Bình Dương: Khởi công xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp An Lập Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản |
Theo kế hoạch của tỉnh Bình Dương, đến năm 2030 tỉnh này sẽ thực hiện di dời gần 2.900 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp nằm rải rác trong các khu dân cư thuộc địa bàn các TP. Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, Tân Uyên, và thị xã Bến Cát.
Các doanh nghiệp này dự kiến sẽ được di dời về các khu, cụm công nghiệp phía Bắc của tỉnh. Ước tính số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc diện phải di dời là khoảng gần 288.500 người. Trong đó, Bình Đường được chọn là khu công nghiệp đầu tiên phải di dời.
Khu công nghiệp Bình Đường được thành lập từ năm 1993, có quy mô 16,5 ha do Tổng công ty Thương mại, Xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư |
Việc di dời khu công nghiệp này nhằm mục đích chuyển đổi công năng. |
Ghi nhận của phóng viện Vuasanca , khu công nghiệp này hiện đang có 11 doanh nghiệp, gồm 5 doanh nghiệp thuê đất và 6 doanh nghiệp thuê nhà xưởng, đang hoạt động sản xuất bình thường. |
Công ty TNHH Sung Hyun Vina (Hàn Quốc) được chọn để thí điểm di dời đầu tiên. Công ty này có 3 nhà máy chuyên sản xuất hàng may mặc đang hoạt động tại Bình Dương với hơn 2.000 lao động. |
Còn lại các doanh nghiệp sẽ được di dời sau. |
Dù được xây dựng từ 1993, nhưng hệ thống hạ tầng như hệ đường sá, thoát nước, đường điện… vẫn tốt. |
Đây là khu công nghiệp nhỏ nhất tại Bình Dương nằm lọt thỏm giữa khu dân cư cũ và khu đô thị Him Lam Phú Đông. |
Trước đó, ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đã có buổi thị sát tại khu công nghiệp này. Ông Nguyễn Văn lợi đánh giá, việc di dời là cần thiết, song phải thực hiện thận trọng và khoa học, đảm bảo lợi ích chung của người lao động, doanh nghiệp và của tỉnh. Để hoạt động di dời các doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, tạo được sự đồng thuận và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động, tỉnh Bình Dương sẽ ban hành chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp thuộc diện phải di dời. Theo đó, chính sách hỗ trợ người lao động sẽ bao gồm: hỗ trợ trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất; chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải nghỉ việc do di dời; hỗ trợ đào tạo nghề đối với công nhân tại địa điểm mới; chính sách về bảo hiểm xã hội; chính sách đặc thù hỗ trợ về nhà ở xã hội đối với người lao động bị ảnh hưởng. Đối với doanh nghiệp thuộc diện phải di dời, ngân sách tỉnh Bình Dương sẽ hỗ trợ từ nguồn khuyến công; hỗ trợ xúc tiến thương mại; ưu đãi đầu tư đối với dự án trong khu công nghiệp; phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ vay vốn; hỗ trợ tiền thuê đất, nhà xưởng tại địa điểm mới. |