Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 20:23

Bàn về đạo kinh doanh của người Việt

Đạo kinh doanh là những nguyên tắc chuẩn mực trong kinh doanh mà các doanh nhân phải tuân thủ. Những nguyên tắc, chuẩn mực này được soi sáng bởi đạo lý và văn hóa kinh doanh. Kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nhân có nên tối đa hóa lợi nhuận bằng bất cứ giá nào không?

Với tấm lòng yêu nước và mong muốn chấn hưng tổ quốc, đông đảo giới công thương đã tham gia “Tuần lễ vàng” theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946

 - Người Việt có đạo kinh doanh không?

Nói có thật không dễ, nhưng nói không thật không phải. Chúng ta ít nhiều ai cũng biết, ngày xưa cha ông ta thường có tâm lý ‘trọng nông, ức thương”. Nghề trồng lúa được trọng, nghề bán gạo bị dè bỉu.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Trong tâm niệm của người xưa, buôn bán thường gắn liền với chuyện lừa gạt, ít nhất là chuyện mua rẻ, bán đắt. Vì vậy, nghề này thường bị coi khinh, thậm chí bị ghét bỏ.

Khi chủ nghĩa tư bản trọng thương đến Việt Nam thì lại xuất hiện với tàu chiến và đại bác. Việc thúc đẩy thương mại và mở rộng thị trường bằng bạo lực đã bị người Việt vùng lên chống trả. Trong bối cảnh này, buôn bán quả thực không phải là thứ chiếm được cảm tình và sự tán thưởng của người Việt. Mặc dù vậy, do việc giao lưu với thế giới phương Tây được tăng cường, một số người trong giới tinh hoa của dân tộc đã bắt đầu thấu hiểu về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh. Họ đã nhận ra rằng, thiếu kinh doanh không thể tiến tới thịnh vượng và hùng cường. Lương Văn Can là một trong những người như vậy.

Tuy nhiên, ở đời “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp được áp đặt từ sau cách mạng một lần nữa lại đẩy nghề kinh doanh vào tình thế khó khăn. Trong thời kỳ này, bên cạnh tâm lý coi khinh những biện pháp hạn chế và trừng phạt đã được áp đặt để chống lại hoạt động kinh doanh tự do.

Trên thực tế, quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam chỉ mới được ghi nhận lại trong Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, từ việc được ghi nhận trong Hiến pháp tới việc được bảo đảm trong cuộc sống là một chặng đường dài. Chặng đường đó chúng ta đã đi được khá xa, nhưng có lẽ vẫn là đi chưa tới.

Trong một bối cảnh như vậy, tinh hoa kinh doanh của người Việt thật sự khó có đủ thời gian để tích tụ lại thành đạo kinh doanh.

Tuy nhiên, người Việt rất khinh ghét sự vô đạo. Chính vì vậy, đối với người Việt chúng ta, làm gì cũng phải có đạo. Và kinh doanh cũng không thể là một ngoại lệ. mà như vậy, thì chắc chắn là người Việt phải có đạo kinh doanh. Vấn đề là đạo này chắc chắn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Chúng ta có thể đàm, luận không chỉ về những đặc điểm đang có trong đạo kinh doanh của người Việt, mà còn cần về những đặc điểm mà đạo kinh doanh này cần phải có.

Nét đặc trưng trong đạo kinh doanh của người Việt

Nét đặc trưng dễ thấy nhất là điều này đang trong quá trình hình thành và phát triển. Có hai yếu tố ảnh hưởng. Một là, truyền thống kinh doanh từ ngàn xưa. Hai là, ảnh hưởng của những thành tựu của nền kinh doanh hiện đại và toàn cầu hóa.

Như vậy, đạo kinh doanh của người Việt đang hình thành từ sự phục hồi các truyền thống kinh doanh và sự tiếp nhận các chuẩn mực kinh doanh hiện đại. Các phẩm chất truyền thống như trung thực (tiền nào, của ấy), tín nghĩa, sẻ chia… đang kết hợp với công nghệ tiếp thị, công nghệ quản trị khách hàng, kỹ năng xây dựng thương hiệu… để dần hình thành nên và khẳng định đạo kinh doanh của người Việt.

Xét về mặt mục đích kinh doanh, có lẽ, theo đuổi lợi nhuận trên cơ sở tạo ra những khách hàng hài lòng là nội dung cốt lõi. Tuy nhiên, từ một đất nước nghèo nàn và tụt hậu, làm giàu để chấn hưng đất nước cũng cần được coi là một phần của sứ mệnh kinh doanh.

Ngoài ra, đưa bản sắc văn hóa để tạo ra đặc trưng riêng có của đạo kinh doanh cũng rất quan trọng. Phải chăng đưa sự tinh tế và khiếu thẩm mỹ vào các sản phẩm và dịch vụ là một đặc tính cần được phát triển và khẳng định trong đạo kinh doanh của người Việt?

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn