Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bảo tồn di sản văn hóa để giữ gìn tinh hoa của đất và người Hà Giang

Nhờ công tác bảo tồn được quan tâm đặc biệt nên nhiều di sản văn hoá của tỉnh Hà Giang không chỉ được giữ gìn mà ngày càng phát huy được những giá trị vốn có.
Hà Giang: Phát triển du lịch từ các giá trị văn hóa truyền thống

Tỉnh Hà Giang là một trong số những địa phương có rất nhiều di sản văn hoá độc đáo, đặc sắc, bao gồm cả di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

Lên với vùng đất “cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời” Hà Giang, du khách không chỉ choáng ngợp bởi phong cảnh cao nguyên đá hùng vỹ trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; mà còn như lạc vào thế giới đầy sắc màu được tạo nên bởi hoa văn thổ cẩm rực rỡ, những làn điệu dân ca dặt dìu và tập quán, tín ngưỡng xã hội lâu đời của đồng bào các dân tộc nơi đây.

: Với nhiều di sản văn hoá độc đáo, đặc sắc, các bản làng vùng cao tỉnh Hà Giang là điểm đến hấp dẫn với rất nhiều du khách
Với nhiều di sản văn hoá độc đáo, đặc sắc, các bản làng vùng cao tỉnh Hà Giang là điểm đến hấp dẫn với rất nhiều du khách

Để gìn giữ, phát huy những di sản văn hoá riêng có của địa phương, nhiều năm qua, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã nỗ lực không ngừng, miệt mài đi thực tế, khảo cứu, ghi chép để có những nội dung tham mưu giá trị với tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.

Đơn cử như, năm 2022 là một năm “được mùa” của ngành văn hoá tỉnh Hà Giang khi địa phương này có tới 5 Di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bao gồm: Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô Đen; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cầu an của người Giáy; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cầu mùa, cầu mưa của người Dao; Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ và Lễ Cầu mùa của người Cờ Lao đỏ.

Cùng với những ghi nhận xứng đáng trên, 9 tháng đầu năm 2022 cũng là thời điểm, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang có rất nhiều hoạt động tập trung cho công tác bảo tổn di sản văn hoá như: Tham mưu xây dựng Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về Quy định hỗ trợ đối với người trực tiếp trông coi di tích và nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch 302/KH-UBND của UBND tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025; Đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2022 về “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Thực hành Then của người Tày tỉnh Hà Giang”; Hoàn thiện các thủ tục xây dựng cuốn sách lịch sử di tích Căng Bắc Mê; Hoàn thiện hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể “Kỹ thuật làm nón lá của người Tày, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình”.

Bên cạnh đó, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang còn tích cực phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật phục dựng một số lễ hội truyền thống, như: “Lễ cầu mùa” của người Dao đỏ; “Lễ cúng rừng của người Nùng”; “Lễ cúng rừng” (Mo đổng Trư) của người Nùng,; Nghệ thuật Khèn của người Mông…

Du khách chụp ảnh check in bên nếp nhà tường trình truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Hà Giang
Du khách chụp ảnh check in bên nếp nhà tường trình truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Hà Giang

Tiếp tục hoạt động gìn giữ và phát huy giá trị của các nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, 9 tháng đầu năm 2022, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang còn tập huấn, mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Dao; bảo tồn nghề thủ công đan lát truyền thống, dạy chế tác Đàn tính, dệt thủ công của người Tày… Cùng với đó là các lớp truyền dạy các làn điệu dân ca; kỹ thuật sử dụng các nhạc cụ truyền thống; nghệ thuật múa và thổi khèn Mông…

Quá trình triển khai đang cho thấy, những hoạt động bảo tồn di sản văn hoá mà tỉnh Hà Giang đang thực hiện, không chỉ góp phần thắp sáng ngọn lửa tình yêu của đồng bào - đặc biệt là các thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số - với nghề, với các loại hình văn hoá truyền thống của dân tộc; mà hơn thế còn giúp duy trì nhiều nghề, nhiều nét văn hoá tưởng như đang dần mai một; đồng thời tạo sinh kế, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Năm 2022, hoạt động tái đánh giá Di sản văn hoá - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục được tỉnh Hà Giang triển khai - Ảnh Internet
Năm 2022, hoạt động tái đánh giá Di sản văn hoá - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục được tỉnh Hà Giang triển khai - Ảnh Internet

Riêng với Di sản văn hoá - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn - để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của công viên thuộc mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã tham mưu UBND tỉnh Hà Giang ban hành một số kế hoạch, thành lập các đoàn công tác phục vụ tái đánh giá, bảo tồn phát huy giá trị công viên địa chất. Đồng thời, duy trì việc kiểm tra hiện trạng các điểm di sản, các điểm khai thác đá, điểm dừng chân, các công trình xây dựng trên địa bàn công viên địa chất để tham mưu kịp thời hình thức xử lý nếu phát hiệu sai phạm quy định về Luật Di sản văn hóa và các quy hoạch đã được phê duyệt trên vùng công viên địa chất.

***

Tháng 10 về cũng là mùa hoa tam giác mạch ở tỉnh Hà Giang nở rộ. Đây là thời điểm rất lý tưởng để du khách lên thăm vùng đất địa đầu Tổ quốc với cột cờ Lũng Cú và đỉnh Mã Pí Lèng hiểm trở.

Lang thang trên những cung đường chạy quanh Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vỹ, kỳ bí; ngắm nhìn những cô gái dân tộc ngồi dệt bên khung cửi, dừng chân bên những nếp nhà trình tường đơn sơ, giản dị với bờ rào đá bền bỉ, vững vàng… du khách sẽ thấy yêu hơn, trân trọng hơn hoạt động bảo tồn di sản văn hoá mà tỉnh Hà Giang đang triển khai với mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân từ chính việc khai thác tinh hoa văn hóa bản địa trong sự hòa hợp với thiên nhiên và sự đồng thuận của con người.

Xuân Lập
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng kêu gọi người dân ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Đà Nẵng kêu gọi người dân ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Đà Nẵng kêu gọi toàn thể nhân dân thành phố chung tay ủng hộ cứu trợ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Tình hình khắc phục sự cố, cấp điện cho người dân thành phố Hải Phòng ngày 10/9

Tình hình khắc phục sự cố, cấp điện cho người dân thành phố Hải Phòng ngày 10/9

Tính đến ngày 10/9, ngành điện thành phố Hải Phòng đã khắc phục xong sự cố tại đường dây 110kV Đồng Hòa - Đồ Sơn và nhiều công trình khác để cấp điện trở lại.
Điện lực Hải Phòng

Điện lực Hải Phòng 'dồn lực' khắc phục nhanh các sự cố, cấp điện trở lại cho nhân dân

Trước hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra, Điện lực Hải Phòng đang nỗ lực triển khai công tác khắc phục, nhanh chóng cấp điện trở lại phục vụ người dân.
Thanh Hóa: Danh sách các điểm sụt lún, sạt lở đường người dân cần chú ý

Thanh Hóa: Danh sách các điểm sụt lún, sạt lở đường người dân cần chú ý

Sau siêu bão Yagi, hàng loạt tuyến đường thuộc tỉnh Thanh Hóa đã bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng; người dân cần hết sức chú ý khi di chuyển qua các khu vực này.
Tỉnh Quảng Nam quyết xóa tàu cá

Tỉnh Quảng Nam quyết xóa tàu cá '3 không'

Chạy đua với thời gian đến ngày 30/9/2024 hoàn thành xóa tất cả tàu cá '3 không', tỉnh Quảng Nam đến từng nhà ngư dân để hướng dẫn đăng ký, cấp phép tàu cá.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: 19 người chết, 11 người mất tích, 21 người bị thương do mưa lũ

Lào Cai: 19 người chết, 11 người mất tích, 21 người bị thương do mưa lũ

Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), tại Lào Cai mưa lũ, sạt lở đất đã làm 19 người chết; 11 người mất tích; 21 người bị thương.
Vĩnh Phúc có thêm Phó Bí thư Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2020-2025

Vĩnh Phúc có thêm Phó Bí thư Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2020-2025

Ông Bùi Huy Vĩnh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.
Cần Thơ: Điều chỉnh nguồn vốn đầu tư công năm 2024

Cần Thơ: Điều chỉnh nguồn vốn đầu tư công năm 2024

UBND TP. Cần Thơ có quyết định điều chỉnh, giao chi tiết Kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách trung ương.
Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi

Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi

Từ chiều nay (10/9), mực nước lũ trên thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi dâng cao; nguy cơ rất cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất khu vực miền núi.
Bắc Giang -  Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo hành lang để thu hút đầu tư

Bắc Giang - Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo hành lang để thu hút đầu tư

Nỗ lực cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính của Bắc Giang đã giúp địa phương này thu hút đầu tư hiệu quả thời gian qua.
Cập nhật tình hình ngập, úng tại Nam Định

Cập nhật tình hình ngập, úng tại Nam Định

Sáng 10/9, UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức họp bàn giải pháp ứng phó với tình trạng ngập, úng do mưa lớn kéo dài vì ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3.
Hải Dương: Nước sông Thái Bình dâng cao mức báo động, di dời khẩn cấp

Hải Dương: Nước sông Thái Bình dâng cao mức báo động, di dời khẩn cấp

Sáng 10/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã có công điện về việc phát lệnh báo động số 2 trên hệ thống sông Thái Bình.
Thái Bình: Mực nước các sông dâng cao, UBND tỉnh ra Công điện khẩn

Thái Bình: Mực nước các sông dâng cao, UBND tỉnh ra Công điện khẩn

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn và một số hồ chứa ở thượng lưu xả lũ, mực nước các sông tại Thái Bình đang ở mức báo động.
Hải Dương: Dự báo mưa lớn, đề phòng nguy cơ xảy ra sạt lở đất

Hải Dương: Dự báo mưa lớn, đề phòng nguy cơ xảy ra sạt lở đất

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, từ sáng sớm 10/9 đến chiều tối ngày 11/9, khu vực tỉnh Hải Dương có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
Thống nhất thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Thống nhất thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 10/9, Văn phòng UBND Thừa Thiên Huế cho biết, Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Nước lũ sông Hồng dâng cao cả mét, người Hà Nội lo lắng trận lụt lịch sử 2008 lặp lại

Nước lũ sông Hồng dâng cao cả mét, người Hà Nội lo lắng trận lụt lịch sử 2008 lặp lại

5h sáng ngày 10/9, mực nước tại sông Hồng đi qua địa bàn Hà Nội dâng cao cả mét so với thời điểm 2h cùng ngày. Nhiều lo lắng, trận lụt lịch sử năm 2008 lặp lại?
Sơn La công bố các quyết định về công tác cán bộ

Sơn La công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 9/9, tỉnh Sơn La đã công bố quyết định về công tác cán bộ, bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
Lạng Sơn: Thiệt hại sơ bộ do cơn bão số 3 gây ra hơn 550 tỷ đồng

Lạng Sơn: Thiệt hại sơ bộ do cơn bão số 3 gây ra hơn 550 tỷ đồng

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Lạng Sơn, ước tính sơ bộ tổng thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh là hơn 550 tỷ đồng.
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh không chính xác

Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh không chính xác

Thông tin về vỡ đê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không chính xác. Người dân chỉ tiếp nhận những thông tin chính thống từ cơ quan Nhà nước.
Ông Nguyễn Xuân Đương được bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh

Ông Nguyễn Xuân Đương được bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh

Chiều 9/9, ông Vương Quốc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trao Quyết định điều động, bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính đối với ông Nguyễn Xuân Đương.
Thái Bình: Sớm ổn định đời sống nhân dân sau bão số 3

Thái Bình: Sớm ổn định đời sống nhân dân sau bão số 3

Ưu tiên của tỉnh Thái Bình là cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất cho người dân cũng như khắc phục ngập úng, bảo vệ lúa mùa, hoa màu trên địa bàn tỉnh.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Gỡ khó về đất đai, xây dựng cho các cơ sở tôn giáo

Bà Rịa – Vũng Tàu: Gỡ khó về đất đai, xây dựng cho các cơ sở tôn giáo

Ngày 9/9, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương nhằm gỡ khó về đất đai, trật tự xây dựng cho các cơ sở tôn giáo.
Thủy sản, trái cây góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu Tiền Giang đạt 4 tỷ USD

Thủy sản, trái cây góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu Tiền Giang đạt 4 tỷ USD

Thủy sản, trái cây… là những mặt hàng góp phần tạo nên kết quả ấn tượng nâng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang đạt xấp xỉ 4 tỷ USD trong 8 năm 2024.
Lai Châu: Bổ nhiệm ông Vương Thế Mẫn giữ chức Giám đốc Sở Công Thương

Lai Châu: Bổ nhiệm ông Vương Thế Mẫn giữ chức Giám đốc Sở Công Thương

UBND tỉnh Lai Châu điều động ông Vương Thế Mẫn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh đến nhận nhiệm vụ tại Sở Công Thương, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Công Thương.
Tổng giám đốc EVNCPC khen thưởng nhóm công nhân Điện lực Bố Trạch cứu người bị điện giật

Tổng giám đốc EVNCPC khen thưởng nhóm công nhân Điện lực Bố Trạch cứu người bị điện giật

Tổng Giám đốc EVNCPC gửi thư khen công nhân Điện lực Bố Trạch đã nhanh trí, hành động dũng cảm cứu sống một người dân bị điện giật ngừng thở.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động