Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 21:51

Bài 1: Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng liên quan 28ha đất vàng ven biển thành phố Vũng Tàu

Khoảng 28ha đất bãi biển đẹp nhất thành phố Vũng Tàu có sai phạm nghiêm trọng khi nhiều đơn vị “xài chùa” suốt 26 năm qua.

Khoảng 28ha đất bãi biển đẹp nhất thành phố Vũng Tàu bị nhiều đơn vị “xài chùa” suốt 26 năm qua. Đến nay, các doanh nghiệp này nợ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 300 tỷ đồng tiền thuê đất cùng với hàng loạt sai phạm nghiêm trọng.

Theo hồ sơ, năm 1996, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Công ty đầu tư xây lắp (ĐTXL) Bà Rịa - Vũng Tàu (lúc này là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) làm chủ đầu tư xây dựng bãi tắm Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến đường Thùy Vân là 3km với diện tích khoảng 28ha đất. Mục tiêu của dự án là lập lại trật tự, vệ sinh môi trường cho bãi tắm, tăng cường kinh doanh du lịch, đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với quy hoạch lâu dài của một thành phố biển.

Theo chủ trương của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Nhà nước cho Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu thuê đất. Công ty sẽ nộp tiền thuê đất cho Nhà nước, và Nhà nước (chủ sở hữu tiền thuê đất) sẽ ghi thu, ghi chi (giao lại cho công ty số tiền ấy dưới hình thức Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp Nhà nước) để kết hợp với số vốn do công ty huy động thêm nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng của bãi tắm Thùy Vân. Tuy nhiên, trên thực tế chủ trương này không được thực hiện, Nhà nước đã sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh để đầu tư cơ sở hạ tầng, giải tỏa đền bù tại bãi tắm Thùy Vân, với tổng giá trị quyết toán trên 122 tỷ đồng (phần lớn các công trình hoàn thành và quyết toán từ trước năm 2002).

Sau khi Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng ở bãi tắm Thùy Vân, Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu đã cho nhiều doanh nghiệp (DN) vào thuê lại mặt bằng để đầu tư du lịch. Từ năm 1997 - 2005 (lúc còn là DN 100% vốn Nhà nước), Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu đã chia nhỏ hơn 28ha đất cho Công ty du lịch Vũng Tàu (nay là Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Công ty du lịch dịch vụ dầu khí VN, Công ty Hưng Hải, Công ty CP du lịch và thương mại DIC… thuê để kinh doanh nhưng chưa ký hợp đồng thuê đất, thuê hạ tầng, không nộp tiền thuê đất cho Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu, với tổng số tiền hơn 16,4 tỷ đồng.

Sau khi Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng ở bãi tắm Thùy Vân, Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu đã cho nhiều doanh nghiệp vào thuê lại mặt bằng để đầu tư du lịch nhưng không ký hợp đồng.

Theo Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu không thực hiện đúng vai trò làm đầu mối trong việc quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, không ký hợp đồng thuê mặt bằng với các DN thứ phát trong khu vực bãi tắm Thùy Vân. Bên cạnh đó, có 6 công trình hạ tầng kỹ thuật đã được ngân sách tỉnh đầu tư trị giá hơn 25,6 tỷ đồng như cấp thoát nước, cây xanh, đường nội bộ, bãi đậu xe, cấp điện và chiếu sáng…, nhưng Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu không quản lý, trong đó có 5 công trình (ngân sách tỉnh đầu tư giá trị hơn 19 tỷ đồng) không tổ chức bàn giao cho các đơn vị đang trực tiếp sử dụng đất, hạ tầng để quản lý theo quy định. Đối với một số DN thứ phát, sau khi thuê đất từ Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu, đã tiếp tục chia nhỏ đất cho các công ty khác thuê lại mặt bằng. Năm 2005, Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu cổ phần hóa (vốn Nhà nước 0 đồng), hiện đổi tên thành Công ty CP bất động sản và đầu tư VRC.

Việc Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu không còn và Công ty CP bất động sản và đầu tư VRC không quản lý, sử dụng đất ở bãi tắm Thùy Vân khiến 28ha “đất vàng” ở bãi tắm này hiện do các DN thứ phát sử dụng, nhưng không đóng tiền thuê đất. Tính từ năm 2006 - 2017, Cục Thuế tỉnh xác định tiền thuê đất khu vực bãi tắm Thùy Vân mà 9 doanh nghiệp phải nộp hơn 300 tỷ đồng.

Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng

Các đơn vị sử dụng đất tại bãi Thuỳ Vân để kinh doanh còn nợ hơn 326 tỷ đồng tiền thuê đất.

Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại các doanh nghiệp sử dụng 28ha “đất vàng” ở Thành phố Vũng Tàu đã được Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết luận từ năm 2018, trong đó có việc thẩm định cho Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu (100% vốn Nhà nước) lập thủ tục cổ phần hóa, việc xây dựng không phép của các doanh nghiệp thứ phát (thuê lại hạ tầng) vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết luận giai đoạn từ năm 2006 đến nay, Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu và các DN thứ phát sử dụng đất, như: OSC VN, Công ty CP khách sạn du lịch Tháng Mười, Công ty TNHH Janhold-OSC, Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Công ty CP du lịch Nghinh Phong, Công ty CP du lịch và thương mại DIC, Công ty CP du lịch quốc tế Vũng Tàu, Công ty CP du lịch quốc tế Hải Dương…, mặc dù các đơn vị này đã sử dụng đất nhưng chưa ký hợp đồng thuê đất, thuê hạ tầng, một số đơn vị hàng năm có tạm nộp tiền thuê đất theo thông báo của cơ quan thuế nhưng không nộp đầy đủ, để tồn đọng nợ tiền thuê đất, tính đến năm 2017 với số tiền hơn 326 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thứ phát và đơn vị liên doanh, cổ phần hóa từ các doanh nghiệp thứ phát còn đầu tư xây dựng trái phép, không phép nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý. Trong đó, có 3 trường hợp đã được UBND TP Vũng Tàu xử phạt vi phạm hành chính: Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty CP du lịch Nghinh Phong, Công ty CP khách sạn du lịch Tháng Mười. Trách nhiệm này thuộc về Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu, các DN thứ phát, các đơn vị sử dụng đất có liên quan nêu trên và các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng…

Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng chỉ ra sai phạm trong việc để lọt khoản nợ ngân sách khi cổ phần hóa đối với Công ty ĐTXL Bà Rịa - Vũng Tàu, việc DN thứ phát “qua mặt” pháp luật cho thuê lại mặt bằng, chuyển nhượng tài sản trái phép và trách nhiệm cá nhân Giám đốc 2 sở, Chủ tịch Thành phố Vũng Tàu qua các thời kỳ.

Theo Đại biểu Nhân dân
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế