Thiết lập mặt bằng giá mới?
Cơn sốt đất ảo hồi đầu năm và việc siết chặt pháp lý của chính quyền được xem là các yếu tố khiến thị trường địa ốc Đà Nẵng có phần chững lại thời gian qua. Tuy vậy, giới chuyên gia nhận định, 9 tháng không mấy êm ả như giai đoạn nén lò xo, BĐS Đà Nẵng có thể bật tăng trở lại khi mùa sôi động cuối năm đến gần.
BĐS Đà Nẵng vẫn đầy tiềm năng |
Theo bà Lê Thị Kim Hoa - Giám đốc quản lý văn phòng Savills Việt Nam tại Đà Nẵng, nếu so với các nơi khác, thị trường Đà Nẵng rất tiềm năng, chỉ là trong thời gian qua, không có thêm những nguồn cung mới, cùng với đó là những chính sách pháp lý khiến các nhà đầu tư dịch chuyển để tìm kiếm những cơ hội đầu tư khác.
“Về dài hạn, những vấn đề mang tính pháp lý và kết quả thanh tra liên quan đến đất đai được công bố, thì thị trường BĐS Đà Nẵng sẽ tiếp tục trở lại. Có thể sẽ không bùng nổ, nhưng sẽ thiết lập ở mặt bằng giá mới, đúng hơn với bản chất, quy mô đô thị và tốc độ phát triển của Đà Nẵng”, bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cấp cao, Trưởng phòng Định giá, nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển CBRE chia sẻ.
Cùng quan điểm, đại diện một số sàn môi giới hoạt động tại Đà Nẵng cũng cho rằng, BĐS Đà Nẵng vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa tăng giá, nhưng xu hướng nhà đầu tư hiện nay là hướng đến giá trị thực, tức là những sản phẩm quy hoạch bài bản, vị trí đắc địa, trong tay các chủ đầu tư uy tín và phù hợp với quy hoạch phát triển.
Quy hoạch phát triển cũng là từ khóa được giới đầu tư quan tâm để đặt tầm ngắm đầu tư vào cuối năm. Theo quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn đến 2045, hai mũi phát triển đô thị được xác định là phía Đông Nam và Tây Bắc thành phố.
Phía Đông Nam sôi động
Trong đó, trục Đông Nam thành phố đang chứng kiến sự quan tâm lớn của giới đầu tư nhờ lợi thế ven biển, ven sông Cổ Cò, điểm kết nối giao thương du lịch Đà Nẵng - Quảng Nam. Đông Nam Đà Nẵng cũng là điểm đến mới của dòng tiền dịch chuyển đầu tư khu trung tâm thành phố và ven biển - 2 khu vực nhạy cảm đang bị xem xét hạn chế xây dựng, đặc biệt là phát triển các dự án cao tầng.
“Trước mắt, thành phố không phát triển nhà cao tầng quanh sân bay, trên bán đảo Sơn Trà, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải... Đặc biệt, tại trung tâm TP. Đà Nẵng, tạm dừng nhà cao tầng xây chen ở trung tâm, đó là gom nhiều thửa đất để xây nhà cao tầng không có trong quy hoạch.”- Kiến trúc sư Vũ Quang Hùng, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, Chủ tịch Hội KTS TP. Đà Nẵng cho biết.
Như vậy, việc hạn chế nhà cao tầng, trong khi nhu cầu thực tăng cao do sự phát triển kinh tế - xã hội kéo theo một lượng lớn người dân các địa phương đến Đà Nẵng sinh sống, lập nghiệp. Dự báo trong thời gian tới, việc sở hữu BĐS tại Đà Nẵng sẽ khó khăn hơn. Gánh nặng đô thị trung tâm với quy mô dân số khoảng 1,6 triệu người năm 2020 và 2,5 triệu người năm 2030 sẽ được san sẻ tới các khu vực đang phát triển như Đông Nam Đà Nẵng.
Đây cũng là lý do các dự án đô thị bài bản như Khu đô thị sinh thái ven sông Nam Hòa Xuân ở khu vực này đang được nhà đầu tư săn tìm ráo riết suất đẹp. Lợi thế nằm ven biển, cách bãi tắm công cộng Sơn Thủy chỉ khoảng 1 km, được bao bọc bởi các nhánh sông Cổ Cò như một bán đảo, nằm kề bên danh thắng Ngũ Hành Sơn nườm nượp khách, Nam Hòa Xuân không chỉ đáp ứng nhu cầu ở thực tại một khu đô thị bài bản, hiện đại, mà còn phù hợp để phát triển các ngành nghề kinh doanh dịch vụ du lịch.
Nhà phố Nam Hòa Xuân phù hợp để vừa ở, vừa kinh doanh lâu dài |
Nằm ở tâm điểm khu vực Đông Nam, là dự án khu đô thị sinh thái có hạ tầng bài bản, sở hữu lâu dài… Nam Hòa Xuân đảm bảo yếu tố pháp lý để nhà đầu tư yên tâm cân nhắc sau các vụ bê bối BĐS gần đây.
Lựa chọn BĐS Đà Nẵng một cách khôn ngoan, nhà đầu tư vẫn nắm giữ những cơ hội lớn. Dân số còn tiếp tục tăng, quỹ đất có hạn, nên việc sở hữu sớm bất động sản ở thủ phủ du lịch Đà Nẵng càng sớm càng là nước cờ hay.
Thông tin mới nhất mang đến giá trị chắc chắn cho BĐS Đông Nam đó là việc trung tuần tháng 9 vừa qua, lãnh đạo Đà Nẵng và Quảng Nam đã có cuộc họp thúc đẩy tiến độ dự án khơi thông sông Cổ Cò, đồng thời thống nhất việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư đồng bộ đô thị hai bên sông, kết nối hạ tầng phát triển.
Dự án khơi thông sông Cổ Cò có tổng chiều dài khoảng 20km được kỳ vọng tái hiện “con đường tơ lụa” kết nối vùng thị cảng non trẻ Tourane (Đà Nẵng) với Faifo (Hội An) ở giai đoạn cuối thế kỷ 19, khai phá tiềm năng du lịch lớn tại khu vực Đông Nam Đà Nẵng.