Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 00:28

Bí ẩn phía sau App Apec Finance huy động vốn vượt gấp đôi trần lãi suất ngân hàng

Nền tảng đầu tư tài chính 4.0 App Apec Finance của Tập đoàn APEC gây chú ý khi huy động vốn nhà đầu tư với lãi suất cực cao nhưng không có tài sản đảm bảo.

Hàng loạt gói huy động lãi suất cao nhưng không tài sản đảm bảo

Apec Finance là nền tảng tài chính 4.0 của Công ty Cổ phần Apec Finance (Tầng 16 tòa Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội). Đây là một công ty thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Apec Group (Tập đoàn Apec Group) đầu tư và phát triển.

Theo tìm hiểu, Apec Finance đang gây chú ý khi huy động vốn với lãi suất cao ngất ngưởng, thậm chí cao hơn trái phiếu doanh nghiệp nhưng lại không có tài sản đảm bảo nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.

Cụ thể, gói đầu tư Asavings có mức đầu tư chỉ từ 10 triệu đồng, lãi suất lên đến 13%/năm, có kỳ hạn đầu tư từ 12 – 60 tháng, trả lãi 3 tháng 1 lần. Đối với các khoản kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 11%/năm, không được rút gốc trước hạn, kỳ trả lãi 3 tháng. Đối với kỳ hạn 24 tháng có lãi suất 12%/năm, không được rút gốc trước hạn, kỳ trả lãi 3 tháng. Kỳ hạn 36 tháng lãi suất 12,5%, được rút gốc trước hạn. Kỳ hạn 36 tháng với lãi suất 13%/năm, không được rút gốc trước hạn.

App Apec Finance đang triển khai nhiều gói đầu tư với lãi suất huy động lên đến 13%/năm

Theo quảng cáo, Asavings là sản phẩm đầu tư cho vay vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tổ chức cho vay vốn là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, đã được thẩm định tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn. Các doanh nghiệp đều được kiểm toán báo cáo tài chính bán niên, kiểm toán hàng năm bởi các công ty kiểm toán hàng đầu.

Apec Finance cho rằng, so sánh với hình thức trái phiếu thì việc đầu tư cho doanh nghiệp vay vốn có nhiều ưu điểm hơn khi không phụ thuộc vào đợt phát hành nên nhà đầu tư có thể đầu tư bất kỳ thời điểm nào, không bị hạn chế bởi số lượng tiền đầu tư tối đa, không bị hạn chế bởi tiêu chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp giống như trái phiếu.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, nếu so sánh với trái phiếu, lãi suất cũng chưa đến 13% năm mà thời gian qua nhiều tổ chức đã có nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ mới ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP với điều khoản quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, một công ty đứng ra huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng, trong khi ít tiêu chuẩn hơn là ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

Chi tiết kỳ hạn trong các gói đầu tư Asavings

Gói đầu tư kế tiếp là Cash Up được giới thiệu tích luỹ không kỳ hạn lên đến 12%/năm với chỉ từ 100.000 đồng, rút gốc tự do hưởng nguyên lãi suất.

Gói đầu tư Cash Up cũng có lãi suất lên đến 12%/năm

Trong Cash Up còn được chia nhỏ thành các gói: Gói Power - Lãi suất vượt trội lên đến 12%/năm, hạn mức tối đa là 50 triệu, kỳ trả lãi 7 ngày. Gói Smart - Tiết kiệm thông minh với hạn mức tối đa 9,5%/năm, hạn mức tối đa 200 triệu đồng. Gói Stable - Đầu tư bền vững, không giới hạn hạn mức, lãi suất 9%/năm.

Theo giới thiệu, các sản phẩm Cash Up sẽ có hạn mức đầu tư tối đa khác nhau tùy theo tính chất sản phẩm, Apec Finace sẽ dựa vào tình hình sản suất trên thị trường và tỷ suất sinh lời của các khoản Hợp tác đầu tư để đưa ra mức cam kết lãi suất cố định cho khách hàng tùy từng thời điểm. Các thay đổi về lãi suất có thể điều chỉnh mà không cần báo cáo trước và có hiệu lực kể từ ngày bắt đầu thay đổi.

Trên app Apec Finance còn giới thiệu gói đầu tư A-partner. Đây là mô hình đầu tư dự án bất động sản giá gốc cùng Tập đoàn Apec. Nhà đầu tư được tận dụng nguồn lực, kinh nghiệm phát triển, kinh doanh và vận hành dự án của Tập đoàn Apec. Mô hình này phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn, muốn đầu tư kinh doanh bất động sản thông qua hình thức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp dự án.

Nhà đầu tư sẽ được nhận cổ tức, lợi nhuận từ 50% -200% trong suốt vòng đời dự án. Được cam kết mua lại cổ phần mọi thời điểm với lãi suất 5%/năm, được cam kết đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán và được chuyển đổi cổ phần sang bất động sản của dự án với giá ưu đãi.

Với những lời kêu gọi từ số tiền đầu tư thấp, tính linh hoạt cao, lãi suất vượt trội.. các sản phầm đầu tư của APEC Finance nhanh chóng tạo được sự quan tâm cho dư luận, thế nhưng, đa số các gói sản phẩm kêu gọi đầu tư này lại không có tài sản đảm bảo.

Theo tìm hiểu, để có thể đầu tư vào Apec Finance, nhà đầu tư phải ký hợp đồng Hợp tác kinh doanh với Công ty cổ phần Apec Finance. Trong đó có điều khoản: Nhà đầu tư thực hiện tài khoản thông qua nền tảng của Apec Finance và thực hiện góp vốn bằng tiền mặt vào Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Số tiền vốn góp được chuyển vào tài khoản ngân hàng của công ty được cập nhật trên nền tảng Apec Finance. Vốn góp của nhà đầu tư có thể được công ty ủy thác cho đơn vị quản lý đầu tư, thùy theo quyền quyết định của công ty.

Được biết, các sản phẩm huy động của Apec Finance không có tài sản đảm bảo. Thay vào đó, khách hàng có thể theo dõi kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp đang niêm yết nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Apec như Công ty cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương - Chứng khoán APEC (HNX: APS), Công ty cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API), Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ)... để cập nhật tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ sinh thái Apec từng dính "vết đen" xử phạt

Hệ sinh thái Apec Group là cái tên liên quan đến ông Nguyễn Đỗ Lăng đã trở thành cái tên "nổi đình nổi đám" thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua. Năm 2021 các cổ phiếu họ Apec cùng với họ FLC của ông Trịnh Văn Quyết và họ Louis của ông Đỗ Thành Nhân còn “làm mưa làm gió” trên thị trường chứng khoán giá cổ phiếu tăng trần liên tục và bị nhà đầu tư nghi ngờ có “đội lái” đứng phía sau.

Trong năm 2022, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC và ông Đỗ Thành Nhân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Louis Holdings đều bị bắt vì tội thao túng chứng khoán. Cuối tháng 4/2022, Tập đoàn Apec phải phát đi thông báo, bác tin đồn cho rằng công ty liên quan tới Chứng khoán Trí Việt và nhóm doanh nghiệp Louis của ông Đỗ Thành Nhân. Sau sự kiện này, các cổ phiếu thuộc họ Apec, họ Louis, họ FLC cũng đồng loạt tụt dốc.

Apec Group từng bị xử phạt 600 triệu đồng liên quan đến việc phát hành chui gần 500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp

Ngoài ra, liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu, Uỷ ban chứng khoán nhà nước cũng xác định Apec Group vi phạm khi huy động gần 500 tỉ đồng từ ngày 18/1 đến 6/8/2021 khi phát hành và bán trái phiếu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư không xác định nhưng không nộp hồ sơ đăng ký. Ngoài việc bị xử phạt 600 triệu đồng, doanh nghiệp này phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thu hồi trái phiếu đã phát hành, hoàn trả tiền mua trái phiếu cho nhà đầu tư.

Đầu tháng 10/2022, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phát đi thông báo cảnh báo về các trang web, app giao dịch (Passion Invest, Tikop, Infina, Savenow, BUFF…) thực hiện huy động vốn, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

Cụ thể, các đơn vị này huy động vốn của nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Do đó, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.

Liên quan các vấn đề trên, phóng viên đã liên hệ qua điện thoại với bà Nguyễn Thanh, đại diện truyền thông Apec Group. Bà Thanh cho rằng Apec Finance không phải công ty niêm yết mà chỉ là đơn vị tư vấn đơn thuần. Apec Finance chỉ ký hợp đồng Hợp tác đầu tư, không liên quan đầu tư trái phiếu hay chứng khoán. Đồng thời, bà Thanh cũng đề nghị sẽ cung cấp thông tin cụ thể sau.

Thế Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng

Làm rõ nguyên nhân bé gái 7 tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Thanh Hóa: Tạm giữ hình sự đối tượng say rượu, gây tai nạn giao thông, chống người thi hành công vụ

Công ty CP Du lịch Hồ Nam Bạc Liêu bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản tại 4 ngân hàng