Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Biện pháp tự vệ thương mại của các nước châu Phi, Tây Á, Nam Á đối với hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu

Qua theo dõi tình hình thị trường thời gian qua, Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á- Nam Á nhận thấy, nguy cơ các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam phải đối diện với các biện pháp tự vệ thương mại từ các nước khu vực châu Phi, Tây Á và Nam Á là không cao 

Cà phê được xuất khẩu chủ yếu sang Tây Á và Nam Á

Theo số liệu của Tổng của Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2014, các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á được phân chia khá rõ rệt. Cụ thể, các sản phẩm thủy sản chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực Tây Á (Ả rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất-UAE, Ix-ra-en, Cô-oét…) và Nam Á (Ấn Độ, Pakistan). Tại châu Phi, Ai Cập tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, gạo lại chủ yếu được xuất khẩu sang các nước châu Phi (Ghana, Bờ Biển Ngà, Algeria, Senegal, Nam Phi..,), một phần nhỏ được xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, UAE. Các mặt hàng nông sản khác như hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, cao su thiên nhiên lại được chủ yếu xuất khẩu sang Tây Á và Nam Á. Riêng mặt hàng lâm sản (chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ) có kim ngạch xuất khẩu không đáng kể sang thị trường khu vực.

Bảng: Xuất khẩu nông lâm thủy sản sang một số thị trường chủ yếu thuộc khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á trong 11 tháng 2014

Khả năng các nước trong khu vực áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật

Qua theo dõi tình hình thị trường, Vụ KV4 nhận thấy, nguy cơ các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam phải đối diện với các biện pháp tự vệ thương mại từ các nước khu vực châu Phi, Tây Á và Nam Á là không cao vì một số lý do sau:

Thứ nhất, đối với các mặt hàng thủy hải sản, thị trường nhập khẩu chính là các nước thuộc khu vực Tây Á và Ai Cập, những nước này lại không có điều kiện thuận lợi để sản xuất thủy sản. Đối với thị trường Ấn Độ và Pakistan (là những nước có tiềm năng về thủy sản) thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào những thị trường này cho đến nay không lớn. Ngoài ra, những thị trường nói trên cũng không thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (trừ Ấn Độ).

Thứ hai, đối với gạo, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thị trường nhập khẩu chính nằm ở châu Phi. Đây là một trong những nhu yếu phẩm cần thiết nhất của người dân châu Phi và là mặt hàng phải nhập khẩu thường xuyên. Do sản xuất tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nên gạo của Việt Nam nói riêng và của các nước khác nói chung được nhập khẩu vào khu vực thị trường này chưa từng bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Đối với các mặt hàng nông sản khác như hạt điều, hạt tiêu, cà phê, chè thì hiện Việt Nam chỉ xuất khẩu sang những thị trường có nhu cầu lớn nhưng không có lợi thế về sản xuất như: hạt điều sang UAE, hạt tiêu sang UAE, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Nam Phi, chè sang Pakistan, cà phê sang Algeria, Nam Phi, Ấn Độ,...

Thứ ba, tại khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á, hai nước khá thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, thời gian qua, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng áp dụng các biện pháp phòng vệ là những sản phẩm công nghiệp như dệt may, giầy dép và một số hàng gia dụng khác chứ không phải là hàng nông, lâm, thủy hải sản.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. Đây là mặt hàng có nguy cơ cao có thể bị phía Ấn Độ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Nguyên nhân là do Ấn Độ vừa là nước trồng nhiều cao su, vừa là nước nhập khẩu cao su để phục vụ nhu cầu làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Theo số liệu của của Trung tâm thương mại quốc tế (trang web: www.trademap.org), năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu cao su tự nhiên sang Ấn Độ với trị giá 225 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của nước này. Mới đây, các nhà sản xuất cao su của Ấn Độ đã đề nghị Chính phủ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc tăng thuế nhập khẩu mặt hàng này.

Ngoài một số biện pháp phòng vệ thương mại mà các nước trong khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á (chủ yếu là Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ) đã áp dụng nói trên, một số quốc gia cũng đặt ra những hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản thông qua đặc thù văn hóa, tôn giáo. Nhiều nước châu Phi, Trung Đông theo đạo Hồi nên quy định xuất nhập khẩu mang những nét đặc thù. Chẳng hạn, nhãn mác, mã hiệu, thông tin về sản phẩm phải ghi bằng hai thứ tiếng trong đó bắt buộc có tiếng Ả rập và một thứ tiếng thông dụng tại nước sở tại như tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp). Sản phẩm giết mổ phải phù hợp với các thủ tục, quy định của Hồi giáo và phải có giấy chứng nhận Halal. Ví dụ, Các tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) chủ yếu nhập hàng theo hình thức đại lý; cấm nhập rượu, bia, đồ uống có cồn, thịt lợn, các vật dụng bằng da lợn. Thổ Nhĩ Kỳ, nước hay kiện chống bán phá giá kiểm soát nhập khẩu bằng giấy chứng nhận… Một số ít quốc gia châu Phi, để bảo vệ sản xuất trong nước thường áp dụng mức thuế nhập khẩu cao như Maroc (trung bình hơn 40%); Nigeria quy định hàng hóa trước khi nhập khẩu phải có một trong hai loại giấy chứng nhận là SONCAP của Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria (SON) hoặc giấy chứng nhận NAFDAC. Hay Ai Cập đòi hỏi phải có giấy chứng nhận lãnh sự của Đại sứ quán nước này mới cho xuất khẩu một số mặt hàng vào Ai Cập (như cá Ba sa)... Riêng Irael là nước Trung Đông theo đạo Do Thái, các quy định nhãn mác hàng hóa phải viết bằng tiếng Herbrew và nước này cũng áp dụng tiêu chuẩn Kosher đối với hàng lương thực, thực phẩm….

Những khuyến nghị

Trước tình hình nêu trên, đối với mặt hàng cao su nói riêng (trong bối cảnh giá cao su tự nhiên trong nước vẫn ở mức thấp) và các loại nông lâm thủy sản khác nói chung, Vụ KV4 thường xuyên khuyến nghị với doanh nghiệp đang sản xuất, xuất khẩu cần liên tục cập nhật, thu thập đầy đủ tài liệu về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, các thông tin về lợi thế trong sản xuất như điều kiện tự nhiên, chi phí nhân công…để phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng qua đó sẽ giảm thiểu nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại. Kinh nghiệm cho thấy, nếu doanh nghiệp hợp tác tốt, cung cấp nhanh và đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm thì nhiều khả năng sẽ tránh được việc nước nhập khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ hoặc khi áp dụng, mức thuế cũng có thể được giảm nhẹ hơn.

Lê Hồng Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biện pháp tự vệ

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn tiếp cận mạnh mẽ hơn nữa đến Việt Nam để mở rộng quy mô hoạt động, trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, công nghệ mới.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo.
Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến công nhận các đơn vị chứng nhận và cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào EU.
Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ, phản ánh năng lực ngày càng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Philippines là thị trường tiềm năng, do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển thông tin, không có gạo Việt Nam trong số gạo bị cơ quan chức năng Thuỵ Điển tạm giữ do nghi ngờ gian lận chất lượng.
Doanh nghiệp Việt kiều làm

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Thời gian qua, các doanh nghiệp do Việt kiều làm chủ đã hỗ trợ rất tích cực cho Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đưa hàng Việt Nam ra thế giới.
Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, hàng trăm tấn gạo vừa bị tạm giữ tại Thụy Điển sau cuộc điều tra diện rộng về nghi ngờ gian lận chất lượng.
Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

240 sản phẩm hàng hóa Việt Nam đã có mặt trên kệ siêu thị Carrefour Brussel, Vương quốc Bỉ và sẵn sàng phục vụ người dân vùng trung tâm Brussels.
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 chiếm thị phần 9,22%, tăng tốt ở nhóm hàng cá tươi - HS0301 (tăng 19,33%).
Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Gambia là quốc gia Tây Phi, có diện tích nhỏ 13.300 km2, dân số chỉ trên 2,6 triệu người, trong đó 63% sống ở thành thị, thu nhập gần 800 USD/người/năm.
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường Senegal từ ngày 25 - 29/11/2024.
Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ tăng lên 56,3 triệu tấn, cao hơn 2,3 triệu tấn so với dự báo đã công bố trước đây.
Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp không chỉ là hoạt động xúc tiến thương mại mà còn là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp thâm nhập, phát triển, xây dựng thương hiệu
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Biện pháp cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép đã được Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đưa ra, có hiệu lực từ 01/10/2024.
Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Thâm nhập thị trường Senegal, không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu 18,6 triệu người tiêu dùng Senegal mà còn có cơ hội cung cấp cho các nước khác trong khối.
EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Các quy định rào cản kỹ thuật tại thị trường EU đang đặt ra không ít thách thức cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 diễn ra tại TP. Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Văn phòng Cục Xúc tiến Thương mại và Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam tổ chức một sự kiện giao thương tại Ấn Độ.
Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Buổi làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và đoàn doanh nghiệp VCCI nhằm tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ… vào thị trường Bắc Âu.
Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Nhằm tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã thực hiện chương trình công tác tại thủ đô Tunis.
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm Việt Nam gia tăng sự hiện diện tại thị trường Pháp nói riêng và EU nói chung.
Bật cơ chế

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ

Trước ‘bão’ phòng vệ thương mại từ Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần tâm thế sẵn sàng ứng phó, hợp tác đầy đủ, cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ cho cơ quan điều tra.
Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần với cà phê tiêu thụ và biên độ lợi nhuận trần khi nhập khẩu cũng như phân phối, bán buôn và bán lẻ mặt hàng này trên thị trường sở tại.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Thành phố cảng Marseille và vùng Aix - Marseille Provence là cửa ngõ quan trọng, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động