Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 21:31

Ban hành cơ chế đặc thù cho thủy điện Lai Châu

Vừa qua (29/1), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 188/QĐ-TTg về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện dự án thủy điện Lai Châu.

 -  Theo đó, các cơ chế đặc thù áp dụng riêng nhằm giúp triển khai dự án thủy điện Lai Châu đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Cùng đó, cơ chế cũng quy định trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư và các bên tham gia đồng thời quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và các bên trong quá trình quản lý và triển khai dự án.

Cơ chế này được áp dụng cho các dự án thành phần của dự án Thủy điện Lai Châu gồm dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và được thành lập Ban Quản lý dự án làm đầu mối quản lý. Theo cơ chế này, một số hạng mục được phép lập và phê duyệt riêng trước khi thiết kế kỹ thuật được duyệt bao gồm quy hoạch tổng mặt bằng thi công công trình; các hạng mục dẫn dòng thi công; các hạng mục công trình thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng và phục vụ thi công.

Trong quá trình tư vấn và phương thức lựa chọn, chỉ định Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1 là đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, lập hồ sơ mời thầu các gói thầu công trình chính. Tuy nhiên, những công việc đặc thù, phức tạp mà tư vấn trong nước chưa có kinh nghiệm thì cho phép chủ đầu tư thuê tư vấn phụ nước ngoài để trợ giúp thực hiện.

Tư vấn giám sát thi công công trình do chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn giám sát trong nước. Chủ đầu tư có thể thông qua đấu thầu quốc tế hạn chế để lựa chọn tư vấn nước ngoài nhiều kinh nghiệm trong một số lĩnh vực thuộc tuyến năng lượng và đập bêtông đầm lăn (RCC) trợ giúp trong giám sát thi công các hạng mục công trình có kỹ thuật phức tạp, thẩm định hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu thiết bị nhập ngoại.

Cơ chế ban hành cũng cho phép chủ đầu tư phê duyệt phạm vi công việc khảo sát, thiết kế; phê duyệt kết quả đấu thầu và hợp đồng tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Phạm vi công việc thuê tư vấn phụ nước ngoài cho công tác thiết kế chính do Bộ Công Thương thỏa thuận trước khi phê duyệt. Tư vấn thiết kế tổ chức thi công các hạng mục công trình thuộc công trình chính và công trình dẫn dòng, mỏ đá do Tổng thầu thi công thực hiện.

Ngoài ra, cơ chế này còn đề cập đến các vấn đề liên quan như định mức đơn giá, tổng dự toán và dự toán xây dựng công trình; thiết bị công nghệ; quản lý và thực hiện dự án bồi thường di dân, tái định cư; thu xếp vốn cho dự án... Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất