Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Nỗ lực của Bộ Công Thương

Là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, Bộ Công Thương đã đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ; đồng thời phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai mạnh mẽ, hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước.

Ông Lê Triệu Dũng, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết, để triển khai thực hiện và sớm đưa Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (Chỉ thị 30) vào cuộc sống, Bộ Công Thương đã ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, trong đó phải kể đến: Phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương trong cả nước xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP (Nghị quyết 82) ngày 26/5/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 30. Theo đó, Nghị quyết 82 đã xác định rõ các nhiệm vụ, hoạt động cụ thể của các bộ, ban, ngành liên quan, xác định rõ thời hạn thực hiện và các yêu cầu cần đạt được để từ đó triển khai đầy đủ, có hiệu quả các yêu cầu do Chỉ thị số 30 đưa ra.

Nhằm cụ thể hóa các chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/BCSĐ ngày 13/9/2019 về việc thực hiện Chỉ thị số 30 tại Bộ Công Thương. Kế hoạch đưa ra nhiều nhóm hoạt động, trong đó xác định rõ cần tập trung triển khai học tập, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả Chỉ thị số 30 đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương cũng như tạo chuyển biến rõ nét, khắc phục những hạn chế, yếu kém; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành Công Thương đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tiếp đó, nhằm cụ thể hóa các nhóm nhiệm vụ được giao cho Bộ Công Thương tại Nghị quyết 82, ngày 21/7/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1907/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 82. Và Quyết định số 3577/QĐ-BCT ngày 31/12/2020 của Bộ Công Thương ban hành quy chế giám sát và đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Bộ Công Thương.

“Có thể nói, việc ban hành kịp thời và cụ thể các văn bản định hướng hoạt động đã góp phần nhanh chóng đưa các yêu cầu của Chỉ thị 30 vào thực tiễn các ngành, nghề, địa phương; tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai các nội dung của Chỉ thị”, ông Lê Triệu Dũng khẳng định.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật, Bộ Công Thương còn phối hợp với các địa phương: Hà Nội, Cần Thơ, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh tổ chức 4 hội nghị khu vực để tuyên truyền nội dung của Chỉ thị 30, Nghị quyết 82 cho cán bộ, công nhân viên chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Đáng chú ý, với nhiệm vụ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bộ Công Thương, đã tiến hành các hoạt động tổng kết gần 12 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, trên cơ sở đó đã kiến nghị Chính phủ, Quốc hội để sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho phù hợp với thực tiễn.

“Ngày 20/6/2023, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã cụ thể hóa chủ trương đường lối của Đảng, quy định cụ thể sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị vào hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kịp thời khắc phục các hạn chế, tồn tại và điều chỉnh các vấn đề phát sinh mới trong thực tiễn, góp phần tiếp tục tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc, toàn diện để thúc đẩy sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kỳ mới”, ông Lê Triệu Dũng khẳng định.

Thêm nữa, là việc thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong đó, có bộ phận chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. “Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ủy Ban cạnh tranh Quốc gia là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia giao cho 2 Ban thực hiện nhiệm vụ này”, ông Lê Triệu Dũng cho biết thêm.

Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đánh giá, các quy định pháp lý trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã cụ thể hơn, chi tiết hơn. Do đó, khi luật có hiệu lực sẽ bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng chặt chẽ hơn. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng nhận thức được những hình thức kinh doanh chộp giật, thiếu minh bạch sẽ dần bị loại bỏ.

Bên cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cho đối tượng người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa...); và xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng.

“Để phù hợp với sự phát triển của thương mại điện tử, chuyển đổi số, bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật thông qua các hoạt động truyền thống như hội nghị, hội thảo, tờ rơi, thời gian qua, Bộ Công Thương đã xây dựng các video, clip, đoạn phim ngắn đăng tải lên các nền tảng xã hội, các website thương mại điện tử. Riêng đối với dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hàng triệu tương tác và cho ý kiến thông qua các nền tảng xã hội và các website thương mại điện tử, đây là những ý kiến quý giá và xác đáng để Ban soạn thảo hoàn thiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, lãnh đạo Ủy ban Cạnh tranh khẳng định.

Bảo vệ quyền, lợi ích của người tiêu dùng, những năm qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch đấu tranh, phối hợp phòng, chống hàng giả, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng. Theo đó, các đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương như: Tổng cục Quản lý thị trường, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số,… đều đã chủ động đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường.

Cụ thể, Bộ Công Thương giao Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm soát, hạn chế không để lưu thông hàng hóa không đảm bảo chất lượng trên thị trường. Nghiêm túc triển khai nhiệm vụ này, theo chức năng nhiệm vụ được giao, từ năm 2019, Tổng cục Quản lý thị trường đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh và tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên thị trường; chú trọng ngăn chặn tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng ngay từ tuyến biên giới, trên đường biển, đường bộ, hàng không; đặc biệt là hoạt động kinh doanh xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu có tiêu dùng cao như đường cát, rượu bia, bánh kẹo, thuốc lá điếu...

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả
Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường kiểm tra kho chứa giày dép có dấu hiệu giả mạo nhiều nhãn hiệu nổi tiếng tại Thanh Hóa

Ngoài ra, từ năm 2020 đến nay, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (nay là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia) và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đều xây dựng và triển khai các kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xử lý hàng chục doanh nghiệp với số tiền xử phạt hàng tỷ đồng.

“Hơn hết, nhằm kịp thời đưa ra các tư vấn hỗ trợ người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã cho vận hành tổng đài tư vấn miễn phí cho người tiêu dùng trên toàn quốc tổng đài 1800 6838, tổng đài được kết nối đến 57 địa phương trong cả nước. Ngoài ra, nhằm nâng cao cũng như tăng tính tuân thủ của doanh nghiệp với người tiêu dùng, Bộ Công Thương và nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai chương trình doanh nghiệp vì người tiêu dùng”, ông Lê Triệu Dũng thông tin.

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng để nên kinh tế phát triển bền vững

Lãnh đạo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng khẳng định, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Bí thư, Văn phòng Trung ương đảng, Chỉ thị 30 đã được các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai, đạt được kết quả đáng ghi nhận: Nội dung Chỉ thị đã được quán triệt kịp thời đến từng chi bộ, đã được ban cán sự đảng các bộ ngành, các tỉnh ủy/thành ủy trong cả nước ban hành kế hoạch, phân công các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị đã được lồng ghép triển khai thực hiện xuyên suốt trong các chương trình hành động và xây dựng kế hoạch thực hiện.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được rà soát, sửa đổi, kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kỳ mới. Nguồn lực thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ trung ương tới địa phương đã từng bước được quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực thực thi, có ý thức chủ động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các nguồn lực của xã hội, của hợp tác quốc tế đã được huy động hiệu quả, góp phần mở rộng phạm vi và chất lượng thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước. Vai trò của các tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được mở rộng, được khẳng định rõ nét thông qua các hoạt động cụ thể.

Nhận thức của các doanh nghiệp từng bước được nâng cao thể hiện qua việc chủ động tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phối hợp cùng với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Công tác tuyên truyền kiến thức, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được đẩy mạnh, đa dạng hóa về hình thức, hiệu quả về nội dung, bao trùm rộng khắp trên cả nước và có sự tiếp cận phù hợp với đặc điểm riêng của từng nhóm người tiêu dùng.

Công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm tiếp tục được chú trọng thực hiện, có sự phối hợp hiệu quả, thường xuyên giữa các cơ quan, tổ chức, từ trung ương tới địa phương.

Theo các chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam vẫn đã và đang tiếp tục đối mặt với những thuận lợi và thách thức đan xen từ cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó nổi bật là các yếu tố bất ổn, bất định từ các cuộc xung đột địa chính trị; nguy cơ suy thoái của nền kinh tế thế giới và những vấn đề tồn tại trong bản thân nền kinh tế Việt Nam.

PGS. TS Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế cho biết, không chỉ tại Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã xác định rõ tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa, trong đó, đặc biệt là thúc đẩy tiêu dùng nội địa để bảo đảm sự phát triển độc lập và bền vững của nền kinh tế. Để thực hiện giải pháp này, người tiêu dùng đã và đang được xác định là nhân tố quyết định, bảo đảm hiệu quả và thành công của các mục tiêu đề ra. Vì vậy, “để bảo đảm sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và hài hòa, thống nhất với xu hướng tiêu dùng của thế giới”, PGS. TS Ngô Trí Long khẳng định.

Vị chuyên gia nói thêm, Chỉ thị 30 cũng nêu rõ, “nếu quyền lợi của người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm và không sớm được khắc phục, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước”.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu, ý thức được về giá trị của độc lập và niềm tin vào Đảng.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, song vẫn đang đứng trước những khó khăn…
Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 30/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức chương trình tôn vinh các điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng.
Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam một di sản tinh thần vô giá đó là bản Di chúc của Người.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3, nhiều cán bộ trẻ trưởng thành về chuyên môn, vững vàng tư tưởng chính trị, vinh dự được kết nạp Đảng tại công trường.
Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) đã trở thành động lực giúp toàn Quân chủng Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần 'dĩ công vi thượng' của Bác Hồ

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo tiền bối của đất nước có được khoảng thời gian dài trực tiếp được sống làm việc bên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Phòng, chống tham nhũng phải phục vụ phát triển KT-XH, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế xã hội.
Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Thời gian trôi đi càng làm nổi bật những bài học của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại mùa thu năm 1945 mà nổi bật là bài học về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc.
Vuasanca
 đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vuasanca đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhóm phóng viên Vuasanca đã đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024.
Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 cho 28 tác phẩm xuất sắc.
28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Bộ Công Thương trao giải vào sáng ngày 14/8/2024 tại Hà Nội.
Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8/2024, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương sẽ tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Khẳng định vai trò của báo chí

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Khẳng định vai trò của báo chí

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.
Hà Giang: Học tập, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Hà Giang: Học tập, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Ngày 9/8, tỉnh ủy Hà Giang vừa ban hành kế hoạch tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy.
Phát triển đảng song hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế

Phát triển đảng song hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
55 năm thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển đất nước

55 năm thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển đất nước

Năm 2024 là tròn 55 năm cả nước thực hiện và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển kinh tế.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động