Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trình Quốc hội Luật Cạnh tranh sửa đổi

ĐT

ĐT

Chiều 23/10, trong chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trình Quốc hội Luật Cạnh tranh sửa đổi
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Ra đời hơn 10 năm, song Luật Cạnh tranh (được Quốc hội thông qua năm 2004), được đánh giá là chưa phát huy hiệu quả trong việc giám sát, quản lý các hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như tạo nên một môi trường cạnh tranh, “sân chơi” lành mạnh cho doanh nghiệp.

Vì vậy, việc trình Quốc hội sửa Luật lần này nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Cạnh tranh 2004.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc sửa đổi lần này sẽ khắc phục hạn chế trong việc thiếu cơ sở để kiểm soát các hành vi được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh tới môi trường cạnh tranh tại Việt Nam. Bởi “với xu thế toàn cầu hóa kinh tế và mở cửa thị trường, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng trên phạm vi lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau. Khi đó, thực tiễn sẽ phát sinh các hành vi phản cạnh tranh diễn ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia, nhưng có tác động tới môi trường cạnh tranh trong nước. Để đối phó với thực trạng này, nhiều quốc gia đã mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh trên nguyên tắc tác động ảnh hưởng của hành vi để kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh xuyên biên giới và bảo vệ thị trường trong nước” - Bộ trưởng Bộ Công Thương phân tích.

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh năm 2004 nhằm tăng cường hiệu quả thực thi, đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn trong tình hình mới như: Đáp ứng các yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế và phù hợp với các cam kết quốc tế; đảm bảo sự thích ứng với môi trường kinh doanh. Đặc biệt, nhằm khắc phục hạn chế trong việc thiếu cơ sở để kiểm soát các hành vi được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng gây tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; thay đổi cách tiếp cận để kiểm soát hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền; tập trung kinh tế và hành vi cạnh tranh không lành mạnh để phản ánh đúng bản chất và tác động của hành vi, phù hợp với thông lệ quốc tế; khắc phục hạn chế về mô hình và địa vị pháp lý của cơ quan cạnh tranh để đảm bảo tính độc lập, tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh.

Việc sửa đổi Luật Cạnh tranh năm 2004 được xác định là sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện. Dự thảo Luật gồm có 121 điều, được bố cục thành 09 chương. So với Luật Cạnh tranh năm 2004, dự thảo Luật giữ nguyên 06 điều, sửa đổi 66 điều, bổ sung 49 điều và bãi bỏ 49 điều.

Những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng trong dự án Luật bao gồm: Mở rộng phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với “hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam” (Điều 1 dự thảo Luật). Mở rộng đối tượng áp dụng, theo đó, ngoài tổ chức, cá nhân kinh doanh và hiệp hội ngành nghề, dự thảo Luật còn áp dụng đối với “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan”, trong đó bao gồm cả các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính. Thay đổi cách tiếp cận kiểm soát hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, dự thảo Luật đã điều chỉnh cách tiếp cận kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo hướng kết hợp tư duy kinh tế và tư duy pháp lý, phù hợp với thực tiễn cạnh tranh trên thị trường và thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi.

Thay đổi cách tiếp cận kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền, tương tự như kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh, các quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền trong dự thảo Luật cũng được thay đổi theo hướng kết hợp tư duy kinh tế và tư duy pháp lý. Thay đổi cách tiếp cận kiểm soát tập trung kinh tế, dự thảo Luật đã thay đổi cách thức tiếp cận kiểm soát tập trung kinh tế theo hướng trao quyền cho cơ quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác động cạnh tranh của việc tập trung kinh tế và tăng cường sự chủ động của doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan cạnh tranh và mở rộng các yếu tố đánh giá một vụ việc tập trung kinh tế.

Tờ trình cũng cho biết, Dự thảo Luật mới sẽ điều chỉnh quy định kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Thứ nhất, đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định tại Luật khác, dự thảo Luật đã quy định theo hướng dẫn chiếu đến quy định của pháp luật khác, đồng thời bổ sung nguyên tắc xử lý để tránh chồng chéo, xung đột trong thực thi. Thứ hai, dự thảo Luật đã bãi bỏ quy định về hành vi “bán hàng đa cấp bất chính” và hành vi “phân biệt đối xử của hiệp hội”, do các hành vi này không phản ánh đúng bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thứ ba, dự thảo Luật đã bổ sung thêm hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” có xu hướng xảy ra ngày càng phổ biến và có bản chất phù hợp với khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại dự thảo Luật. Thứ tư, dự thảo Luật đã lược giản hoá trình tự, thủ tục điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, theo đó bãi bỏ thủ tục điều tra sơ bộ và rút ngắn thời hạn điều tra chính thức đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh từ 90 ngày xuống còn 60 ngày kể từ ngày ban hành quyết định điều tra.

Bên cạnh đó là hoàn thiện mô hình cơ quan cạnh tranh, quy định về cơ quan cạnh tranh trong dự thảo Luật được tiếp cận theo hướng nâng cao tính độc lập và thẩm quyền của cơ quan cạnh tranh để đảm bảo khả năng thực thi hiệu quả Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Theo đó, Cơ quan cạnh tranh quốc gia là cơ quan duy nhất thực thi Luật Cạnh tranh (sửa đổi) trên cơ sở hợp nhất 02 cơ quan hiện hành, gồm cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương) và Hội đồng cạnh tranh. Cơ quan cạnh tranh quốc gia là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương. Đồng thời, dự thảo Luật giao Chính phủ quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan cạnh tranh quốc gia.

ĐT

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tin tưởng, các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ vươn xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Sáng 14/11, UBND tỉnh Long An phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024 (lần II).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Phát triển khu thương mại tự do là cơ hội cho ngành dịch vụ logistics

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Phát triển khu thương mại tự do là cơ hội cho ngành dịch vụ logistics

Theo Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, phát triển khu thương mại tự do là cơ hội để ngành logistics Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Vietnam Foodexpo 2024 tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Vietnam Foodexpo 2024 tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Vietnam Foodexpo 2024 mang đến những cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ đối tác tiềm năng, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, phát triển bền vững.
Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Ngày 11/11, tại Thụy Điển, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã gặp gỡ, trao Biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển xanh
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Trong các thị trường xuất khẩu, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, khu vực châu Á – châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam.
Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức người làm công tác pháp luật ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Ngày 6/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ Argentina tại Việt Nam thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam để thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại...
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Sáng 7/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC).
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Chiều 7/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Ngày 6/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và tham quan các dự án nằm trong khu kinh tế.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Sáng 1/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô xít - alumin - nhôm.

'Tiếng chiêng' CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE vừa ký, 'tiếng chiêng' hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để Việt Nam ký các FTA với các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Ngày 30/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động