Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 19:45

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Dư luận cả nước “dậy sóng” trước phát ngôn “lệch chuẩn” của C.N.Q.V, thí sinh Yên Bái đầu tiên trong 23 năm giành vòng nguyệt quế tại Đường lên đỉnh Olympia.

Lợi ích mà mạng Internet đưa lại là điều ai cũng thấy được, nhất là kết nối con người với con người thông qua các trang mạng xã hội, cung cấp kho kiến thức khổng lồ, kết nối bạn bè, mua sắm trực tuyến... Thế nhưng bên cạnh đó là không ít thông tin sai lệch có thể đầu độc giới trẻ.

Từ phát ngôn “lệch chuẩn” của một nam sinh

Đầu tháng 9 vừa qua, dư luận cả nước “dậy sóng” trước phát ngôn “lệch chuẩn” của C.N.Q.V, thí sinh Yên Bái đầu tiên trong vòng 23 năm đã giành được vòng nguyệt quế trong vòng thi tháng tại Đường lên đỉnh Olympia vào cuối năm ngoái.

Câu chuyện bắt đầu vào tối ngày 1/9/2024, tài khoản Facebook của C.N.Q.V đã đăng tải một bài viết trên Facebook cá nhân, trong đó thể hiện quan điểm cá nhân về những điều được cho là "không hoàn toàn sự thật" trong những gì được dạy ở trường. Bạn này còn nói xấu Đảng cộng sản Việt Nam bày tỏ mơ ước sống và làm việc tại nước ngoài, và coi đó là mục tiêu lớn nhất của mình, thay vì cống hiến cho quê hương.

Về bản chất, chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Ảnh: Shutterstock.com

Làn sóng phẫn nộ từ cộng đồng mạng không chỉ dừng lại ở những bình luận gay gắt. Nhiều người cho rằng, với tư cách là một thí sinh từng đạt thành tích cao tại "Đường lên đỉnh Olympia", C.N.Q.V lẽ ra nên biết ơn và tự hào về nền giáo dục đã nuôi dưỡng mình, thay vì thể hiện sự bất mãn và coi nhẹ giá trị truyền thống dân tộc. Một số người thậm chí còn đề nghị cần có những biện pháp mạnh tay hơn để xử lý C.N.Q.V…

Đáp lại những chỉ trích dữ dội, C.N.Q.V đã đăng tải một lời xin lỗi trên trang Facebook cá nhân, thừa nhận sai lầm và bày tỏ sự hối hận.

"Là một người trẻ lớn lên ở Việt Nam, mình là người rất thích đọc lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc và mong muốn tìm hiểu về nguồn cội của bản thân. Tuy vậy, trong quá trình tìm hiểu, mình đã bị ảnh hưởng bởi những tư liệu không đúng sự thật và mang tính ác ý với Tổ Quốc”, trong bài viết C.N.Q.V nhận lỗi.

Cũng theo C.N.Q.V, những phát ngôn nông cạn vừa qua chỉ xuất phát từ những quan sát và trải nghiệm ít ỏi của bản thân. Thông qua sự việc lần này, bản thân C.N.Q.V cũng hiểu được thêm về tình cảm, sự biết ơn của người Việt với lịch sử và đối với những người đã ngã xuống vì lý tưởng của dân tộc…

Sự kiện không chỉ dừng lại ở đó. Các trang mạng phản động đã rất nhanh lợi dụng em C.N.Q.V có phát ngôn chưa chuẩn, để nhảy vào khuyến khích, thậm chí tôn vinh như người hùng. Đây là cách mà họ lôi kéo, tác động các bạn trẻ tham gia vào tổ chức của họ. Một số trang mạng phản động của các đối tượng thù địch đã “thêu dệt” thêm những “tình tiết”, rồi “bình loạn”, vu cáo, xuyên tạc vụ việc để đầu độc giới trẻ, kêu gọi tách Đảng ra khỏi đất nước, dân tộc để hạ bệ uy tín của Đảng làm mất niềm tin trong nhân dân từ đó gieo rắc mầm mống biểu tình, bạo loạn để lật đổ chế độ.

Đến việc thiếu những thông tin đúng đắn

C.N.Q.V không phải là trường hợp đầu tiên của những người có học thức, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội mà có những phát ngôn chưa chuẩn mực trên mạng xã hội. Thời gian qua, một số nghệ sĩ, người nổi tiếng cũng đã bị chỉ trích về lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội khi bị “đào lại” quá khứ từng biểu diễn dưới lá cờ ba sọc (cờ chế độ “Việt Nam Cộng hoà” cũ). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều, trong đó có nguyên nhân quan trọng từ việc họ thiếu các thông tin chính thống, chính xác và bị ảnh hưởng tác động của thông tin không đúng sự thật.

Trở lại với phát ngôn “lệch chuẩn” của nam sinh Yên Bái. Trên trang cá nhân, cậu ta viết: "Cuối cấp hai là tôi tiếp cận với văn hóa Phương Tây cao trào nhất. Dần dần tôi phát hiện những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật chỉ biết lừa gạt dân nên tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài".

Tôi nghĩ rằng, sở dĩ cậu ta viết như vậy vì cậu ta chưa ra nước ngoài mà chỉ “biết Phương Tây” qua các thông tin trên mạng xã hội và lời kể của những người thân quen. Bởi lẽ, nếu cậu ta đã đến “tận mục sở thị” các nước Phương Tây, sẽ không viết như vậy. Bản thân tôi đã từng đi công tác nước ngoài nhiều lần, đến nhiều nước Phương Tây nhiều lần với tư cách của một nhà báo để tìm hiểu thực tế đời sống của nhân dân các nước, tôi xin khẳng định với bạn C.N.Q.V và các bạn trẻ rằng: Thực tế Phương Tây không phải hoàn toàn giống như miêu tả trên mạng xã hội và lời kể của những người du lịch qua các nước đó đâu. Bởi những người du lịch thì không thể đến các khu nhà ở “ổ chuột”, khó tiếp xúc với những người nghèo khó ở tầng đáy của xã hội.

Ngay cả các nước Phương Tây phát triển nhất thế giới, vẫn có những người rất nghèo, an ninh chính trị bất ổn. Khoảng cách giữa 1% giới siêu giàu và 99% còn lại của thế giới ngày càng có xu hướng tăng; 82% của cải trên thế giới được tạo ra rơi vào túi 1% số người giàu nhất thế giới - những người đang sở hữu lượng tài sản gấp hơn 2 lần tổng tài sản của 6,9 tỷ người còn lại. Năm 2022, khoảng 207 triệu người thất nghiệp, tăng 21 triệu người so với năm 2019; ngay trong kỷ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vẫn còn 773 triệu người không biết đọc, biết viết. Thực tế, xã hội tư bản hiện đại luôn có từ 15% - 20% dân cư nghèo khổ, cho dù họ luôn tuyên bố “tấn công” vào nghèo đói, điều này chứng minh mô hình cơ cấu tự nhiên của xã hội tư bản không thể giảm nghèo, mà chỉ để chịu đựng cảnh nghèo túng. Nhìn rộng hơn, sự giàu sang của một nhóm người hay một số quốc gia phải được đánh đổi bằng sự bần cùng của nhóm người, quốc gia khác - đây là một nghịch lý đáng sợ bậc nhất mà chủ nghĩa tư bản toàn cầu tạo ra cho thế giới đương đại.

Tôi có may mắn được đến một số nước, trước kia thuộc địa của Pháp. Họ giành được độc lập không bằng con đường đấu tranh cách mạng như Việt Nam mà được Pháp “trao trả độc lập” như một số bạn trẻ do thiếu thông tin nên đã “ước ao”. Cuộc sống của người dân tại các nước này vô cùng khổ cực, khác xa với cuộc sống của nhân dân chúng ta. Có lẽ các bạn trẻ vẫn chưa biết rằng, trong 11 nội dung ràng buộc chính của Hiệp ước thuộc địa mà Pháp áp đặt lên châu Phi để làm điều kiện “trao trả độc lập” cho họ, có việc “hoàn trả chi phí “xây dựng thuộc địa”. Các nước châu Phi bị buộc phải gửi dự trữ tiền tệ Quốc gia của họ vào ngân hàng Trung ương Pháp. Pháp có quyền là người đầu tiên được mua bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào được tìm thấy trong vùng đất thuộc địa cũ của họ. Thông qua các chương trình học bổng, trợ cấp và “Hiệp định quốc phòng” phức tạp gắn liền với Hiệp ước thuộc địa, người châu Phi buộc phải gửi các sĩ quan quân đội của họ đến đào tạo tại Pháp hoặc các cơ sở đào tạo bên ngoài của Pháp...

Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Pháp Macron đã phát biểu khi ghé thăm Bờ Biển Ngà ngày 21/12/2019 rằng: “Chế độ thực dân ở châu Phi trong quá khứ là “một sai lầm nghiêm trọng”, và là lỗi của nước Pháp”.

Có lẽ bạn C.N.Q.V và nhiều bạn trẻ khác vẫn chưa biết được, trong năm 2024, Việt Nam đã đứng vị trí 54 trên tổng số 143 quốc gia trên thế giới về chỉ số đo lường hạnh phúc của Liên hợp quốc. Còn tại thời kỳ dịch COVID-19 đang hoành hành, một khảo sát từ Công ty Dalia Research có trụ sở tại Đức đã cho thấy Việt Nam là quốc gia có sự tin tưởng cao nhất về niềm tin vào Chính phủ trong việc giải quyết đại dịch.

Chính vì thế, để tránh những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ, rất cần có việc định hướng, cung cấp những thông tin đúng đắn để giới trẻ tiếp nhận và phân biệt đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin xấu độc trên mạng xã hội, từ đó chủ động đấu tranh phản bác lại các thông tin xấu độc, các quan điểm sai trái, thù địch./.

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Vuasanca đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”