Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Tài liệu tham khảo rất có giá trị

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu kinh tế, các chuyên gia, doanh nghiệp,...
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

TS.Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp - Thương mại (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vuasanca trước thềm Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023".

Thưa ông, ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023". Đây là lần thứ 8, Báo cáo này được công bố. Ông đánh giá như thế nào về các báo cáo đã ra mắt ?

Hiện tôi chưa được cầm Báo cáo mới nhất trong tay (Báo cáo năm 2023), nhưng với 7 kỳ báo cáo vừa qua, có thể thấy, đây là một Báo cáo tương đối đầy đủ không chỉ riêng các hoạt động xuất nhập khẩu mà cả các hoạt động quản lý của các cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương và các Bộ ngành khác.

Ngày 16/5, Bộ Công Thương sẽ công bố ‘Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023’
Ngày 16/5, Bộ Công Thương sẽ công bố ‘Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023’

Báo cáo cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích, bao trùm nội dung rất rộng. Sau mỗi lần Báo cáo được công bố, nhiều phóng viên đã liên hệ để phỏng vấn tôi về nhiều khía cạnh khác nhau.

Theo đó, Báo cáo không chỉ đề cập về số liệu xuất nhập khẩu theo mặt hàng, theo quốc gia, theo thị trường, mà trong Báo cáo còn nêu ra những vướng mắc, trở ngại và những khó khăn mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải đối mặt, sẽ phải xử lý khi giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể thấy, Báo cáo là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với nhiều đối tượng, trong đó, có cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu kinh tế, các chuyên gia, doanh nghiệp,….

Trong báo cáo có đưa thông tin về số liệu, "bảng xếp hạng" xuất nhập khẩu của các địa phương khiến nhiều người liên tưởng đến Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hay chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)…, ông bình luận gì về việc này?

Có thể thấy, Báo cáo không chỉ nêu con số tổng xuất nhập khẩu của cả nước mà còn nêu con số của từng địa phương. Tuy nhiên, câu chuyện xuất nhập khẩu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc thù của từng địa phương. Theo đó, có những địa phương thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI như Bắc Ninh, Thái Nguyên; có những địa phương là đầu tàu kinh tế của cả nước, hay trung tâm kinh tế trọng điểm,… những yếu tố này tác động rất lớn đến kim ngạch xuất nhập khẩu của địa phương đó.

TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp - Thương mại (Bộ Công Thương)
TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp - Thương mại (Bộ Công Thương)

Tất nhiên, thông tin số liệu Báo cáo đưa ra về kim ngạch xuất nhập khẩu của từng địa phương cũng rất quan trọng, để chúng ta nắm được bức tranh tổng thể và của từng địa phương, đồng thời, thể hiện tính đa dạng của báo cáo. Nhưng từ con số báo cáo để đánh giá xếp hạng các địa phương thì như tôi nói ở trên, chúng ta cần phải tính đến các yếu tố đặc thù.

Dù vậy, các con số được công bố cũng thể hiện phần nào khả năng và tiềm lực của địa phương đó về công tác xuất nhập khẩu, liên quan đến cơ chế chính sách thu hút FDI. Bởi xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu là từ các doanh nghiệp khối này.

Tất nhiên, việc này không dễ bởi các địa phương có những đặc thù khác nhau, có những địa phương rất thuận lợi nhưng có những địa phương hoạt động xuất nhập khẩu rất khó, ví dụ các địa phương khu vực miền núi phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên.

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì nó vẫn cho thấy bức tranh về tiềm lực và tiềm năng của các tỉnh. Ví dụ, Hà Giang năm nay có thể xuất khẩu không được nhiều nhưng sang năm họ lại xuất khẩu được nhiều.

Hiện nay chúng ta có nhiều chỉ số đánh giá các địa phương, ví dụ như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bên cạnh chỉ số PCI, từ năm 2023 họ còn có chỉ số PGI (Chỉ số Xanh cấp tỉnh) – tức là đưa tiêu chí xanh vào để đánh giá. Do đó, đánh giá năng lực xuất nhập khẩu của các địa phương, tôi cho rằng, bên cạnh con số về xuất nhập khẩu, chúng ta cũng có thể đưa thêm các Chỉ tiêu xanh vào, bởi đây là yếu tố quan trọng, rất nhiều thị trường xuất khẩu đang yêu cầu.

Ông có kiến nghị hay góp ý gì để báo cáo có thể được hoàn thiện hơn nữa?

Tôi mong rằng chất lượng của Báo cáo sẽ ngày càng được nâng cao hơn nữa. Bởi hiện nay, Báo cáo mới chủ yếu tập trung nêu sự việc, nêu số liệu và tình hình. Việc có thêm những phân tích, đánh giá sơ bộ và có những khuyến nghị sẽ giúp Báo cáo được hoàn thiện hơn.

Tất nhiên, như tôi nêu ở trên, các thông tin được đưa ra trong Báo cáo là tương đối đầy đủ. Nhưng tôi nhấn mạnh việc đánh giá, khuyến nghị cần phải được tăng cường thêm.

Mặt khác, trong báo cáo nêu một số điểm yếu, điểm tồn tại nhưng chưa nhiều. Những vấn đề này cần được đề cập một cách mạnh mẽ, khách quan, chi tiết hơn. Báo cáo không chỉ nêu những kết quả mà còn nên nêu cả những tồn tại và đề xuất các biện pháp khắc phục, đồng thời mạnh dạn đề xuất chính sách với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước. Khi đó, chất lượng báo cáo sẽ được nâng lên một tầm mới.

Xuất khẩu hàng hóa dự báo tiếp tục giữa đà tăng trưởng trong thời gian tới
Xuất khẩu hàng hóa dự báo tiếp tục giữa đà tăng trưởng trong thời gian tới

Năm 2023 khép lại với những mảng màu sáng tối đan xen của hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Ông nhận định như thế nào về bức tranh xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng trong năm nay?

Có thể thấy, năm 2023 là năm cực kỳ khăn cho công tác xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đây cũng là lần 2 chúng ta ghi nhận sự tăng trưởng âm về xuất nhập khẩu sau gần 40 năm đổi mới (lần đầu Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng âm về xuất nhập khẩu là năm 2009). Nguyên nhân thì đã được chúng ta nhắc đi, nhắc lại rất nhiều trong suốt năm qua.

Mặc dù kinh tế thế giới được nhận định chưa phục hồi và còn nhiều biến động do cạnh tranh và các vấn đề địa chính trị, tuy nhiên, tôi cho rằng, năm 2024 được đánh giá khả quan hơn cho công tác xuất nhập khẩu. Theo đó, xuất nhập khẩu được dự báo sẽ phục hồi nhẹ trở lại. Nguyên nhân được chỉ ra đó là lạm phát ở các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, EU bắt đầu giảm dù chưa nhiều. Ngân hàng Trung ương các nước đã ngừng tăng lãi suất và có thể từ tháng 6 hoặc tháng 7 tới, nhiều nền kinh tế lớn sẽ giảm lãi suất, khi đó, kinh tế thế giới sẽ bắt đầu nhích dần lên.

Nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn, xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc lớn vào thế giới. Cầu thế giới tăng sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam tăng và nhập khẩu hàng hóa cũng sẽ tăng để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, trong suốt 2022 và cả năm 2023, do tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu tại nhiều nước không cao, lạm phát cao, lãi suất cao, nhiều nhà mua hàng tại các nước tạm dừng nhập khẩu, họ dùng hàng tồn kho để bán ra. Đến nay, lượng hàng tồn kho đã cạn, họ phải nhập khẩu trở lại, cầu thế giới bắt đầu tăng lên đôi chút. Cộng những yếu tố này lại giúp xuất khẩu của chúng ta hiện nay ở một số mặt hàng tăng tương đối, nhất là các mặt hàng tiêu dùng.

Với những phân tích nêu trên, tôi cho rằng, từ nay đến cuối năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ thuận lợi. 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, tôi tin tưởng rằng, xuất khẩu hàng hóa cả năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 6% so với năm 2024 mà Bộ Công Thương đã đặt ra.

Xin cám ơn ông!

‘Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023’ sẽ được Bộ Công Thương công bố vào ngày 16/5 tại Hà Nội.

Đây là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành từ năm 2016 đến nay. Báo cáo cung cấp cái nhìn tổng quan về bức tranh xuất nhập khẩu trong cả một năm bao gồm: Tình hình xuất nhập khẩu theo từng mặt hàng, theo các thị trường cụ thể, đồng thời cũng là cái nhìn tổng quan về tất cả những hoạt động quản lý nhà nước, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm đó.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo tăng 21,7%, tràn trề mục tiêu đạt 5 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu gạo tăng 21,7%, tràn trề mục tiêu đạt 5 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu gạo đang tiếp tục tăng cao và mục tiêu đạt 5 tỷ USD năm 2024 - con số cao nhất từ trước đến nay dự báo sẽ có thể đạt được.
Điểm danh những thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Điểm danh những thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Những thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam là Australia, Brazil, Lào, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
Tháng 7/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 2 của Việt Nam

Tháng 7/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 2 của Việt Nam

Tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu 16,12 nghìn tấn cao su sang Ấn Độ, với trị giá 28,48 triệu USD, giảm 3,7% về lượng nhưng tăng 25,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Phân bón tiếp tục đứng đầu danh sách tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga

Phân bón tiếp tục đứng đầu danh sách tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga

Tăng trưởng 325,4% về giá trị, phân bón tiếp tục đứng đầu danh sách tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng trưởng mạnh

Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 42,59 tỷ USD, tăng 28,9% tương ứng tăng 9,55 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu gia tăng, giao thương qua cửa khẩu nhộn nhịp

Xuất nhập khẩu gia tăng, giao thương qua cửa khẩu nhộn nhịp

Thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu biên mậu tương đối sôi động, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu lớn của cả nước không ngừng gia tăng.
Xuất khẩu rau quả rộng cửa tại các thị trường lớn

Xuất khẩu rau quả rộng cửa tại các thị trường lớn

Dừa tươi, sầu riêng đông lạnh được cấp chính ngạch vào Trung Quốc, trái bưởi được vào Hàn Quốc, chanh leo Việt cũng sắp được cấp “visa” tại thị trường Mỹ.
Gia tăng hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại qua biên giới

Gia tăng hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại qua biên giới

Hoạt động xúc tiến thương mại biên giới đã được triển khai nhiều năm qua và mang lại hiệu quả nhất định trong việc xuất khẩu hàng hoá Việt Nam.
Lạng Sơn: Các cửa khẩu vẫn hoạt động xuyên suốt dịp nghỉ lễ 2/9

Lạng Sơn: Các cửa khẩu vẫn hoạt động xuyên suốt dịp nghỉ lễ 2/9

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bình thường, xuyên suốt.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam, chiếm 40,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Xuất khẩu hàng hóa: Doanh nghiệp không lo thiếu đơn hàng

Xuất khẩu hàng hóa: Doanh nghiệp không lo thiếu đơn hàng

Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm, thậm chí, đến hết quý I/2025. Xuất khẩu năm nay kỳ vọng sẽ về đích.
Lạng Sơn: Tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Lạng Sơn: Tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu.
Việt Nam chi 5,5 tỷ USD để nhập khẩu dầu thô từ các thị trường

Việt Nam chi 5,5 tỷ USD để nhập khẩu dầu thô từ các thị trường

Việt Nam chi 5,5 tỷ USD để nhập khẩu 8,7 triệu tấn dầu thô từ các thị trường, tăng lần lượt 25% về lượng và 20% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tiếp tục phá kỷ lục

Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tiếp tục phá kỷ lục

7 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng các loại đạt 476,13 nghìn tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 50,5% về lượng và tăng 49,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Chanh leo Việt sắp đón ‘visa’ xuất Mỹ

Chanh leo Việt sắp đón ‘visa’ xuất Mỹ

Bộ Nông nghiệp hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đã chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép xuất khẩu chanh leo Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
150.000 liều vắc xin dịch tả lợn châu Phi của AVAC sẽ được xuất khẩu sang Philippines

150.000 liều vắc xin dịch tả lợn châu Phi của AVAC sẽ được xuất khẩu sang Philippines

Ngày 29/8, 150.000 liều vắc xin dịch tả lợn châu Phi của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường Philippines.
Quy định mới nhất về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật của một số thị trường xuất khẩu lớn

Quy định mới nhất về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật của một số thị trường xuất khẩu lớn

Bộ Công Thương thông tin về các quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật, thực vật (SPS) của các nước thành viên WTO ảnh hưởng đến nông sản xuất khẩu.
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ

Tháng 7/2024 - lần đầu tiên trong 1 tháng, kim ngạch xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ mang về 1,3 triệu USD, tăng 42.000 lần so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp dự báo về thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam cuối năm 2024

Doanh nghiệp dự báo về thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam cuối năm 2024

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì mức cao bất chấp thị trường biến động, điều này hứa hẹn xuất khẩu gạo sẽ tăng trưởng mạnh trong các tháng cuối năm.
Tăng cường triển khai cơ chế CBAM: Ngành thép thích ứng để xuất khẩu bền vững

Tăng cường triển khai cơ chế CBAM: Ngành thép thích ứng để xuất khẩu bền vững

Chính phủ giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai các biện pháp hiệu quả ứng phó với Cơ chế CBAM.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

7 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Hải quan nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Tổng cục Hải quan nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên cả 2 phương diện…
Thái Bình: 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD

Thái Bình: 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Thái Bình ước đạt 1.964,5 triệu USD, tăng 11,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương tổ chức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024 theo phương thức đấu giá

Bộ Công Thương tổ chức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024 theo phương thức đấu giá

Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 17.01) phân giao năm 2024 theo phương thức đấu giá là 126.000 tấn.
Nhiều doanh nghiệp da giày có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm

Nhiều doanh nghiệp da giày có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm

Nhiều doanh nghiệp da giày hiện đã có đơn hàng đến cuối năm, giúp triển vọng xuất khẩu của ngành cả năm đạt từ 26-27 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động