Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 23:05

Bình Thuận phải tiếp tục đi lên bằng “ba chân kiềng”

Chiều 18/4, Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận về tình hình kinh tế - xã hội địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo

Báo cáo với Thủ tướng, ông Nguyễn Ngọc Hai - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - cho biết, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng bình quân 7-7,5%/năm; trong đó GRDP nhóm ngành gồm công nghiệp – xây dựng tăng 9-9,5%; dịch vụ tăng 8,2-8,7%; nông lâm thủy hải sản tăng 3,3-3,8%. Năm 2016, tổng thu ngân sách nội địa đạt 5.410 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 522,8 triệu USD. Bình Thuận có thêm 12 xã và huyện đảo Phú Quý đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 40,3 triệu đồng.

Đến giữa tháng 4/2017, Bình Thuận có 1.281 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 233.675 tỷ đồng. Trong đó du lịch chiếm nhiều dự án nhất với 381 dự án, vốn đầu tư gần 52.400 tỷ đồng; công nghiệp có 311 dự án với số vốn đầu tư lớn nhất gần 164.700 tỷ đồng.

Về du lịch, Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư các dự án như: Khu du lịch ven biển Hòa Thắng - Hòa Phú có diện tích 1.353 ha thuộc địa bàn huyện Bắc Bình và Tuy Phong; Khu du lịch giải trí đường 706B rộng hơn 1.000 ha tại TP. Phan Thiết; Khu du lịch Bàu Trắng (Bắc Bình) gần 550 ha. Về công nghiệp, có Trung tâm nhiệt điện khí Sơn Mỹ công suất 4.000 MW; Nhà máy chế biến khí hóa lỏng Sơn Mỹ; Nhà máy chế biến sâu titan; Nhà máy sản xuất vật tư - thiết bị y tế; Nhà máy sản xuất phân bón; Nhà máy chế biến nhôm và chế tạo các sản phẩm nhôm; Nhà máy xử lý nhiệt (trái thanh long)... đang mời gọi đầu tư.

"Là địa phương có lợi thế về biển, rừng, nông nghiệp, khoáng sản, du lịch và năng lượng, Bình Thuận đủ tiềm năng để phát triển thành một nền kinh tế mạnh về nhiều mặt. UBND tỉnh Bình Thuận đã đặt chủ trương triển khai xây dựng 3 trung tâm mang tầm quốc gia giao đoạn từ nay đến năm 2030, gồm: Trung tâm du lịch- thể thao biển; Trung tâm năng lượng; Trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan. Muốn hiện thực chủ trương này, mong muốn Thủ tướng cho sớm thực hiện việc mở rộng sân bay Phan Thiết, xây đường cao tốc đoạn Phan Thiết- Dầu Giây (Đồng Nai), đường ven biểm quốc gia qua tỉnh Bình Thuận, phát triển năng lượng tái tạo, kêu gọi đầu tư vào các dự án khai khoáng, dồn sức cho ngành nông nghiệp công nghệ cao và đưa du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn mang tầm quốc gia" - ông Nguyễn Ngọc Hai đề xuất.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhìn nhận thẳng thắn về nhiệt điện than

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận, Bình Thuận là địa phương hội tụ đủ điều kiện để hình thành một tỉnh kinh tế đa lĩnh vực với nhiều tiềm năng sẳn có, đặc biệt là hình thành trung tâm năng lượng của quốc gia. Khi Bình Thuận phát huy được nguồn tài nguyên, du lịch, ngành nông nghiệp công nghệ cao thì sẽ thúc đẩy ngành thương mại và dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, để những hạng mục này phát triển, ngoài nỗ lực của địa phương, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ trung ương về chính sách và những giải pháp cụ thể.

Đối với các Nhà máy nhiệt điện than tại Bình Thuận, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, tại Vĩnh Tân có 5 nhà máy thì 4 nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ trên mức giới hạn, nhà máy còn lại sử dụng công nghệ cận mức giới hạn và sử dụng than nhập khẩu nên lượng xỉ thấp thấp, chỉ chiếm 4/15 triệu tấn xỉ thải của cả nước và hiện nay cơ bản đã giải quyết được vấn đề về môi trường. Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực mở cửa Nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải ở Trà Vinh và Vĩnh Tân ở Bình Thuận cho người dân vào kiểm tra. Đây là hướng tạo tương tác giữa người dân và doanh nghiệp trong giám sát về môi trường. “Trong tương lai, Bình Thuận sẽ hình thành trung tâm năng lượng tái tạo lớn của cả nước, nhưng để hiện thực hóa mục tiêu này rất cần có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng gió, năng lượng mặt trời về các khoản vay vốn, lãi suất vay phù hợp mới thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Bình Thuận đã đạt được trong thời gian vừa qua. Thủ tướng khẳng định, Bình Thuận có rất nhiều tiềm năng và điều kiện hết sức thuận lợi để trở thành một tỉnh giàu mạnh. Chính phủ sẽ tạo điều kiện, nhằm đưa Bình Thuận trở thành một trung tâm kinh tế đặc thù về nông nghiệp công nghệ cao, về khoáng sản, điện năng và thu hút nhiều du khách nhờ những những “đặc sản” về du lịch.

Thủ tướng khẳng định, để Bình Thuận nhanh chóng phát triển, chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, người dân cần có tinh thần đoàn kết, cầu thị, quyết tâm trên dưới một lòng. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, lợi thế nhiều, nhưng Bình Thuận hiện vẫn chưa tạo ra được những “quả đấm thép” để thúc đẩy kinh tế, xã hội đi lên. Mũi Né nổi tiếng về du lịch song chưa có những điểm du lịch nổi tiếng. Dọc bờ biển rất đẹp của Bình Thuận chưa thấy một dự án nào tầm cỡ về du lịch đầu tư mà chỉ thấy hàng nghìn dự án nhỏ lẻ quy hoạch chưa đúng mức, đủ tầm. Kinh tế biển giàu tiềm năng, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế biển còn thiếu và yếu. Ứng dụng công nghệ cao còn thấp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chưa bền vững. Bình Thuận cần cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn, phải có thông điệp kêu gọi đầu tư nhiều và bài bản. Cả tỉnh hiện mới có trên 4.500 doanh nghiệp là quá thấp. Đến năm 2020 phải đạt mục tiêu có trên 7.000 doanh nghiệp. “Bình Thuận có nhiều lợi thế nên cần phát huy nguồn lực và tiềm năng. Tỉnh phải tiếp tục đi lên bằng “ba chân kiềng” đó là: du lịch- dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao trên tinh thần phát triển nhanh nhưng bền vững”- Thủ tướng chỉ đạo.

Sáng cùng ngày, Công ty Cổ phần sữa Thông Thuận phối hợp UBND tỉnh đã tổ chức lễ khởi công Khu phức hợp Nông nghiệp công nghệ cao chăn nuôi bò và chế biến các sản phẩm từ sữa tại khu vực xây dựng trang trại bò sữa thuộc xã Sông Bình, huyện Bắc Bình. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã tham dự lễ khởi công dự án. Dự án có tổng diện tích trên 850 ha, tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng, bao gồm trồng cây ngắn ngày và chăn nuôi bò sữa, bò thịt công nghệ cao. Cụm công nghiệp Sông Bình (24 ha) gồm Nhà máy chế biến sữa, Nhà máy chế biến thịt, Nhà máy nước tinh khiết và Nhà máy bao bì đóng gói theo công nghệ tiên tiến. Riêng Nhà máy chế biến sữa có vốn đầu tư 850 tỷ đồng, quy mô sữa tươi tiệt trùng 100 triệu lít/năm; sữa chua 90 triệu hũ/năm; sữa đặc 85 triệu hộp/năm.

Thế Vĩnh
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sóc Trăng khai thác tối đa tiềm năng của Hội chợ OCOP tại Lễ hội Oóc om bóc

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thành lập Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng

Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Thừa Thiên Huế: Hội nghị triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

10 tháng năm 2024, tỉnh Thái Bình giải ngân vốn đầu tư công gần 5.000 tỷ đồng

Cần Thơ lên kế hoạch tổ chức triển lãm thành tựu 50 năm đổi mới và phát triển

Khai mạc Lễ hội Kanagawa Festival 2024 tại Đà Nẵng

Hoà Bình: Cấm lưu thông tại một số tuyến đường trong Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển logistics, thu hút đầu tư vào hạ tầng

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc