Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ Công Thương- Chuyển động tích cực từ đòi hỏi thực tiễn và của cử tri cả nước

Để thực hiện Nghị quyết của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV cũng như thực hiện lời hứa với Quốc hội và cử tri cả nước, ngay sau Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Quyết định số 4901/QĐ-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2016, về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Bộ Công Thương- Chuyển động tích cực từ đòi hỏi thực tiễn và của cử tri cả nước

Kế hoạch hành động triển khai thực hiện với 111 nhiệm vụ, tập trung vào 8 nhóm vấn đề lớn. Đến nay, sau gần 6 tháng tập trung triển khai, một số công việc đã được hoàn thành, một số công việc khác còn cần được tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, có thể đánh giá rằng, những kết quả đạt được ở nhiều lĩnh vực cho thấy sự chuyển biến tích cực và đem lại hiệu quả rõ rệt.

I. Kế hoạch hành động quyết liệt của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương- Chuyển động tích cực từ đòi hỏi thực tiễn và của cử tri cả nước

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (ngày 15/11/2016), cùng với những cam kết quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành

Nội dung chính của bản kế hoạch chủ yếu là nhiệm vụ rất cụ thể với từng lĩnh vực, từng đơn vị và lãnh đạo của Bộ Công Thương:

- Tổng cục Năng lượng, Cục Hóa chất, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được phân công, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

Rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại của các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; khẩn trương xử lý dứt điểm, không để tiếp tục kéo dài gây thiệt hại cho Nhà nước; xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện các dự án; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra; đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực này.

- Thành lập Ban Chỉ đạo của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng Ban Chỉ đạo để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai xử lý khẩn trương, dứt điểm các vấn đề tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương.

- Hoàn thành việc xây dựng và thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước.

- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động này.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm để hạn chế tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác này thời gian tới.

- Quản lý chặt chẽ việc sản xuất phân bón; xây dựng, ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về phân bón; đề xuất phương án thống nhất đầu mối quản lý nhà nước đối với mặt hàng này.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong Ịĩnh vực phân bón và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý được giao.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích sản xuất để bảo đảm tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ôtô, lộ trình thực hiện kể từ năm 2017; hoàn thành danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các công trình, dự án thủy điện vi phạm pháp luật về đầu tư, về bảo vệ môi trường, xả lũ gây thiệt hại cho đời sống, sản xuất của nhân dân vùng hạ lưu; tổng rà soát, đánh giá quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các công trình thủy điện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội, gắn phát triển thủy điện với thủy lợi...

II. Những chuyển biến tích cực

- Chuyển biến rõ nét trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp:

Đây là lĩnh vực được Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước đề cập nhiều, Bộ Công Thương xác định phải quyết tâm tạo sự chuyển biến rõ nét, lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này để bảo vệ quyền lợi của người dân.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo và trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp, hành động quyết liệt để kiểm tra, phát hiện, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không tuân thủ pháp luật và đã đạt được những kết quả tích cực được minh chứng bằng những con số ấn tượng:

Nếu như cuối năm 2015, đầu năm 2016 có 67 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thì đến cuối năm 2016, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã giảm 27 doanh nghiệp xuống còn 40 doanh nghiệp. Trong số này, có 15 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận, 10 doanh nghiệp chủ động chấm dứt hoạt động và 2 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Trong 4 tháng đầu năm 2017, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiếp tục giảm thêm 4 doanh nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp chủ động chấm dứt hoạt động, 1 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và 1 doanh nghiệp thông báo hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng. Tính tới hết tháng 4/2017, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn hoạt động là 36 doanh nghiệp, giảm 46% so với cuối năm 2015.

Về số lượng người tham gia bán hàng đa cấp: Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp tính đến cuối năm 2016 là 637.637 người, giảm 212.363 người (25%) so với cuối năm 2015. Tính đến hết tháng 4/2017, sau khi tiến hành chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, số lượng người tham gia tiếp tục giảm xuống còn khoảng 472.000 người, giảm 44% so với cuối năm 2015.

Để đạt được kết quả nêu trên, bên cạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, Bộ Công Thương cũng đã tập trung vào công tác xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, cụ thể như:

+ Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp với các điểm mới cơ bản như minh bạch hóa tối đa hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý của các cơ quan ở Trung ương và địa phương... Hiện nay, Dự thảo đang được Chính phủ xem xét để thông qua. Bộ Công Thương cũng đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo và đề xuất bổ sung một điều khoản trong Bộ luật hình sự để ngăn chặn và hạn chế các hoạt động đa cấp bất chính.

+ Ngoài ra, xuất phát từ tình hình tội phạm liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng gia tăng và có tính chất phức tạp trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã đề xuất và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung một tội danh trong Bộ luật hình sự 2015 để có thể trực tiếp xử lý các vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp. Hiện, Bộ Công Thương đang làm việc tích cực với các cơ quan liên quan để hoàn thiện Dự thảo.

Với những nỗ lực trong thời gian qua, công tác quản lý đối với lĩnh vực này đã đạt được những chuyển biến tích cực như đã nêu trên: Số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã giảm từ 67 xuống còn 36 doanh nghiệp; số lượng người tham gia bán hàng đa cấp cũng giảm 44% so với cuối năm 2015; nhận thức của người dân đối với hoạt động bán hàng đa cấp bất chính đã được cải thiện đáng kể.

- Bảo đảm an toàn môi trường - Dấu hiệu đáng mừng

Với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, trước hiện trạng đang có nhiều rủi ro, nguy cơ đối với môi trường từ nền sản xuất với hệ thống công nghệ, thiết bị đã được đầu tư qua nhiều thời kỳ; với quyết tâm chỉ rõ nguyên nhân và xử lý triệt để, tận gốc các nguy cơ tiềm ẩn gây tác động xấu tới môi trường, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-BCT ngày 19 tháng 10 năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương.

Chỉ thị này là định hướng quyết liệt, xuyên suốt đối với cơ quan quản lý môi trường của ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp sản xuất nhằm chung tay rà soát, đánh giá rõ thực trạng để đề xuất các quyết định kiên quyết loại bỏ, cải tạo, cải tiến, lựa chọn đầu tư công nghệ tiên tiến nhằm xử lý dứt điểm các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Để phối hợp hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ký kết Chương trình phối hợp công tác nhằm tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại giai đoạn 2017 - 2020, trong đó tập trung vào các nội dung: Lập và phê duyệt quy hoạch; thẩm định, phê duyệt, kiểm soát hoạt động của các dự án sản xuất công nghiệp từ giai đoạn lập, thi công và vận hành dự án.

Triển khai thực hiện Chỉ thị và Chương trình phối hợp, Bộ Công Thương đã rà soát, đánh giá và nhận diện rõ những vấn đề then chốt dẫn đến các sự cố, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua, cũng như các nguy cơ ô nhiễm môi trường công nghiệp cao. Trên cơ sở đó, đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp và hành động đạt được những kết quả đáng mừng:

Trong giai đoạn từ giữa năm 2015 đến nay, Bộ Công Thương đã tập trung: Tăng cường công tác tập huấn nâng cao năng lực đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho các đơn vị tham gia lập báo cáo ĐMC, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Bộ; Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện lập và trình thẩm định báo cáo ĐMC; Bộ Công Thương tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực, các phong trào bảo vệ môi trường. Các hoạt động này góp phần tuyên truyền phổ biến thông tin kịp thời về chủ trương, chính sách mới phục vụ công tác bảo vệ môi trường trong và ngoài ngành Công Thương.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tổ chức kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận hoàn thành công tác BVMT của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có tiềm năng gây ô nhiễm cao nằm trong Danh sách theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương: Đã tiến hành với 71 cơ sở sản xuất, kinh doanh và có 64/71 đã được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành việc xử lý ô nhiễm triệt để; 7/71 cơ sở chưa đạt yêu cầu để cấp giấy chứng nhận, trong đó có 5 cơ sở đã bị tạm ngừng hoạt động hoặc tạm dừng bộ phân gây ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, đối với ngành nhiệt điện than (ngành có các vấn đề về môi trường như khí thải, chất thải rắn công nghiệp thông thường và lượng nước làm mát rất lớn), Bộ Công Thương đã chỉ đạo các nhà máy nhiệt điện than có phương án cải tiến công nghệ ESP để đưa vào hoạt động ngay khi khởi động lò và thay thế nhiên liệu khởi động lò từ dầu FO, HFO sang dầu DO nhằm giảm triệt để tình trạng khói đen ra môi trường. Đến nay đã có một số nhà máy và dự án hoàn thành việc cải tiến, bao gồm: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, 3 mở rộng, Vĩnh Tân 2...

- Chung sức để vận hành, an toàn hồ đập thủy điện

Để xử lý một cách tổng thể vấn đề này, ngày 10 tháng 02 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Quyết định số 396/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV trong lĩnh vực thủy điện và Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 07 tháng 4 năm 2017 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước và chấp hành quy định của pháp luật về thủy điện.

Theo đó, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Sở Công Thương, chủ đập thủy điện khẩn trương, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo vận hành, xả lũ an toàn đập và vùng hạ du đập, phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai trong công tác điều hành xả lũ đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du đập.

Bên cạnh đó, ngày 17/3/2017 tại thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì Hội nghị về vận hành an toàn, hiệu quả công trình thủy điện. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương một số tỉnh xây dựng nhiều công trình thủy điện; các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp có đầu tư xây dựng công trình thủy điện; các chuyên gia về khí tượng thủy văn, thủy công. Tại Hội nghị, các chủ hồ đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong công tác vận hành.

Trên cơ sở rà soát, đánh giá kỹ và tổng thể các vấn đề liên quan tới công tác bảo đảm an toàn, hiệu quả trong vận hành các công trình thủy điện, trong thời gian qua Bộ Công Thương đã triển khai đồng loạt các biện pháp như sau:

Tổ chức các Đoàn công tác làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh có dự án thủy điện để đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 62 của Quốc hội và Nghị quyết số 11 của Chính phủ về quy hoạch, vận hành các công trình thủy điện; kiểm tra tại hiện trường một số dự án/công trình thủy điện. Từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương đã tổ chức 10 Đoàn công tác đi làm việc và trực tiếp kiểm tra về quy hoạch, chất lượng xây dựng công trình, quy trình vận hành hồ chứa, công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng, chống lụt, bão và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thủy điện trên địa bàn 17 tỉnh gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Phước, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La và Yên Bái.

Trực tiếp thực hiện và hỗ trợ, hướng dẫn Sở Công Thương các tỉnh thực hiện công tác thẩm tra sau thiết kế cơ sở theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ đối với một số dự án thủy điện ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên và Hà Giang.

Chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực Sông Ba, sông Sê San, sông Srêpốk, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Hương, sông Kôn - Hà Thanh, sông Hồng, sông Cả và sông Mã. Trong đó, chỉ đạo các địa phương và các nhà máy thủy điện chủ động lập các kế hoạch thực hiện quy trình liên hồ, đặc biệt là việc các nhà máy chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền của địa phương lập trình và ký kết các quy chế phối hợp vận hành xả lũ và cấp nước; các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện tuân thủ đúng các quy định hiện hành để đảm bảo an toàn hạ du, đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình và vận hành đáp ứng theo nhiệm vụ, đặc biệt là vận hành an toàn và đúng quy định trước mùa lũ năm 2017.

III. Cải cách hành chính -chìa khóa thành công

Tinh thần đổi mới, cải cách mạnh mẽ trong hoạt động của Bộ Công Thương nên 1 năm qua với những kết quả mang lại là điều đáng ghi nhận, cho dù đây là quá trình sẽ còn phải được thực hiện liên tục trong những năm tiếp theo.

Trước hết, đó là việc cải cách tổ chức bộ máy và cải cách thể chế. Đây là những việc căn bản, mang tính nền tảng cần được tập trung ưu tiên thực hiện trước. Chính vì vậy, việc rà soát, cải cách tổ chức bộ máy thực thi công vụ của Bộ Công Thương đã được tập trung chỉ đạo để làm ngay với yêu cầu đặt ra là làm sao để bộ máy tinh gọn nhưng phải bảo đảm hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu thực hiện tốt nhất chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Trên tinh thần đó, tập thể Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã thảo luận, đánh giá kỹ và thống nhất để cơ cấu lại tổ chức bộ máy các Đơn vị thuộc Bộ, thu gọn lại đầu mối các đơn vị thuộc Bộ từ 35 Đơn vị xuống còn 30 Đơn vị; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các Đơn vị để bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhất yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho Bộ.

- Thứ hai, đó là việc tập trung cải cách thể chế, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, công bằng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của người dân.

Theo đó, trong vòng hơn 1 năm qua, Bộ đã tập trung rà soát, loại bỏ, điều chỉnh hoặc xây dựng mới nhiều văn bản, qui định quản lý trong lĩnh vực được giao quản lý. Hơn 40 Thông tư của Bộ đã được ban hành; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định; trình Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi 15 Nghị định.

Trong đó, nhiều qui định không còn phù hợp đã được nhanh chóng rà soát, gỡ bỏ hoặc điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu đổi mới như:

+ Bãi bỏ Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may;

+ Sửa đổi quy định về khai báo hóa chất tại Thông tư 40/2011/TT-BCT;

+ Ban hành Thông tư 24/2016/TT-BCT quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, trong đó bãi bỏ thủ tục xác nhận sự phù hợp với quy hoạch điện;

+ Xây dựng Thông tư số 36/2016/TT-BCT (thay thế Thông tư số 07/2012/TT-BCT) quy định dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng theo hướng bãi bỏ quy định cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho từng lô hàng nhập khẩu và yêu cầu dán nhãn năng lượng trước khi thông quan;

+ Ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống, trong đó bãi bỏ quy định về Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện.

Nhiều qui định quản lý khác cũng đang được khẩn trương hoàn thiện để ban hành và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội xem xét ban hành trong thời gian tới đây như:

+ Luật Quản lý ngoại thương;

+ Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh sản xuất lắp ráp nhập khẩu xe ôtô;

+ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;

+ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về bán hàng đa cấp;

+ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;

+ Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

+ Nghị định về quản lý hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản...

- Thứ ba, cùng với cải cách thể chế và cải cách bộ máy là việc gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý của Bộ cũng như tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Trong năm 2016, Bộ Công Thương đã rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ 39 thủ tục hành chính trong tổng số 453 thủ tục hành chính của Bộ (cụ thể trong các lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất, kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực).

Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 4846/QĐ-BCT phê duyệt Phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương năm 2017. Theo đó, trong năm 2017 Bộ sẽ tiếp tục bãi bỏ 15 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 108 thủ tục trong tổng số 453 thuộc phạm vi Bộ quản lý. Các thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản hóa này thuộc 17 lĩnh vực tại 40 văn bản quy phạm pháp luật (28 Thông tư, 2 Thông tư liên tịch, 1 Quyết định Thủ tướng và 9 Nghị định).

Đến thời điểm này, tất cả các thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên; trong đó có 11 nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 45 nhóm dịch vụ công mức độ 3 tương ứng với 157 thủ tục hành chính (157 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4). Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 20/2/2017, tổng số hồ sơ liên quan đến các thủ tục hành chính được gửi đến Bộ Công Thương là 707.460 hồ sơ, trong đó có 667.110 được gửi theo hình thức trực tuyến (tương đương với 94,3% tổng số hồ sơ), trong đó hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết theo hình thức trực tuyến mức độ 3 là 636.130 hồ sơ (chiếm 95,4% trên tổng số hồ sơ được xử lý trực tuyến), số hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết theo hình thức trực tuyến mức độ 4 là 30.980 hồ sơ (chiếm 4,6%).

Trong năm 2017, theo kế hoạch đã đề ra tại Quyết định số 1659/QĐ-BCT nêu trên, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng mới và nâng cấp 22 dịch vụ công trực tuyến (trong đó có 14 DVCTT cấp độ 4 và 8 DVCTT cấp độ 3).

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Năm 2016, Bộ Công Thương là cơ quan làm tốt nhất việc đổi mới, cải cách thể chế - một khâu quan trọng trong thực hiện mục tiêu Chính phủ kiến tạo và phục vụ, là Bộ đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính”.

Kết quả từ những nỗ lực đó có sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - đầu tàu của một Chính phủ kiến tạo và phục vụ, là sự tham góp, giám sát chặt chẽ của đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước; bên cạnh đó là một vị “Tư lệnh” ngành với tư duy đổi mới và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành.

Việt Thái

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tin tưởng, các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ vươn xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Sáng 14/11, UBND tỉnh Long An phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024 (lần II).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Phát triển khu thương mại tự do là cơ hội cho ngành dịch vụ logistics

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Phát triển khu thương mại tự do là cơ hội cho ngành dịch vụ logistics

Theo Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, phát triển khu thương mại tự do là cơ hội để ngành logistics Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Vietnam Foodexpo 2024 tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Vietnam Foodexpo 2024 tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Vietnam Foodexpo 2024 mang đến những cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ đối tác tiềm năng, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, phát triển bền vững.
Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Ngày 11/11, tại Thụy Điển, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã gặp gỡ, trao Biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển xanh
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Trong các thị trường xuất khẩu, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, khu vực châu Á – châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam.
Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức người làm công tác pháp luật ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Ngày 6/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ Argentina tại Việt Nam thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam để thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại...
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Sáng 7/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC).
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Chiều 7/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Ngày 6/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và tham quan các dự án nằm trong khu kinh tế.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Sáng 1/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô xít - alumin - nhôm.

'Tiếng chiêng' CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE vừa ký, 'tiếng chiêng' hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để Việt Nam ký các FTA với các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Ngày 30/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động