Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta đóng vai trò quan trọng, khẳng định được vị trí vững chắc trên trường quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp, hội đàm với Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương Singapore Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Bộ trưởng Thương mại, Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Thứ trưởng phụ trách quan hệ kinh tế quốc tế, Bộ Ngoại giao Chile

Giải pháp nào nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt?

Chiều 15/8, tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan.

Tham gia chất vấn tại phiên họp, đại biểu Tạ Minh Tâm, đoàn Tiền Giang đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết hiệu quả công tác thông tin, dự báo tình hình nông sản và công tác quy hoạch để đảm bảo sản xuất, quy chuẩn xuất khẩu trong thời gian qua, trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Bộ Công Thương trong thời gian tới để nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiều mặt hàng nông sản khẳng định vị trí vững chắc trên trường quốc tế
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn

Bên cạnh đó, đại biểu Tạ Minh Tâm đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương cho biết trách nhiệm và định hướng trong thời gian tới nhằm thúc đẩy hoạt động thu mua, tiêu thụ lúa gạo, gia tăng kim ngạch xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương chất vấn, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng người nông dân sản xuất ra lúa gạo vẫn nghèo, nghĩa là cây lúa không mang lại lợi nhuận đáng kể cho người sản xuất. Nguyên nhân của nghịch lý này? Những giải pháp trước mắt và lâu dài của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để cải thiện tình trạng này. Câu hỏi này, đại biểu cũng xin gửi đến Bộ trưởng Bộ Công Thương?

Mặt khác, những năm gần đây, nông sản Việt Nam mặc dù đã xuất khẩu đi nhiều nước trong khu vực và thế giới, nhưng vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Tình trạng hàng nông sản Việt bị ùn ứ tại các cửa khẩu đi Trung Quốc vẫn diễn ra thường xuyên. Bộ trưởng có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng này? Câu hỏi đồng thời gửi đến Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang - đoàn Bình Phước cho biết, trồng và sản xuất hạt điều là một trong những mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên thời gian qua, vị trí ngành điều của nước ta đang bị lung lay trên thị trường thế giới…

Các doanh nghiệp trồng và sản xuất điều lớn trong nước hiện đang có xu hướng tăng nhập khẩu. Vị trí dẫn dầu trong ngành điều của nước ta trên thế giới, cũng như thương hiệu điều Việt Nam đang bị ảnh hưởng… Đại biểu đoàn Bình Thước đề nghị, Bộ trưởng nêu rõ những giải pháp để ngành điều nước ta phát triển bền vững trong thời gian tới?

Khẳng định vị trí vững chắc trên trường quốc tế

“Chia lửa” cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong những năm qua giá trị hàng hóa và giá trị xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của chúng ta cũng như đóng góp vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta đóng vai trò quan trọng, khẳng định được vị trí vững chắc trên trường quốc tế. Hiện chúng ta đã xuất khẩu trên 224 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, trong đó một số mặt hàng như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, tôm, cá tra, đồ gỗ đã chiếm thị phần khá lớn trên thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiều mặt hàng nông sản khẳng định vị trí vững chắc trên trường quốc tế
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta đóng vai trò quan trọng, khẳng định được vị trí vững chắc trên trường quốc tế

Tuy nhiên, nền kinh tế nông nghiệp nước ta vẫn quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên hoạt động nuôi trồng diễn ra tự phát, manh mún và theo phong trào dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung cho xuất khẩu.

Thứ hai, tổ chức sản xuất manh mún khiến chất lượng nông thủy sản của nước ta không đồng đều, khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc.

Thứ ba, còn thiếu sự liên kết theo chuỗi từ khâu sản xuất, thu gom chế biến, tiêu thụ.

Thứ tư, thiếu sự liên kết, phân công lao động và tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng và địa phương, dẫn đến tính chuyên môn hóa thấp, dễ xảy ra ùn ứ cục bộ về nguồn cung và thị trường, điệp khúc được mùa mất giá thì vẫn cứ diễn ra.

Thứ năm, xuất khẩu nông sản chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, chưa có sản phẩm nông sản mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao và thương hiệu mạnh.

Thứ sáu, phát triển thương mại nông, lâm thủy sản chủ yếu tập trung vào thị trường xuất khẩu mà chưa quan tâm đúng mức thị trường trong nước với 100.000.000 người tiêu dùng và khả năng tiêu thụ các loại hàng hóa ở các phân khúc khác nhau là rất lớn.

Quyết liệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Để khắc phục được tình trạng nêu trên, thời gian tới, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành.

Khẩn trương quy hoạch thành các vùng trồng vùng nuôi, áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu của quá trình sản xuất. Tăng cường tổ chức sản xuất, xuất khẩu theo chuỗi liên kết, tổ chức hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, tập trung; gắn sản xuất với những tín hiệu của thị trường; liên kết nông dân bằng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, các khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ được đặt trong một chuỗi giá trị với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, kể cả những thị trường truyền thống và thị trường mới còn nhiều tiềm năng; xây dựng nội dung đàm phán về mở cửa thị trường, kiểm dịch động thực vật và các yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam và các tiêu chuẩn hàng Việt Nam xuất đi các thị trường khác.

Đồng thời, đấu tranh hiệu quả với những hàng rào kỹ thuật thương mại bất hợp lý đối với nông sản Việt Nam để giữ vững thị trường. Theo dõi sát, phát hiện kịp thời hiện tượng gia tăng nhập khẩu đột biến để cùng trao đổi các bộ, ngành có liên quan có biện pháp phù hợp, góp phần bảo vệ chính đáng sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mặt khác, tổng hợp hỗ trợ thông tin thị trường, đăng tải công bố bản tin thị trường nông, lâm thủy sản định kỳ hằng tuần trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương và các Hội nghị giao ban định kỳ với Thương vụ Việt Nam hàng tháng để định hướng thị trường cho các doanh nghiệp và các địa phương. Tăng cường cơ chế cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp để chủ động phòng, tránh các vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài.

Đẩy mạnh hoạt động thu hút hợp tác đầu tư trong lĩnh vực logistics, tăng cường khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics để giảm chi phí của hàng hóa; cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, áp dụng cơ chế tự chứng nhận của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.

Ngoài ra, chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển qua đường biên giới, tránh buôn lậu và gian lận thương mại trong sản phẩm nông sản.

Còn đối với thị trường trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kết nối giữa nhà cung ứng, của nhà phân phối; tăng cường các hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các địa phương để thúc đẩy các địa phương tiêu thụ sản phẩm của nhau; kết nối các nhà cung ứng nguyên vật liệu với các nhà chế biến nông sản.

Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng và chỉ dẫn địa lý tại thị trường trong nước và thứ 5, là chủ động làm việc với hệ thống phân phối lớn về việc hỗ trợ, tạo điều kiện, xây dựng các mô hình nông sản cho chuỗi để cung cấp cho hệ thống bán lẻ của mình. Cuối cùng là hỗ trợ các địa phương xây dựng đề án đẩy mạnh chuỗi cung ứng nông sản, hoạt động kết nối cung cầu hóa cả trong nước và thị trường quốc tế.

Về ý kiến của đại biểu Điểu Huỳnh Sang - đoàn Bình Phước để nhập khẩu điều nhân và điều thô sẽ ảnh hưởng nhất định đến sản xuất trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, điều đó là một thực tế, tuy nhiên trong kinh tế thị trường thì Nhà nước, doanh nghiệp hay người sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ các quy luật rất khách quan đó là cung cầu, giá trị cạnh tranh và lưu thông tiền tệ.

Hiện nay, 74% hàng xuất khẩu của Việt Nam đều từ các doanh nghiệp FDI, trong khi đó, hầu hết các nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp FDI này sản xuất đều là nhập khẩu. Hạt điều cũng tương tự. "Vì vậy, việc nhập khẩu điều nhân và điều thô để duy trì ngành chế biến hạt điều, giữ được thương hiệu, giữ được thị trường cũng là việc phải cân nhắc" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ.

Mặt khác, cây điều, hạt điều Việt Nam với sản lượng nhỏ, chất lượng không ổn định cũng là rào cản nhất định cho sản xuất, xuất khẩu, giữ vững thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường. Mặt khác, nếu như trên diện tích đó mà cây trồng khác hay vật nuôi khác hiệu quả hơn cây điều thì cũng là hướng chúng ta cần phải tính.

Do đó, trong thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị các địa phương có vùng trồng phải quy hoạch lại để có diện tích đủ lớn và áp dụng công nghệ để có chất lượng sản phẩm ổn định, có thể xuất khẩu được; liên kết sản xuất, chế biến, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu của các thị trường nhập khẩu; áp dụng công nghệ, tiếp tục hỗ trợ thông tin đàm phán, mở rộng thị trường.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Sáng 1/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô xít - alumin - nhôm.

'Tiếng chiêng' CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE vừa ký, 'tiếng chiêng' hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để Việt Nam ký các FTA với các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Ngày 30/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Sáng 30/10, tại Bộ Công Thương đã diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Dấu mốc lịch sử mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Dấu mốc lịch sử mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Việc ký Hiệp định CEPA với UAE được kỳ vọng là một đòn bẩy quan trọng cho Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội thương mại và đầu tư tại thị trường Trung Đông.
Hyundai Palisade xuất khẩu sang Thái Lan: Bước tiến

Hyundai Palisade xuất khẩu sang Thái Lan: Bước tiến 'vượt bậc' của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có bước tiến “vượt bậc''. Sự kiện xuất khẩu lô xe Hyundai Palisade sang Thái Lan ngày hôm nay (29/10) là minh chứng.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đoàn Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Đức

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đoàn Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Đức

Ngày 28/10, tại Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp, làm việc với đoàn đại biểu Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (BMZ).
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước

Chiều 28/10, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE CEPA đã được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE.
Bộ Công Thương bổ nhiệm bà Trịnh Thị Thu Hiền làm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương bổ nhiệm bà Trịnh Thị Thu Hiền làm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Chiều 28/10, tại Bộ Công Thương, đã diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đối với bà Trịnh Thị Thu Hiền.
Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE

Ngày 27/10, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô của Vinfast.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Thảo luận tại tổ chiều 26/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách
Việt Nam - Ấn Độ mở rộng hợp tác kinh tế, tập trung phát triển năng lượng xanh

Việt Nam - Ấn Độ mở rộng hợp tác kinh tế, tập trung phát triển năng lượng xanh

Ngày 25/10, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Ấn Độ nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Chùm ảnh: Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Vietnam Motor Show 2024

Chùm ảnh: Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng tiếp các phái đoàn châu Âu về hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tiếp các phái đoàn châu Âu về hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng

Trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024), Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã có buổi tiếp và làm việc với các phái đoàn châu Âu.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024) là cơ hội để doanh nghiệp Việt hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Tại Hà Nội, chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phoxay Sayasone.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Lào phối hợp đàm phán, hướng tới ký kết Hiệp định mua bán than

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Lào phối hợp đàm phán, hướng tới ký kết Hiệp định mua bán than

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ Năng lượng và Mỏ Lào phối hợp chặt chẽ, xây dựng và đàm phán Hiệp định để hướng tới ký kết mua bán than.
Việt Nam - Lào ký kết Hợp đồng xây dựng tuyến băng tải vận chuyển than Lalay xuyên biên giới

Việt Nam - Lào ký kết Hợp đồng xây dựng tuyến băng tải vận chuyển than Lalay xuyên biên giới

Chiều 20/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào chứng kiến lễ ký Hợp đồng xây dựng tuyến băng tải vận chuyển than Lalay
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Chiều 20/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phoxay Sayasone.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10

Sáng 20/10, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động