Bộ trưởng Kinh tế Mexico, Ildefonso Guajardo Villarreal, tại TP Atlanta, Hoa Kỳ |
Ngày 5/10/2015, 12 Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã công bố kết thúc đàm phán về hiệp định này tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo Villarreal cho biết, việc ký kết TPP, đã được thực hiện bởi ý chí chính trị, điều kiện thực tế và sự linh hoạt của mỗi bên tham gia đàm phán. Ông cũng cho rằng, Mexico và 11 đối tác tham gia TPP làm nên lịch sử, bằng cách ký kết một thỏa thuận với một mức độ tham vọng, phạm vi và tiêu chuẩn trước đây chưa từng đạt được.
Đối với Mexico, thỏa thuận này là vô cùng quan trọng, vì TPP mở ra cơ hội kinh doanh mới cho các ngành sản xuất Mexico trong sáu thị trường ở châu Á-Thái Bình Dương (Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam), khu vực ghi nhận sự tăng trưởng cao nhất kinh tế trong hai mươi năm tới.
Ngoài ra, TPP tăng cường sự hội nhập của các chuỗi sản xuất của Mexico, Mỹ và Canada, góp phần vào mục tiêu chuyển Bắc Mỹ trở thành khu vực cạnh tranh nhất trên thế giới. Mặt khác, hợp nhất các ưu đãi tiếp cận với các thị trường Chile và Peru, đối tác thương mại ưu tiên của Mexico ở khu vực Mỹ Latinh; tiếp cận sâu thị trường ưu tiên tại Nhật Bản.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico, Ildefonso Guajardo Villarreal, cho rằng đây là kết quả của cuộc đàm phán khó khăn, Mexico đạt được sự cân bằng giữa lợi ích không nhạy cảm và nhạy cảm trong các lĩnh vực như ô tô và phụ tùng, dệt may và quần áo, và các sản phẩm nông nghiệp như gạo, thịt, và ngành sữa.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico cũng nhấn mạnh rằng, việc kết thúc đàm đàm phán TPP còn có một phần hỗ trợ từ các cơ quan liên quan của Mexico tham gia vào các cuộc tham vấn đàm phán, với các đại diện của các ngành sản xuất Mexico.
11 đối tác TPP của Mexico (Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, New Zealand, Nhật bản, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam), chiếm gần 3/4 (72%) kim ngạch xuất nhập khẩu của Mexico, và chiếm trên 55% của đầu tư nước ngoài vào Mexico, từ năm 1999.