Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu trong mọi tình huống, kể cả cục bộ

Ứng phó hiệu quả với những khó khăn chưa từng có tiền lệ

Năm 2023 đối mặt với những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ đối với kinh tế toàn cầu và cả đối với Việt Nam trong tất cả cả ngành, lĩnh vực, trong đó ngành Công Thương cũng không là ngoại lệ. Năm 2023 cũng là năm bản lề trong việc thực hiện các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 mà ngành Công Thương, cũng như cả nước đã đi qua với rất nhiều khó khăn, thách thức.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm hơn dự báo; nhiều quốc gia, trong đó có các đối tác thương mại lớn của nước ta tăng trưởng bị suy giảm; lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao dẫn đến nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu giảm sút, tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam... Ở trong nước, nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, nhất là ngành công nghiệp, thích ứng hơn với tình hình mới của thế giới, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là “tác động kép” từ các yếu tố bất lợi ở bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cả đất nước đã nỗ lực, kiên cường vượt qua khó khăn trong năm 2023. Đặt trong tương quan so sánh, nếu nhìn mức tăng trưởng của kinh tế thế giới là 2,9%; EU là 0,8%..., hay trong khu vực ASEAN chỉ có Philipines tăng cao hơn Việt Nam, thì có thể đánh giá mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Việt Nam là rất đáng ghi nhận.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, với ngành Công Thương, những khó khăn tác động trực tiếp phải kể đến việc xuất khẩu và sản xuất công nghiệp bị suy giảm mạnh những tháng đầu năm (trong hai tháng đầu của năm 2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,9%, điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua; mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và liên ngành còn hạn chế; tăng trưởng thương mại nội địa tuy đạt cao, nhưng chưa bằng mức tăng trưởng các năm trước khi xảy ra dịch Covid -19; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, găm hàng chờ tăng giá trên thị trường nội địa, vi phạm cạnh tranh… còn diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, công tác theo dõi, đánh giá và triển khai thực thi các cam kết hội nhập đã có sự chủ động, đổi mới phương thức thực hiện song vẫn còn những hạn chế, năng lực tham gia hội nhập của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa cao. Những hạn chế này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Song, bám sát các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, năm 2023, ngành Công Thương đã sớm nhận diện những khó khăn, thách thức; chủ động, sáng tạo, tập trung xây dựng, triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ được giao và đạt những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

Trong bối cảnh khó khăn, dưới sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế nước ta đã đạt những kết quả đáng ghi nhận: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, các cân đối vĩ mô được bảo đảm… Đóng góp vào các thành tích chung đó, ngành Công Thương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa, kích cầu tiêu dùng; tăng cường công tác hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà nước ta là thành viên để đa dạng hóa thị trường, duy trì tốt các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất khẩu; qua đó, đã góp phần thúc đẩy các chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu những tháng cuối năm có chuyển biến rõ nét, đóng góp quan trọng trong việc đưa tăng trưởng kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích
Trong năm 2023, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng

Một số kết quả nổi bật của ngành Công Thương năm 2023 có thế kế đến là: Thương mại trong nước duy trì mức tăng trưởng khá cao, vượt mục tiêu đề ra và là trụ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh sản xuất công nghiệp và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. TMĐT tiếp tục phát triển mạnh, giữ vững vị trí trong nhóm các nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế. Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu những tháng cuối năm phục hồi tích cực; đặc biệt, cán cân thương mại năm thứ 8 liên tiếp đạt mức xuất siêu kỷ lục (gần 27 tỷ USD), gấp gần 3 lần so với năm trước, góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô. Ngành than và dầu khí đều đạt và vượt chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ so với cùng kỳ năm trước và vượt so với kế hoạch năm.

Xuất nhập khẩu và công nghiệp lội ngược dòng ngoạn mục

Tình hình chính trị, kinh tế thế giới năm 2023 biến động phức tạp, nhanh chóng, khó lường; thương mại toàn cầu suy giảm, chỉ tăng 0,8%, giảm một nửa so với mức dự báo 1,7% của WTO dịp đầu năm do phải đối mặt với nhiều sức ép từ những biến động ngày càng phức tạp của căng thẳng địa chính trị và địa kinh tế trên thế giới; giá nguyên liệu đầu vào, năng lượng và logistics toàn cầu tăng cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp; tình hình lạm phát ở nhiều nước trên thế giới tuy đã giảm nhưng vẫn “neo” ở mức cao, dẫn tới xu hướng tiết kiệm chi tiêu, mua sắm tại một số thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU khiến nhu cầu nhập khẩu giảm; việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ thương mại, cạnh tranh về giá giữa các nước xuất khẩu có cùng mặt hàng gia tăng; các nước ngày càng dựng lên nhiều rào cản kỹ thuật, tạo sức ép mới cho hàng xuất khẩu của ta, tác động rất bất lợi đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại trong nước, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích
Xuất nhập khẩu và công nghiệp 2023 - những cú lội ngược dòng ngoạn mục

Quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, năm 2023, công tác phát triển thị trường được ngành Công Thương triển khai theo cả bề rộng và chiều sâu. Đơn cử, trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, cùng với những sự kiện hội chợ, kết nối giao thương được phủ sóng trong nước và tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, châu Âu…, công tác giao ban Thương vụ đã có nhiều đổi mới mang tính đột phá; bám sát các chủ trương lớn nhưng cũng hết sức cụ thể. Bộ Công Thương cũng đã thường xuyên cập nhật diễn biến hoạt động xuất khẩu ở các cửa khẩu biên giới để có những giải pháp, đề xuất tháo gỡ vướng mắc kịp thời cho dòng chảy hàng hóa được thông suốt.

Nhờ những giải pháp kịp thời và tích cực tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống, hoạt động xuất khẩu của nước ta được duy trì và đẩy mạnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 355,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 327,5 tỷ USD. Tuy nhiên Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn nhìn nhận, con số tăng trưởng này chưa được như kỳ vọng, cũng chưa chạm tới mục tiêu đề ra cho năm 2023, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm mà hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thu hẹp đáng kể mức suy giảm ở thời điểm cuối năm so với đầu năm. Điều này đã cho thấy nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương về điều hành xuất khẩu.

Nhìn tổng thể, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu năm 2023 tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cũng theo người đứng đầu ngành Công Thương, một trong những dấu ấn rất đáng ghi nhận trong bức tranh xuất nhập khẩu năm nay chính là cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng ước đạt 27 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Trong lĩnh vực công nghiệp, năm 2023, mặc dù gặp không ít khó khăn, song sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng so với năm trước, quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng. Một trong những điểm sáng của sản xuất công nghiệp là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đây cũng là ngành quyết định chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp và là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế của đất nước trong nhiều năm qua, góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, lĩnh vực chế biến, chế tạo trong những tháng cuối năm tăng đã kéo chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp cả năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước (IIP năm 2023 ước tăng 2,3% so với năm 2022; trong đó ngành công nghiệp chế, biến chế tạo ước tăng 3,1%, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành). Giá trị gia tăng ngành công nghiệp ước cả năm tăng 2,98%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 3,48%, đóng góp tích cực cho sự phục hồi của nền kinh tế. Chỉ số sản xuất của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp 2 năm 2023 ước tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic ước tăng 9,7%; khai thác quặng kim loại tăng 10,2%; sản xuất thuốc lá ước tăng 10,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất ước tăng 8,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 6,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế ước tăng 6,7%; sản xuất chế biến thực phẩm ước tăng 6,5%; dệt ước tăng 6,1%...

Nhiều địa phương đã nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất, duy trì được thành tích công nghiệp khá với chỉ số IIP tăng ở hầu hết các địa phương trên cả nước (tăng ở 50 địa phương và giảm ở 13 địa phương). Các địa phương giữ được tăng trưởng khá là: Trà Vinh, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Khánh Hòa, Kiên Giang, Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hậu Giang, Phú Yên, Thái Bình... “Nhìn lại năm 2023, chúng ta đã từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng, Chính phủ về việc tạo dựng nền móng để tạo đà cho công nghiệp tiếp tục phát triển bài bản, vững chắc. Có thể kể đến các Quy hoạch về phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch về hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu; Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là những khung khổ rất quan trọng để Việt Nam hướng tới một nền công nghiệp hiện đại, bền vững phục vụ sự phát triển của đất nước và cũng phù hợp với xu hướng kinh tế xanh, công nghiệp xanh của quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, một điểm sáng đáng ghi nhận nữa là Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng nhiều địa phương trong cả nước triển khai nhiều giải pháp kết nối khối doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, hàng loạt các hoạt động khuyến công cũng được Bộ triển khai rộng khắp ở các tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Không chỉ có các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, Bộ Công Thương còn chú trọng, quan tâm đến cả những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ để hỗ trợ họ cùng phát triển, bắt kịp xu hướng của Cuộc cách mạng mạng công nghiệp 4.0. Những thành quả này cũng đã cho thấy sự đúng đắn trong phương hướng, mục tiêu và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ trong việc thúc đẩy toàn diện quá trình công nghiệp hóa đất nước, phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên theo hướng hiện đại; đồng thời cũng không bỏ quên những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với những kết quả tích cực trên, có thể thấy ngành công nghiệp vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, tương đối toàn diện và vẫn tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

Thị trường trong nước, trụ đỡ quan trọng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, thị trường trong nước năm 2023 tiếp tục phát huy tốt vai trò là một trong những động lực, trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, góp phần đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng vĩ mô. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã định hướng 3 trụ cột tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Trong đó, thương mại là một trong những trụ cột quan trọng đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng vĩ mô, trong đó thị trường và tiêu dùng nội địa đóng một vai trò rất quan trọng. Quán triệt tinh thần này, bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm 2023, ngành Công Thương đã đưa ra những định hướng hoạt động để có các giải pháp ứng phó kịp thời trước những biến động từ thị trường quốc tế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường nội địa.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích
Thị trường trong nước năm 2023 tiếp tục phát huy tốt vai trò là một trong những động lực, trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, góp phần đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng vĩ mô

Thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đây, nhận thức về thị trường trong nước của các doanh nghiệp và các nhà quản lý đã thay đổi cơ bản. Theo đó, thị trường nội địa không còn chỉ như một giải pháp thay thế khi xuất khẩu gặp khó khăn, mà ngược lại, thương mại trong nước đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và gắn liền với phát triển thương hiệu hàng Việt Nam. Đồng thời, cùng với xuất khẩu và công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại nội địa đã tạo thành "chân kiềng" có tính bổ trợ vững chắc, bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của ngành Công Thương cũng như của cả nền kinh tế đất nước. Một ví dụ rõ ràng được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đưa ra là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước tăng 9,6% so với năm 2022, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8-9%). Kết quả này không chỉ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng vĩ mô, mà còn minh chứng cho những giải pháp về phát triển thị trường trong nước của ngành Công Thương đã đúng và trúng.

Cùng với việc triển khai sâu rộng Cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", nhiều giải pháp đã được ngành Công Thương triển khai để thúc đẩy tiêu dùng nội địa như: Các chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung được tổ chức đồng loạt ở các địa phương; tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa để đảm bảo giá cả được ổn định, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ; củng cố liên kết giữa các nhà sản xuất trong nước với các hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc. Điều đáng nói là hệ thống phân phối trong nước đã tập trung rất lớn cho tiêu thụ hàng Việt, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, không chỉ góp phần kích thích sản xuất, mà còn giúp mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Trên các kệ hàng siêu thị, cửa hàng tiện lợi, ở thành thị, nông thôn, vùng xa... hàng Việt luôn chiếm tỷ trọng 85-90%.

Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, trong năm 2023, TMĐT tiếp tục được đánh giá là mũi xung kích trên trận tuyến kinh tế của ngành Công Thương và đất nước.Để khai thác hiệu quả thị trường 100 triệu dân, trong năm 2023, ngành Công Thương không chỉ chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng sâu, vùng xa, mà còn kết hợp chặt chẽ, hiệu quả, sáng tạo giữa thương mại truyền thống và hiện đại như livetream quảng bá sản phẩm; hỗ trợ nông dân, hợp tác xã tiêu thụ nông sản trên thương mại điện tử; tổ chức kích cầu mua sắm trên cả nước thông qua Ngày mua sắm trực tuyến… Trong thành công của thương mại nội địa trong năm 2023 có sự “lên ngôi” của TMĐT. Hoạt động TMĐT tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả lượng lớn nông sản, thực phẩm cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch. Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng TMĐT, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới tăng cao, trong đó có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngành Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động về liên kết vùng phát triển TMĐT, triển lãm các công nghệ, giải pháp chuyển đổi số, sản xuất thông minh, ứng dụng TMĐT, kích cầu tiêu dùng trong nước, thu hút người dân tham gia vào các hoạt động trải nghiệm TMĐT và công nghệ số, qua đó thúc đẩy phát triển TMĐT cấp vùng, giúp tăng cường nhận thức của người dân với TMĐT và thúc đẩy đầu tư, phát triển hạ tầng, giải pháp công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam. Nhờ các giải pháp đồng bộ nêu trên, năm 2023 đã chứng kiến sự đột phá vượt bậc trong lĩnh vực TMĐT, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam ước đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 25%/năm. Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp./.

Theo kinhtevadubao.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Vuasanca sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn về một chiến lược đầu tư hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Liên quan đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng ngành hóa chất Việt Nam đang phát triển dưới tiềm năng.
Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo- Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, cho rằng: Thực tế hàng hoá bán trên sàn Temu không có gì mới.
Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Sáng ngày 17/10/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu công tác truyền thông, công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí 2024.
Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành đánh giá, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực và cầu thị trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Các Bộ, ngành đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Nhiệt huyết, bản lĩnh, dấn thân của lớp báo chí đầu tiên từ mái trường ở chiến khu Việt Bắc tiếp tục là ngọn lửa soi đường dẫn dắt những người làm báo...
Vuasanca
 cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Vuasanca cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Vuasanca tiếp tục có những bài viết đi sâu, đi sát hơn với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp trong qúa trình hoạt động.
Vuasanca
 là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

Vuasanca là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

Vuasanca là kênh thông tin hữu ích cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tham khảo.
PGS.TS. Ngô Trí Long: Vuasanca
 đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

PGS.TS. Ngô Trí Long: Vuasanca đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá, Bộ Tài chính, Vuasanca đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả.
TS. Võ Trí Thành: Vuasanca
 là một tờ báo đặc biệt!

TS. Võ Trí Thành: Vuasanca là một tờ báo đặc biệt!

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh khẳng định, Vuasanca là một tờ báo đặc biệt!
TRỰC TIẾP: Tọa đàm

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

16h chiều ngày 27/9/2024, tại trụ sở Hà Nội, Vuasanca sẽ tổ chức Tọa đàm "Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - Những vấn đề cần lưu ý".
[LIVE] Toạ đàm

[LIVE] Toạ đàm 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'

Sáng 24/9/2024, Vuasanca tổ chức Chương trình Chính sách và đối thoại với chủ đề: Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn.
Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Hàng trăm tỷ đồng đã được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các doanh nghiệp ngành Công Thương quyên góp ủng hộ bào bị ảnh hưởng của bão, lũ.
Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Nhìn lại chặng đường 16 năm xây dựng và phát triển, Cục Hóa chất từng bước đưa ngành công nghiệp hóa chất phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
Vuasanca
 chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Vuasanca chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Sáng 12/9, tại Hà Nội, Vuasanca chính thức phát động Chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt”.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Vuasanca sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Vuasanca
 phát động Chương trình

Vuasanca phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

Cùng cả nước khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra, Vuasanca phát động Chương trình ''Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt''.
Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Chiều ngày 10/9, Đoàn kiểm tra công tác vận hành xả lũ một số công trình thủy điện trong mùa mưa bão của Bộ Công Thương đã đến kiểm tra tại Thủy điện Thác Bà.
Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh, nhiều người quan sát thấy lõi thép không lớn nên vội vàng quy chụp hoặc tỏ ý nghi ngờ về quá trình thi công xây lắp cột điện.
Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão

Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão

Sáng 10/9, Đoàn kiểm tra công tác vận hành xả lũ một số công trình thủy điện của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Công ty Thủy điện Tuyên Quang.
Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình

Các hồ chứa thủy điện cần tập trung cao độ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ để đảm bảo vận hành an toàn trong thời điểm hoàn lưu bão.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động