Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bất cập trong thực thi hoàn thuế VAT

Bài 1: Doanh nghiệp ngành dăm gỗ "kêu cứu" vì hoàn thuế VAT

Thị trường đầu ra chững lại, khó khăn trong khâu hoàn thuế VAT khiến một số doanh nghiệp ngành dăm gỗ phải dừng xuất khẩu; một số hoạt động cầm chừng.

Trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đang suy giảm, thì việc ách tắc trong khâu hoàn thuế VAT làm cho các doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khốn đốn hơn…

Doanh nghiệp khốn đốn, nguy cơ phá sản

Ông Thang Văn Thông - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hào Hưng (chuyên làm xuất khẩu dăm gỗ để làm nguyên liệu giấy) - chia sẻ nỗi bức xúc của mình khi thị trường xuất khẩu có xu hướng giảm, vốn doanh nghiệp đọng trong khâu hoàn thuế VAT. Trong khi đó, các khoản phải chi như tiền công nhân, lãi suất ngân hàng, tiền hàng,… hàng ngày doanh nghiệp vẫn phải xoay sở.

“Từ cuối tháng 9 đến nay tình hình xuất khẩu dăm gỗ đang chậm lại và giá đang giảm. Dự kiến giá dăm sẽ tiếp giảm và có đứng lại được thì cũng vào khoảng đầu tháng 12. Trong quá trình này doanh nghiệp vẫn phải thu mua nguyên liệu đầu vào cho bà con”, ông Thông cho biết.

Doanh nghiệp ngành dăm gỗ kêu cứu vì hoàn thuế VAT
Doanh nghiệp ngành dăm gỗ kêu cứu vì hoàn thuế VAT

Lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng ách tắc trong việc hoàn thuế VAT như hiện nay được các doanh nghiệp đánh giá là do hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại các văn bản: Công văn số 429/TCT TTKT ngày 22/02/2021, Công văn số 2124/TCT-TTKT ngày 22/05/2020, Công văn số 2928/TCT-TTKT ngày 22/7/2020 và Công văn số 4569/TCT-TTKT ngày 27/10/2020.

Theo các văn bản này thì Gỗ và các mặt hàng gỗ được làm từ gỗ rừng trồng trong nước là các mặt hàng có độ rủi ro cao về thuế; Yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp với cơ quan công an, hải quan, chính quyền địa phương… trong việc xác minh nguồn gốc gỗ.

Ông Thang Văn Thông cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ biết đến bên bán hàng. Nguyên tắc của doanh nghiệp là có hợp đồng mua bán, có chứng từ nhập kho đầy đủ và khi xuất khẩu thì cơ quan hải quan là người cuối cùng kiểm soát. Rõ ràng lô hàng của chúng tôi là có thật, làm thật và xuất thật.

Thế nhưng ngành Thuế lại áp biện pháp quản lý cục bộ của ngành, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải chứng minh tới F0 - tức người sở hữu rừng cuối cùng. Điều mà các doanh nghiệp cho biết họ không thể làm được vì không phải nhiệm vụ của họ mà là việc của cơ quan thuế.

Theo ông Thông, quá trình thu mua dăm gỗ của các doanh nghiệp xuất khẩu miền Bắc như sau: Ông chủ rừng (F0) bán cho các thương lái (F1), các F1 lại bán cho F2, F3,… qua rất nhiều khâu mới đến doanh nghiệp Fn là người xuất khẩu. Doanh nghiệp Fn chỉ có thể truy xuất được đến trước đó 1-2 người chứ không thể truy xuất đến F0.

Ông Thang Văn Thông - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hào Hưng chia sẻ với phóng viên Vuasanca
Ông Thang Văn Thông - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hào Hưng chia sẻ với phóng viên Vuasanca

Chính sách hoàn thuế VAT hiện nay của cơ quan thuế khiến các doanh nghiệp như Hào Hưng khốn đốn, nhiều doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản khi không thể xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng đến F0 cuối cùng. “1 tàu dăm xuất khẩu trị giá trên dưới 100 tỷ, thuế hoàn VAT khoảng 8% là khoảng 8 tỷ. Mỗi một tháng khu vực cảng Cái Lân xuất khoảng 15 tàu. Như vậy, mỗi tháng hàng trăm tỷ tiền hoàn thuế các doanh nghiệp khu vực này bị tồn đọng. Nếu tồn đọng chồng tồn đọng thì các doanh nghiệp không còn vốn đề kinh doanh”, ông Thang Văn Thông chia sẻ.

“Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”

Không chỉ các doanh nghiệp ở cảng Cái Lân mà hầu hết các doanh nghiệp phía Bắc đang bị vướng. Bà Nguyễn Thị Thanh – Giám đốc Công ty TNHH Lâm Thanh Hưng (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) – chia sẻ, lĩnh vực hoàn thuế VAT đối với ngành dăm gỗ tại Thanh Hóa cũng giống như nhiều địa phương trên cả nước.

Không chỉ riêng việc truy xuất đến F0 mà việc xác minh nguồn gốc gỗ rừng trồng dựa trên sổ đỏ và mới coi đó là gỗ hợp pháp cũng đang có nhiều vấn đề. Bởi theo bà Nguyễn Thị Thanh, từ sổ đỏ, cơ quan thuế quy ra số tấn dăm đầu vào và áp cho doanh nghiệp. Ví dụ 1 ha được 80 tấn dăm gỗ. Nếu số trên sổ đỏ và số doanh nghiệp thu mua vào không khớp nhau thì họ cho rằng đấy là hàng hóa không rõ nguồn gốc. Trong khi, số chủ rừng có được sổ đỏ chỉ đạt khoảng 50 - 55%. Vậy con số diện tích không có sổ đỏ chúng ta sẽ không thể chứng minh được.

“Muốn chứng minh được nguồn gốc thì phải có sổ đỏ, nếu không thì người dân bán ra không có căn cứ để chứng minh. Trong khi quay trở lại yêu cầu địa phương xác nhận, chính quyền địa phương sẽ nói trước đây tôi phải có trách nhiệm xác nhận, theo Thông tư 27 2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tôi không phải xác nhận nữa thì tại sao tôi phải xác nhận”, theo đại diện doanh nghiệp ngành dăm chia sẻ.

Đây là câu chuyện được các doanh nghiệp đánh giá là đang chạy lòng vòng giữa Thông tư này, Nghị định này của Bộ này và Thông tư kia, Nghị định kia của Bộ khác và doanh nghiệp là người chịu áp lực, chịu thiệt hại cuối cùng. Dẫn đến doanh nghiệp ở khâu cuối cùng làm thật mua thật bán thật nhưng không được hoàn thuế.

Một vài doanh nghiệp có thể hoàn thuế tháng 2, 3/2022, một số doanh nghiệp hoàn được tháng 5 và 6, nhưng nhiều doanh nghiệp từ tháng 1/2022 đến nay không được hoàn và từ tháng 6 trở lại đây tuyệt đối không một doanh nghiệp nào hoàn được thuế.

Ách tắc trong khâu hoàn thuế VAT, nhiều doanh nghiệp kiến nghị, cơ quan thuế có thể kiểm tra từ hợp đồng xuất khẩu, tiền về có đúng số lượng không, bán đúng địa điểm, nhà máy đó không?. Nhưng họ không chấp nhận phương án này với lý do duy nhất đó là không chứng minh được nguồn gốc đầu vào.

Cơ quan thuế yêu cầu phải xác nhận từ sổ đỏ, không có sổ đỏ thì cần xác nhận của địa phương, không có xác nhận của địa phương thì phải trích xuất camera hành trình của các lô gỗ từ trên rừng đến khâu sơ chế, thương mại. Liệu doanh nghiệp có làm được không? Có phải đưa doanh nghiệp dăm gỗ vào thế “đóng cửa”.

“Hàng hóa được doanh nghiệp mua thực, bán thực nhưng có những lô hàng cơ quan thuế không chấp nhận hoàn thuế, hiện chúng tôi đang tồn hàng trăm tỷ tiền hoàn thuế VAT”, bà Nguyễn Thị Thanh cho hay.

Một vấn đề nữa được các doanh nghiệp ngành dăm chia sẻ đó là khi đi xác minh, cơ quan thuế đang làm thay công việc của cơ quan công an, cơ quan điều tra. Cán bộ thuế hỏi người dân như hỏi cung thì không một hộ trồng rừng nào khẳng định tôi có bán cho doanh nghiệp này, hay bán cho nhà máy kia. “Có 1 thực tế là họ có thể vừa vào đổ hàng cho chúng tôi nhưng khi đi ra ngoài kia các anh hỏi có đổ hàng cho Công ty TNHH Lâm Thanh Hưng không thì họ bảo là không. Đây là việc cực kỳ ách tắc”, bà Thanh nêu một thực tế.

Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Phạm Thị Vinh - Giám đốc Công ty 12-11 Hạ Long (Quảng Ninh) – cho biết, như sổ của gia đình tôi là 100 ha nhưng tôi có thể trồng lên 200 – 300 ha tại những chỗ đất bỏ hoang, bìa rừng. Vừa rồi địa phương và công an có đi xác minh truy xuất nguồn gốc tại các hộ trồng rừng, rõ ràng họ có bán cho các xưởng dăm nhưng họ nói là không bán.

Một số xưởng dăm gỗ đưa ra bằng chứng về việc ký sổ, ứng tiền cho các hộ, nhưng các hộ trồng rừng chủ yếu là bà con dân tộc cứ thấy phòng thuế, công an là họ sợ và cãi là không bán. Các xưởng dăm cũng không làm được gì họ.

Câu hỏi đặt ra nếu các hộ không có giấy tờ thì doanh nghiệp mua của các đơn vị khác. Khi đó, buộc các hộ này phải có giấy tờ, bắt người cung hàng cho doanh nghiệp chịu các trách nhiệm này.

Quan điểm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh cho rằng, đây là lập luận cứng nhắc, vì phải căn cứ vào cơ chế chính sách hiện tại. Với nền pháp luật vừa làm vừa hoàn thiện thì không phải hộ dân nào cũng hiểu biết về pháp luật và không phải hộ dân nào cũng có đủ sổ đỏ hay hồ sơ pháp lý.

Trong khi thị trường có xu hướng chững lại, nguồn vốn của doanh nghiệp đọng trong việc không hoàn được thuế VAT quá lớn. Nợ ngân hàng đến hạn do vay tiền ngân hàng để đóng thuế cho nhà nước. Nếu không thay đổi cơ chế thì sẽ thay ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp không lấy tiền đâu đảo nợ ngân hàng. Dẫn đến nợ xấu và phá sản. Việc này không chỉ gây tổn thất cho các doanh nghiệp đầu tư và cũng rất có thể gỗ rừng trồng ra chỉ để làm nấm ăn. Đồng bào dân tộc trồng rừng không bán được và không có nguồn thu.

Nếu theo quy định mà ngành thuế đang áp dụng thì gần như 100% doanh nghiệp ngành dăm gỗ không thực hiện được việc hoàn thuế. Điều này đồng nghĩa với việc chính sách đang “bóp chết” doanh nghiệp dần dần.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hoàn thuế VAT

Tin mới nhất

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

Vertu đáp ứng nhu cầu cá nhân hoá ngày càng cao của người dùng với các sản phẩm, phụ kiện đa dạng trong hệ sinh thái Vertu.
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Ngày 23/11, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) năm 2024 đã khép lại sau 2 ngày.
Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Công ty TNHH Siberian Health Quốc tế phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân tại tỉnh Hà Tĩnh
Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

Bộ Công Thương cho biết, năm 2025, Bộ dự kiến sẽ cắt giảm, đơn giản hoá 1 yêu cầu, điều kiện và 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh.
ACCA và PwC Việt Nam

ACCA và PwC Việt Nam 'bắt tay' cùng phát triển bền vững ngành kế toán

Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc và Công ty TNHH PwC Việt Nam đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành kế toán Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững

Khởi động ngày đầu tiên, chuỗi sự kiện VSMCamp và CSMOSummit 2024 với hơn 60 diễn giả chia sẻ gần 40 bài tham luận về xu hướng phát triển bền vững.
PV GAS tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh sản phẩm khí khu vực Bắc Bộ

PV GAS tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh sản phẩm khí khu vực Bắc Bộ

Vừa qua, tại Hải Phòng, Tổng công ty Khí Việt Nam đã tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh các sản phẩm khí của PV GAS tại khu vực Bắc Bộ.
JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

JTI Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế nhà tuyển dụng hàng đầu với những bước tiến ấn tượng trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất 2024.
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Sự kiện chuyên ngành 2 trong 1 VSMCamp và CSMOSummit 2024 hướng tới xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững.
Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Công ty CP Thủy điện A Vương đến thăm, chúc mừng các trường đại học tại TP. Đà Nẵng, thăm chúc mừng các trường nơi công ty đặt dự án tại tỉnh Quảng Nam.
Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

Ngay trong tháng 11/2024, Bảo hiểm Quân đội (MIC) chính thức ra mắt giao diện website mới với thiết kế hiện đại, thông minh và tối ưu để dễ dàng cho người dùng.
GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

GreenYellow vừa ký kết “Hợp đồng thuê và bảo trì hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam” với LOTTE Mart, một công ty con của Tập đoàn LOTTE Hàn Quốc.
ROX Group được vinh danh

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

Công ty Cổ phần Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) vừa được vinh danh là 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp.
PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

PC Thừa Thiên Huế tổ chức trao giải và giấy chứng nhận cho các khách hàng đạt giải trong khuôn khổ chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024”.
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Tại hội nghị nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất
DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

Với số tiền thu về lên đến gần 1.600 tỷ đồng từ việc thoái vốn, DNP Water đã có một nguồn lực tài chính dồi dào để đầu tư vào dự án Sông Tiền 1.
PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

Cán bộ công nhân viên PC Thừa Thiên Huế chung tay tiết kiệm điện nơi công sở, qua đó tạo nên nét đẹp văn hoá nơi công sở.
PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

PC Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu và xây dựng công cụ quản lý và tự động xử lý mất kết nối SCADA thiết bị đóng cắt có điều khiển xa.
Sữa Cô Gái Hà Lan thăng hạng vượt bậc trong sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu.

Sữa Cô Gái Hà Lan thăng hạng vượt bậc trong sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu.

FrieslandCampina, doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu quen thuộc đã có bước tiến vượt bậc trong bộ sưu tập sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu.
Colos IgGold: Thêm lựa chọn chăm sóc sức khỏe chủ động của Care For Việt Nam

Colos IgGold: Thêm lựa chọn chăm sóc sức khỏe chủ động của Care For Việt Nam

Sản phẩm TPBS COLOS IgGOLD™ sử dụng công nghệ tiên tiến BioLactol™ từ Carefore Global New Zealand giúp giải nỗi lo của thị trường chăm sóc sức khỏe chủ động.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giành cú đúp giải thưởng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giành cú đúp giải thưởng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa được vinh danh ở 2 giải thưởng lớn trong cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024.
Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

Tại Hội nghị Thượng đỉnh đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, ông Nguyễn Hồ Nam đặc biệt nhấn mạnh về chiến lược hợp tác win-win để thúc đẩy sự phát triển bền vững
AEONMALL Việt Nam mang đến những cảm xúc chân thành với Cuộc thi Nhập vai 2024

AEONMALL Việt Nam mang đến những cảm xúc chân thành với Cuộc thi Nhập vai 2024

Vòng chung kết của Cuộc thi Nhập vai 2024 lần thứ 5 do AEONMALL Việt Nam tổ chức đã diễn ra thành công tại trung tâm thương mại AEON MALL Hà Đông.
J&T Express xử lý hơn 100 triệu bưu kiện trong một ngày sau đợt sale 11.11

J&T Express xử lý hơn 100 triệu bưu kiện trong một ngày sau đợt sale 11.11

J&T Express (Global) vừa công bố cột mốc mới với hơn 100 triệu bưu kiện được xử lý trên toàn cầu trong ngày 12.11
Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hướng đến doanh thu 1 triệu tỷ đồng năm 2024

Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hướng đến doanh thu 1 triệu tỷ đồng năm 2024

Dù đã về đích 6/6 chỉ tiêu tài chính trong 10 tháng năm 2024 song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vẫn hướng đến mục tiêu đạt 1 triệu tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động