Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ Công Thương giải đáp các vấn đề "nóng" tại Họp báo thường kỳ

Rất nhiều câu hỏi của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí liên quan đến các vấn đề "nóng" hiện nay đã được Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và lãnh đạo các đơn vị  trả lời ngay tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều ngày 15/5.

Bộ Công Thương sẽ có Thông tư về cơ cấu biểu giá điện bán lẻ

Liên quan đến vấn đề giảm giá điện, ông Trần Tuệ Quang- Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - cho biết, Bộ đã có văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) các Sở Công Thương giảm giá điện, tiền điện cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

bo cong thuong giai dap cac van de nong tai hop bao thuong ky
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương

Về tình hình cung ứng điện trong năm 2020, do tác động dịch bệnh, giãn cách xã hội trong thời gian vừa qua, mặc dù gặp khó khăn, tình hình phụ tải ngành điện có giảm so với kế hoạch, tuy nhiên, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị điện lực, EVN cập nhật kế hoạch, nhu cầu phụ tải từ nay đến cuối năm, đảm bảo sẵn sàng cho các nhà máy điện với khả năng cao nhất. Bám sát tình hình cung ứng nhiên liệu, triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống hạn hán trong nước, đảm bảo hồ thủy điện, đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.Đối với giá điện, Bộ Công Thương sẽ tổ chức giám sát chặt chẽ các đơn vị điện lực, EVN cũng như các đơn vị thành viên EVN, để đảm bảo giá điện luôn công khai minh bạch... “Trong quý III, IV, theo định kỳ và theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi sẽ có đợt kiểm tra giá điện, sau đó sẽ công bố thông tin, công khai minh bạch thông tin cho dư luận hiểu rõ về tình hình của ngành điện”- ông Trần Tuệ Quang thông tin.

Vấn đề liên quan đến về sửa đổi biểu giá bán lẻ điện, trong thời gian vừa qua, từ tháng 6/2018, Bộ Công Thương đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất sửa đổi biểu giá bán lẻ điện. Đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu phối hợp với các cơ quan để làm rõ bối cảnh, tình hình thực tế của biểu giá bán lẻ điện mà chủ yếu là biểu giá bán lẻ sinh hoạt… Bộ cũng đã xây dựng phương án đổi mới biểu giá cho phù hợp với thực tế và đang lấy ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan. Khi tập hợp đủ ý kiến, Bộ sẽ hoàn thiện và dự kiến trình Thủ tướng vào cuối năm nay. Sau khi Thủ tướng phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ có Thông tư về cơ cấu biểu giá điện bán lẻ.

Liên quan đến giảm giá điện và EVN đề nghị giảm giá phí, thuế, ông Trần Tuệ Quang cho biết, tất cả các loại thuế phí qua giá bán điện cuối cùng, tức là doanh nghiệp phải trả hết toàn bộ thuế phí, đơn vị phát điện nộp đầy đủ thuế phí. EVN cũng như các đơn vị đều phải trả đầy đủ, bù đắp các chi phí, nên tập đoàn có văn bản xin hỗ trợ một phần là ý kiến của doanh nghiệp và tuỳ các cơ quan xem xét, giảm khó khăn cho ngành điện.

Giá thịt lợn tăng cao do nguồn cung thiếu hụt lớn

Liên quan đến giá thịt lợn, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - chia sẻ, để bình ổn thị trường đã có nhiều văn bản tham mưu cho nhà nước, với giải pháp quyết liệt đảm bảo nguồn cung hàng hoá, yêu cầu các đơn vị theo dõi sát báo cáo giá cả hàng ngày. Đồng thời đề nghị tuyên truyền về việc các doanh nghiệp giảm giá thịt heo, thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong việc sử dụng.

Thông tin thêm về giá thịt lợn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, nguyên nhân giá thịt lợn tăng là do cung cầu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, riêng năm 2019 so với năm 2018 đã thiếu 20-21% tổng thể đàn lợn cũng như sản lượng thịt cung cấp cho thị trường. 3 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 lại tiếp tục thiếu 20% nữa, nhưng đó cũng chỉ con số được cung cấp.

Theo phản ánh của một số địa phương, cả lợn giống và lợn thịt thiếu 50%, thậm chí trên 50%”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Ngoài ra, hiện nay, vẫn còn 18 địa phương chưa công bố hết dịch, vì vậy người nông dân chưa yên tâm để tái đàn, nguồn cung đang rất thiếu, kể cả một số hộ đang muốn tập trung tái đàn thì lại gặp 2 vấn đề. Đó là không có vốn để đầu tư tái đàn, nếu có, thì con giống rất đắt. “Đã thiếu lại càng thiếu”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Nếu không cẩn thận có thể rủi ro, không yên tâm tái đàn, dẫn tới thiếu hụt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nói việc phải nhập khẩu con giống, thịt heo, nhưng để bền vững hơn cần phải tái đàn, cần phải có thời gian thì quý IV-2020 mới có thể có số lượng tương đương trước khi có dịch” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn cung trong nước tăng lên, thì phải giảm nhập khẩu để bảo vệ người chăn nuôi trong nước. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kể cả nhập khẩu. Đồng thời chỉ đạo các thương vụ Việt Nam tại các nước giới thiệu đầu mối nhập khẩu đảm bảo chất lượng, giá cả phong phú số lượng, doanh nghiệp nhập khẩu cũng không cần phải qua Bộ Công Thương để làm thủ tục. Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 địa phương, tăng cường kiểm tra kiểm soát, đầu cơ trục lợi, vận chuyển lợn trái phép. “Hy vọng cuối năm nay tình hình ổn định trở lại như trước khi xảy ra dịch”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải bày tỏ.

Hài hòa lợi ích giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp sử dụng xăng dầu trong nước

Đối với đề xuất cấm nhập khẩu xăng dầu, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, Nhà máy Nghi Sơn là liên doanh nước ngoài 70%, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đại diện chỉ 25%, còn Bình Sơn 100% vốn trong nước. Thời gian qua PVN gặp khó khăn do giá dầu thô thế giới sụt giảm, trong vòng 3 tháng giảm hơn 60%, nên nguồn thu bị ảnh hưởng. Song đây không phải là hai nhà máy xuất khẩu dầu thô, mà dùng dầu thô chế biến sản phẩm thành phẩm xăng dầu để bán và xuất khẩu. “Chúng ta có 33 đầu mối nhập khẩu xăng dầu, đáp ứng yêu cầu Nghị định 83 thì được phép đầu mối trực tiếp xuất nhập khẩu xăng dầu cũng phải chia sẻ với họ là 3 tháng vừa qua gặp nhiều khó khăn, 8 lần liền giảm giá liên tiếp. Do đó, với đề xuất của PVN, Bộ Công Thương đã có bàn bạc kỹ với đơn vị thuộc Bộ, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, hiệp hội xăng dầu, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu và người tiêu dùng… để cân nhắc thận trọng”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói thêm, nếu cấm thì chỉ một hoặc một số được nhập khẩu, điều này có thể ảnh hưởng giá cả, quyền lợi người dân, toàn bộ hoạt động kinh doanh xăng dầu Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Đồng thời, việc cấm nhập có thể vi phạm WTO và các nước có thể đưa ra biện pháp cấm nhập khẩu mặt hàng khác. “Trước mắt cân nhắc việc cấm nhập khẩu xăng dầu và hài hoà các quyền lợi giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, người tiêu dùng, nhà nước là đảm bảo an ninh năng lượng, đủ xăng dầu để cung cấp.”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Quyết liệt thực hiện giao thương trực tuyến

Theo ông Hoàng Minh Chiến- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), trong bối cảnh dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, Cục XTTM đã thực hiện nhiều hoạt động XTTM, hỗ trợ cho DN, địa phương. Do dịch bệnh, công tác XTTM giao thương theo hình thức truyền thống trực tiếp ra nước ngoài không thể thực hiện được. Vì vậy, Cục XTTM mạnh dạn đề xuất và được Bộ Công Thương chỉ đạo quyết liệt thực hiện giao thương trực tuyến qua mạng internet.

Đơn cử như Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế sản phẩm phòng, chống dịch Covid-19 với tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) tổ chức ngày 31/3/2020. Cục XTTM phối hợp với Cơ quan xúc tiến phát triển ngoại thương Tứ Xuyên. Nội dung hội nghị tập trung các sản phẩm phòng chống dịch Covid của Trung Quốc. Cùng với trực tuyến với đầu cầu Trung Quốc, Cục XTTM cũng liên kết trực tuyến với đầu cầu Canada, Nepal, Bhutan, Sri Lanka, Uzbekistan thông qua các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. Tại hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành trao đổi hơn 40 giao dịch với các DN Trung Quốc.

Đáng chú ý là hội nghị thứ 2 về giao thương trực tuyến hàng hóa, với chuyên đề nông sản giữa Việt Nam- Quảng Tây (Trung Quốc). Hội nghị này được trực tiếp ở 2 đầu cầu Quảng Tây và tại Cục XTTM (Hà Nội), trên 150 DN 2 nước tham gia hội nghị, 35 DN xuất khẩu Việt Nam từ 63 tỉnh, thành trên cả nước đã tiến hành 170 lượt giao dịch hơn 70 DN nhập khẩu Quảng Tây (Trung Quốc) trong 6 phiên giao thương chuyên đề của hàng Việt Nam. “Trên cơ sở đó, hội nghị thứ 3, Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam- Ấn Độ ngày 28/4, trong bối cảnh Covid hội nghị thu hút 150 DN Việt Nam và Ấn Độ. Thông qua trực tuyến này, chúng ta đã truyền tải thông điệp tới DN bạn, giới thiệu hàng hóa của Việt Nam cũng như cơ hội hợp tác đầu tư cho DN 2 bên”- ông Hoàng Minh Chiến nêu cụ thể.

bo cong thuong giai dap cac van de nong tai hop bao thuong ky
Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương nhận được sự quan tâm đông đảo của giới báo chí
bo cong thuong giai dap cac van de nong tai hop bao thuong ky

Liên quan đến tiêu thụ vải, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải vấn đề này được Bộ Công Thương quán triệt và nhìn nhận cụ thể, giao cho Cục XTTM làm việc trực tiếp với các địa phương, đặc biệt hỗ trợ việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản. “Cục XTTM đã làm việc trực tiếp với Sở Công Thương Bắc Giang và thống nhất giữa Bộ Công Thương và tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ quả vải thiều năm 2020, dự kiến vào đầu tháng 6 được tổ chức trực tuyến, đầu cầu trực tuyến tại Bắc Giang kết nối 62 tỉnh thành, và kết nối trực tiếp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Đây là 2 tỉnh tiêu thụ chính sản phẩm vải của Việt Nam tại Trung Quốc”- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Điều này thể hiện Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp, chủ động hỗ trợ tiêu thụ quả vải. Không chỉ quả vải, tháng 7 dự kiến bàn với Sơn La tiêu thụ quả nhãn, hình thức tương tự như tổ chức với tỉnh Bắc Giang. “Trong bối cảnh như vậy, không phải có quả vải ra rồi mà không tiêu thụ được mà mới tiến hành gói hỗ trợ. Thực chất, Cục XTTM phải bàn trước với tỉnh, cơ quan liên quan để có hỗ trợ thiết thực và đúng thời điểm”- Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng thông tin thêm, vừa qua, Cục XTTM có đổi mới về XTTM, tổ chức nhiều giao thương trực tuyến với nhiều thị trường như Trung Quốc, châu Âu, châu Mỹ - La tinh, châu Á. Đây không phải chỉ cho thời kỳ Covid-19 mà là xu hướng bắt buộc, một là công nghiệp ứng dụng trong XTTM và thứ 2 là thương mại điện tử. Mặc dù điều này không thể thay thể bằng phương pháp truyền thống, tuy đây cũng là phương pháp để tận dụng và làm tốt hơn.

“Nếu không làm nhanh thì quả vải bỏ đi, trong khi thị trường Trung Quốc đang rất cần. Hàng trăm thương nhân của họ sẵn sàng đợi chờ các lô vải, chấp nhận thời gian cách ly để sau đó có thể mang quả vải về. Rõ ràng, khả năng xuất khẩu vải là hoàn toàn khả thi. Bộ Công Thương đang phối hợp không chỉ với thị trường Trung Quốc mà còn nhiều thị trường khác” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhìn nhận.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, cần phải tính đến tình huống, nếu không quả vải không xuất đi được thì sao? Đây là vấn đề rất lớn, không phải bây giờ mới có mà vấn đề này đưa ra từ lâu rồi. Với mặt hàng nông sản, vải đang tươi ngon, nếu không xuất đi được thì phải làm gì? Nhiều doanh nghiệp, địa phương cũng đang có sự sáng tạo trong nâng cao giá trị chế biến quả vải để làm ra các sản phẩm như vải khô, vải đóng hộp… thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu vải tươi. Chế biến sâu là hướng giải pháp hợp lý và quan trọng để khắc phục vấn đề mùa vụ của mặt hàng nông sản.

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô: Cơ bản nhận được đồng thuận

Liên quan đến vấn đề giảm lệ phí trước bạ khi đăng ký ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020, ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó cục trưởng Cục Công nghiệp - cho biết, thời gian vừa qua, vấn đề giảm 50% thuế phí trước bạ cũng như thuế tiêu thụ nội địa được doanh nghiệp, người dân rất quan tâm. Từ thực tế đó, Bộ Công Thương đã đưa ra giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng. Trong thời gian ngắn hạn, từ nay đến hết năm 2020, Bộ Công Thương đề xuất giảm 50% phí trước bạ, lùi thời hạn đóng thuế tiêu thụ đặc biệt. "Không chỉ ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam bị ảnh hưởng, mà ngành công nghiệp ôtô của một số nước trong khu vực ASEAN, Châu Á cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, các quốc gia khác còn có chính sách hỗ trợ mạnh tay hơn Việt Nam. Bên cạnh đó, thời gian áp dụng giảm thuế phí không dài, chỉ 6 tháng, nên khả năng vi phạm các cam kết quốc tế như cảnh báo của Bộ Tài chính là khó xảy ra. Đề xuất của Bộ Công Thương cũng đã được nhiều đơn vị liên quan khác đồng thuận"- ông Nguyễn Ngọc Thành nói.

Nhấn mạnh thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, quan điểm của Bộ Công Thương đã khẳng định rất rõ trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan. Ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành công nghiệp lớn của Việt Nam, mang lại lợi ích cho nền kinh tế và lợi ích cho người dân.

Trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tất cả các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô phải tạm dừng hoạt động, gặp khó khăn rất nhiều. Trong khi đó, ôtô trong nước phải cạnh tranh khốc liệt với ôtô nhập khẩu giá rẻ khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ. Nếu không có giải pháp kịp thời, quyết liệt thì ngành công nghiệp ôtô trong nước sẽ lao đao hơn.

Nhóm Phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nghiên cứu đầu tư đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát

Nghiên cứu đầu tư đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát

Chiều 27/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì làm việc với tỉnh Bình Định, các bộ, ngành về đề xuất đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.
Ông Vũ Nhữ Thăng tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Ông Vũ Nhữ Thăng tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1050/QĐ-TTg giao ông Vũ Nhữ Thăng tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba

Tại cuộc hội kiến, hai bên đã nhất trí một số phương hướng lớn thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Quốc hội hai nước, hợp tác toàn diện Việt Nam - Cuba.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Chính phủ Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Chính phủ Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định lập trường nhất quán của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của Cuba.
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Sau khi kết thúc tốt đẹp cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz Canel Bermudez đã chủ trì buổi lễ trao Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư Tô Lâm.

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam

Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jean-Pierre Lacroix trả lời phóng viên TTXVN tại New York về những đóng góp của Việt Nam cho tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.
Việt Nam xếp hạng 44, tăng 2 bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp hạng 44, tăng 2 bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Theo Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2024, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, chiều 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023

Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1011/QĐ-TTg ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023.
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn - đoàn Lâm Đồng

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn - đoàn Lâm Đồng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn - đoàn Lâm Đồng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra khắc phục mưa lũ, sạt lở đất tại Thanh Hóa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra khắc phục mưa lũ, sạt lở đất tại Thanh Hóa

Sáng ngày 26/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác đã kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất tại một số huyện của Thanh Hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Dương chủ động xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Dương chủ động xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới

Bình Dương cần chủ động xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới, tăng cường liên kết và tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất toàn cầu.
Ủy ban Pháp luật cho ý kiến về đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Ủy ban Pháp luật cho ý kiến về đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp, cho ý kiến việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính tại Thừa Thiên Huế.
Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Sáng 26/9, tại trụ sở, Bộ Công Thương bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đối với ông Hoàng Ninh.
Nhiều vụ việc gây bức xúc, được dư luận quan tâm đã được rà soát, xử lý

Nhiều vụ việc gây bức xúc, được dư luận quan tâm đã được rà soát, xử lý

Theo Chính phủ, nhiều vụ việc gây bức xúc trong Nhân dân, được dư luận quan tâm đã được rà soát, xử lý, giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ dự án cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Thủ tướng kiểm tra tiến độ dự án cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Thủ tướng yêu cầu 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước phối hợp đẩy nhanh tiến độ dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hoà Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hoà Cuba

Tối 25/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao đã đến sân bay quốc tế Jose Marti, bắt đầu chuyến thăm Cộng hòa Cuba.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn năng lượng, công nghệ lớn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn năng lượng, công nghệ lớn

Sáng 25/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng, vệ tinh vũ trụ, và công nghệ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thượng Nghị sỹ Chris Coons

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thượng Nghị sỹ Chris Coons

Sáng 25/9 theo giờ địa phương, tiếp tục các hoạt động tại New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Thượng Nghị sỹ Chris Coons.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, làm việc tại Hoa Kỳ, ngày 25/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 25/9/2024 ban hành Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng

Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tham dự hơn 10 cuộc làm việc, gặp gỡ song phương cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Sáng 25/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động