập khẩu có trách nhiệm trả lời. Công cụ này là trực tuyến, miễn phí, qui trình đơn giản, bảo mật, an toàn, ẩn danh (nếu doanh nghiệp không muốn công khai thông tin về mình).

Ông Nguyễn Quang Tùng - Trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen cho biết: Hiện doanh nghiệp đang xuất khẩu sang thị trường ASEAN các sản phẩm bia, rượu, đồ uống, bao bì, tới đây là hàng dệt may. Tuy nhiên, quá trình tiếp cận thị trường này cũng còn có những vướng mắc, khó khăn nhất định. Cùng một vấn đề vướng mắc doanh nghiệp gặp phải, nhưng có thể mỗi quốc gia ASEAN lại hiểu một cách khác nhau. ASSIST là một công cụ giúp tương tác với các cơ quan chính phủ ASEAN nước nhập khẩu để doanh nghiệp nhận được tư vấn giải quyết, giúp giảm chi phí, giảm thủ tục hành chính. Điều này rất hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ xuất khẩu hàng hóa sang thị trường ASEAN.

Thế nhưng ông Paolo R. Vergano - Chuyên gia về thuận lợi hóa thương mại thuộc Chương trình ARISE Plus - cho biết: Mặc dù ASSIST được thiết kế để phục vụ thuận lợi hóa thương mại trong nội khối ASEAN, miễn phí, bảo mật, an toàn, dễ sử dụng.., nhưng không hiểu tại sao sau 3 năm vận hành mới chỉ có 9 lần doanh nghiệp sử dụng ASSIST. Trong khi quá trình hoạt động trao đổi thương mại xuyên biên giới, các doanh nghiệp không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, rào cản (thủ tục hải quan, thuế, phí, qui cách đóng gói, bao bì hàng hóa, vận tải…).

“Doanh nghiệp ASEAN nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, khi hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia ASEAN khác nếu gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề thuận lợi hóa thương mại trong nội khối, hãy tìm đến ASSIST để nhận được tư vấn tháo gỡ” - ông Paolo R. Vergano khuyến nghị.

Trao đổi với phóng viên Vuasanca , ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương - cho biết: Theo các cam kết hội nhập khu vực, đến nay đại đa số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN thuế quan nhập khẩu đã về 0%. Tuy nhiên, các nước vẫn có những biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Đây cũng là một trong những rào cản khiến quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN còn bị ảnh hưởng.

“ATR được xây dựng là một nỗ lực rất lớn của Ban Thư ký ASEAN (trong đó có Việt Nam) tạo ra một cơ sở dữ liệu rất công phu nhằm giúp các doanh nghiệp tra cứu, tìm kiếm thông tin liên quan đến các biện pháp phi thuế quan của các nước ASEAN khác nhau. Hơn thế nữa, nếu doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động xuất khẩu mà phát hiện thấy các biện pháp phi thuế quan mang tính chất phân biệt đối xử từ nước nhập khẩu, hoàn toàn có thể khiến nại. ASSIST là công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp tìm hiểu và tiếp cận thị trường ASEAN. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt rõ công cụ này là điều rất đáng tiếc” - ông Trần Thanh Hải chia sẻ.

Ông Trần Thanh Hải kỳ vọng, thông qua các cuộc hội thảo giới thiệu về ASSIST, sự hỗ trợ của các cơ quan báo chí, các phương tiện truyền thông, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ biết đến ATR nói chung cũng như ASSIST nói riêng để khai thác công cụ này một cách hiệu quả, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường ASEAN, góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam với ASEAN mạnh hơn.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường ASEAN

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam chủ trì họp tổng kết Ủy ban ASEAN tại New York

ASEAN – EU: Chính thức nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Hợp tác quốc tế về quy định để ứng phó khủng hoảng trong tương lai

Thúc đẩy tự do lưu thông hàng hóa tại 5 nước ASEAN và Việt Nam

Doanh nhân trẻ ASEAN tăng cường hợp tác, vươn ra biển lớn

Hội chợ ASEAN - Trung Quốc: Thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số

Thủ tướng chúc mừng Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 17

Hiệp định RCEP: Doanh nghiệp cần chủ động trong sân chơi kinh tế rộng lớn

CAFEO 38 - Thể hiện tinh thần hợp tác, linh hoạt của đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN

Các nước Đông Á hợp tác chuyển đổi năng lượng hướng tới phát triển bền vững

ASEAN tăng cường hợp tác IRENA phát triển năng lượng tái tạo

ASEAN+3 cam kết tăng cường hợp tác phục hồi năng lượng

Hướng tới phát triển thị trường năng lượng ASEAN bền vững, xanh và sạch

IEA thúc đẩy ưu tiên năng lượng của ASEAN

Thúc đẩy hợp tác năng lượng trong khu vực Đông Á

Thống nhất nhiều nội dung chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng lần thứ 38

ASEAN đồng thuận thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Ký kết RCEP: Một bước tiến lớn của thế giới tạo động lực mới cho phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 thông qua số lượng văn kiện lớn nhất từ trước tới nay

Việt Nam chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN cho Brunei