Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!

Nâng cao nhận thức về văn hóa chính trị ở thế hệ trẻ là yếu tố quyết định đến sự ổn định và tiến bộ của quốc gia trong tương lai.
Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Thế hệ trẻ Việt Nam là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng to lớn kế thừa và phát triển xã hội, do đó, giáo dục văn hoá chính trị để bồi đắp tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cấp thiết, giúp các em có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và luôn tự hào về dân tộc, Tổ quốc; đồng thời, phát huy giá trị, trách nhiệm của bản thân, tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

Chú trọng trong việc bồi dưỡng văn hoá chính trị cho giới trẻ

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, mạng xã hội trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Song, bên cạnh sự đa dạng, các nguồn thông tin cũng trở nên ngày càng phức tạp, đòi hỏi thế hệ trẻ cần phải có khả năng nhận diện được thông tin chính xác trong vô vàn các thông tin xấu, độc hại, sai lệch xuất hiện tràn lan nhằm mục đích tuyên truyền những thông tin phản động, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Không khó để bắt gặp những bình luận, bài đăng trên mạng xã hội thể hiện sự thiếu hiểu biết, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Nhiều bạn trẻ dễ dàng tin vào những thông tin chưa được kiểm chứng, những lời đồn thổi thiếu căn cứ, dẫn đến những phát ngôn sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của cộng đồng.

Một số ví dụ điển hình, trên mạng xã hội thường có xuất hiện các phát ngôn với nội dung gây công kích, tranh cãi như: Phủ nhận chiến thắng lịch sử của dân tộc, đánh giá sai lệch về vai trò của các anh hùng dân tộc, hoặc xuyên tạc sự thật về các sự kiện lịch sử quan trọng... Những phát ngôn này không chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết về lịch sử mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với quá khứ, đối với công lao của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

Từ thực việc trên, có thể thấy, việc bồi dưỡng văn hóa lịch sử cũng như văn hóa chính trị cho thế hệ trẻ hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội phát triển bền vững và ổn định. Quá trình giáo dục không chỉ giúp thanh niên hiểu rõ về lịch sử, truyền thống và tư tưởng chính trị của đất nước, mà còn hướng dẫn họ phát triển các phẩm chất đạo đức, nhận thức chính trị đúng đắn và tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!
Các thầy cô giáo và sinh viên khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tham gia chương trình thực tế tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Gia đình - nhà trường - xã hội đồng hành giáo dục văn hoá chính trị cho thế hệ trẻ

Việc bồi dưỡng văn hoá chính trị giúp cho thế hệ trẻ có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề chính trị - xã hội, hình thành khả năng phản biện và đánh giá thông tin một cách chính xác. Điều này vừa giúp cho các bạn trẻ tránh xa những tác động tiêu cực, vừa giúp các em trở thành những công dân có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước.

Theo đó, các nhà trường cần tích hợp giáo dục chính trị vào chương trình học. Tuyên truyền về tầm quan trọng của hệ thống chính trị và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội thông qua các môn học về lịch sử, giáo dục quốc phòng, giáo dục công dân và pháp luật. Đồng thời, các môn học đã được tăng cường và đổi mới để phù hợp với bối cảnh hiện đại.

Tại Việt Nam ngoại trừ một số trường quốc tế không yêu cầu học bộ môn Triết học Mác - Lênin, còn lại, tất cả các trường đại học tại Việt Nam đều bắt buộc sinh viên phải học bộ môn Triết học Mác - Lênin vào năm thứ nhất. Bởi Triết học Mác - Lênin là môn học trực tiếp giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên. Hiểu về các học thuyết Mác - Lênin sẽ giúp sinh viên hình thành niềm tin vào con đường phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần gắn liền lý thuyết với thực tiễn, đưa ra những ví dụ, tình huống cụ thể về các vấn đề chính trị - xã hội, tạo điều kiện, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khoá liên quan đến chính trị hoặc các buổi toạ đàm với các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Tại khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhận thức rõ việc “học phải đi đôi với hành”. Mỗi khoá sinh viên đều sẽ có một chuyến đi thực tế chuyên môn vào đầu năm thứ tư đến các địa điểm lịch sử liên quan đến cách mạng kháng chiến tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước để sinh viên có cơ hội được phân tích và đánh giá những sự kiện và nhân vật lịch sử từ dưới góc độ triết học. Từ đó, hiểu rõ hơn về sự phát triển của tư duy và nền tảng tư tưởng trong lịch sử. Nâng cao nhận thức về giá trị của di sản văn hóa và triết học trong bối cảnh quốc gia, nhận thức được trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị tư tưởng và văn hóa từ quá khứ cho các thế hệ tương lai.

Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!
Chuyến đi thực tế tại Huế của khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Để học sinh, sinh viên có cơ hội được tham gia, tiếp xúc với các hoạt động chính trị - xã hội, vai trò của các tổ chức Đoàn Thanh niên và các Hội học sinh, sinh viên là không thể thiếu. Cần phải tuyên truyền, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động tình nguyện để thanh niên thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội. Qua đó, giúp các em học hỏi nhiều kiến thức về chính trị và phát triển tinh thần đoàn kết, yêu nước và trách nhiệm với xã hội.

Cùng đó, các nhà trường cần tận dụng sức mạnh từ nền tảng mạng xã hội, bởi đây là công cụ giúp các bạn trẻ nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời. Các nhà trường có thể truyền tải các kiến thức về chính trị thông qua những bài viết, video, clip,… Hoặc các buổi thảo luận trực tuyến, khoá học online. Giúp thế hệ trẻ có thể học tập và trao đổi kiến thức bất cứ lúc nào.

Đặc biệt quan trọng, gia đình cần phối hợp với nhà trường, định hướng tư tưởng và kịp thời dạy dỗ, chấn chỉnh những suy nghĩ, hành động chưa đúng chuẩn mực văn hoá - xã hội của học sinh. Cảnh báo con em mình về những tác động tiêu cực từ xã hội tránh trường hợp các em bị dụ dỗ, lôi kéo xa vào tệ nạn xã hội hoặc tham gia vào các tổ chức phản động, chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Không chỉ gia đình, nhà trường mà Đảng và Nhà nước cũng rất chú trọng bồi dưỡng văn hoá chính trị cho thế hệ trẻ ngày nay. Đại hội XIII của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nêu rõ một đột phá có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững đất nước là: “Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam”. Đại hội XIII đã nêu lên khát vọng phát triển đất nước, mà để hiện thực hóa những khát vọng đó thì thế hệ trẻ Việt Nam phải đóng vai trò tiên phong.

Sau cùng, thế hệ trẻ cần phải tự chủ động trong việc bồi dưỡng văn hoá chính trị cho bản thân mình, tự thấy được trách nhiệm của mình với xã hội, với đất nước. Từ đó, họ sẽ tự nảy sinh yêu cầu, đòi hỏi bản thân mình phải cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức vì tương lai, sự nghiệp của đất nước.

Vì vậy, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bồi dưỡng văn hoá chính trị không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Cần tạo ra một môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ có thể phát triển toàn diện về cả kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Bài và ảnh: Yến Chi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Dư luận cả nước “dậy sóng” trước phát ngôn “lệch chuẩn” của C.N.Q.V, thí sinh Yên Bái đầu tiên trong 23 năm giành vòng nguyệt quế tại Đường lên đỉnh Olympia.
Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đã lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu, ý thức được về giá trị của độc lập và niềm tin vào Đảng.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, song vẫn đang đứng trước những khó khăn…
Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…
Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 30/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức chương trình tôn vinh các điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng.
Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam một di sản tinh thần vô giá đó là bản Di chúc của Người.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3, nhiều cán bộ trẻ trưởng thành về chuyên môn, vững vàng tư tưởng chính trị, vinh dự được kết nạp Đảng tại công trường.
Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) đã trở thành động lực giúp toàn Quân chủng Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần 'dĩ công vi thượng' của Bác Hồ

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo tiền bối của đất nước có được khoảng thời gian dài trực tiếp được sống làm việc bên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Phòng, chống tham nhũng phải phục vụ phát triển KT-XH, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế xã hội.
Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Thời gian trôi đi càng làm nổi bật những bài học của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại mùa thu năm 1945 mà nổi bật là bài học về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc.
Vuasanca
 đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vuasanca đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhóm phóng viên Vuasanca đã đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024.
Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 cho 28 tác phẩm xuất sắc.
28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Bộ Công Thương trao giải vào sáng ngày 14/8/2024 tại Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động