Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bốn bài học kinh tế từ Pháp, Hy Lạp, Nhật Bản và Zimbabwe

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt một loạt khó khăn như hiện nay, các chính trị gia và học giả tranh luận quyết liệt về việc phải làm gì tiếp theo để hóa giải thách thức. Nhưng trên thế giới, hiện rất khó có thể tìm được những hình mẫu kinh tế được đánh giá tích cực.
Zimbabwe có lẽ là quốc gia có chính sách kinh tế tệ hại nhất thế giới.

Zimbabwe có lẽ là quốc gia có chính sách kinh tế tệ hại nhất thế giới.

CôngThương -  Mặc dù vậy, theo bài viết của Giáo sư kinh tế học Gregory Mankiw thuộc Đại học Harvard đăng tải trên tờ New York Times, trong lịch sử gần đây đã tồn tại những bài học kinh tế từ một số quốc gia mà không một nước nào muốn “đi vào vết xe đổ”, trong đó tiêu biểu là lạm phát ở Zimbabwe, nợ công ở Hy Lạp, giảm phát ở Nhật, và thuế cao ở  Pháp.

Giáo sư Mankiw cho rằng, ở mỗi quốc gia trong số này, các nhà hoạch định chính sách đã vấp phải một kiểu sai lầm chính sách mà chỉ cần sơ ý một chút là dẫn đến hậu quả “chết người”. Giáo sư này khuyến nghị, nước Mỹ cần thuộc lòng những bài học này, vì chính sách kinh tế Mỹ hiện nay có không ít điểm “na ná” chính sách sai lầm mà các quốc gia trên từng áp dụng.

Đối với trường hợp Zimbabwe, nếu có một giải thưởng nào đó dành cho chính sách kinh tế tệ hại nhất thế giới, quốc gia này có lẽ đã nhiều lần “giật giải” trong thập kỷ qua. Đặc biệt, vào năm 2008 và 2009, Zimbabwe đã lâm vào cảnh siêu lạm phát. Giá cả khi đó ở quốc gia châu Phi này tăng với tốc độ kinh hoàng đến nỗi, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe phải in ra loại tiền mệnh giá 1 nghìn tỷ Đôla để thuận lợi hơn cho việc thanh toán. Sau đó, Zimbabwe đã ngừng sử dụng đồng nội tệ, nhưng những đồng tiền mệnh giá “khủng” của quốc gia này hiện vẫn có thể mua được với giá khoảng 5 USD.

Theo Giáo sư Mankiw, thật khó có thể hình dung kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng lạm phát như Zimbabwe từng trải qua. Tuy nhiên, việc in tiền thiếu kiểm soát đang là nỗi lo của Thống đốc bang Texas, Rick Perry, người đang nuôi hy vọng trở thành ứng cử viên của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm sau của Mỹ.

Hồi tháng 8 vừa qua, ông Perry nhận định, sẽ “gần như là tội mưu phản” nếu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cho in quá nhiều tiền trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào năm 2012. Không chỉ có ông Perry, nhiều chính trị gia Mỹ thuộc cánh tả cũng lo ngại chính sách gần đây của FED nhằm chống lại tỷ lệ thất nghiệp cao có thể châm ngòi cho lạm phát bùng nổ.

Tuy nhiên, ông Bernanke lại tỏ ra ít lo ngại hơn về việc biến nước Mỹ thành một “Zimbabwe thứ hai” hơn là một “Nhật Bản khác”.

Nhật Bản là một siêu cường kinh tế trải qua nhiều thăng trầm. Vào thập niên 1980, nhiều người từng lo ngại sự vươn lên mạnh mẽ của kinh tế Nhật sẽ đe dọa sự thịnh vượng của nước Mỹ, cũng giống như những gì người ta đang lo ngại ngày nay về sự nổi lên của Trung Quốc.

Tuy nhiên, những lo lắng về sức mạnh của kinh tế Nhật hồi những năm 1980 đã nhanh chóng chấm dứt khi bong bóng trên thị trường bất động sản và địa ốc của nước này nổ tung vào đầu thập niên 1990. Kể từ đó tới nay, kinh tế Nhật rơi vào tình trạng chật vật mãi chưa tìm ra lối thoát. Các nhà quan sát có thái độ chỉ trích Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) cho rằng, BoJ đã tập trung quá nhiều vào việc chống những mối đe dọa lạm phát mà không quan tâm đầy đủ tới việc phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Nằm trong số những nhà phê bình này có ông Bernanke, trước khi ông trở thành Chủ tịch FED. Việc dõi theo sự thận trọng và những thất bại của người Nhật chắc chắn là một trong những lý do phía sau sự sẵn sàng của ông Bernanke trong cuộc thử nghiệm những dạng chính sách tiền tệ vào hàng “vô tiền khoáng hậu” thời hậu khủng hoảng tài chính.

Các chuyên gia kinh tế trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama cũng nhận thức rõ về những điều tồi tệ mà kinh tế Nhật đã và đang trải qua. Đó là lý do vì sao họ đang ra sức thúc đẩy hoạt động chi tiêu để kích thích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.

Tuy nhiên, chính sách tài khóa này đi kèm với không ít rủi ro. Một kinh kinh tế Mỹ càng phụ thuộc vào hoạt động chi tiêu của Chính phủ, thì khả năng nước này rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công như đang diễn ra ở Hy Lạp lại càng lớn. Việc hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm Mỹ hồi tháng 8 vừa qua là một điềm báo cho những gì có thể xảy đế phía trước. Trong dài hạn, nước Mỹ cần cắt giảm nợ, hoặc đối mặt với những hậu quả không mấy dễ chịu.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường trái phiếu dường như chưa mấy lo ngại về khả năng trả nợ của Chính phủ Mỹ. Vì thế, nước Mỹ vẫn vay được tiền vỡi lãi suất thấp. Nhưng đây cũng chính là những gì đã diễn ra đối với Hy Lạp 4 năm trước. Một khi thị trường trái phiếu thay đổi thái độ, tình thế sẽ thay đổi rất nhanh chóng, dẫn tới một vòng xoáy tăng lãi suất chóng mặt, tăng số tiền lãi phải trả và thâm hụt ngân sách, cùng với sự giảm sút niềm tin.

Nước Mỹ đang được hưởng lợi ích từ sự hoài nghi của thị trường trái phiếu, một phần vì nợ của các quốc gia khác có vẻ như rủi ro hơn, và một phần vì niềm tin rằng nước Mỹ sẽ đưa tình trạng nợ nần của mình về trật tự đúng lúc. Nhưng vấn đề chính trị lớn đặt ra là nước Mỹ sẽ làm việc này như thế nào.

Washington hiện đang đối mặt với một quyết định mang tính nền tảng về những ưu tiên kinh tế. Để duy trì mức thuế hiện nay, nước Mỹ cần giảm mạnh chi tiêu cho mạng lưới an sinh xã hội. Nếu không, nước Mỹ có thể duy trì mạng lưới an sinh hiện nay và phải tăng mạnh thuế để chi trả. Hoặc cũng có thể lựa chọn sự kết hợp giữa cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Mà cách làm này lại dẫn tới nguy cơ rơi vào tình huống như trong bài học từ kinh tế Pháp.

Có hai sự thật cần biết về kinh tế Pháp. Thứ nhất, GDP/đầu người của Pháp thấp hơn 29% so với của Mỹ, phần nhiều vì người Pháp có số giờ làm việc trong đời ít hơn người Mỹ. Thứ hai, người Pháp bị đánh thuế cao hơn người Mỹ. Năm 2009, thuế tương đương 24% GDP của Mỹ, nhưng tương đương 42% GDP của Pháp.

Các chuyên gia kinh tế tranh cãi nhiều về việc liệu có phải mức thuế cao ở Pháp và các quốc gai châu Âu khác là lý do khiến người lao động ở các quốc gia này giảm nỗ lực làm việc, và vì thế giảm thu nhập. Tuy nhiên, nguyên nhân lại có thể nằm ở việc người châu Âu ưa hưởng thụ cuộc sống hơn là làm việc cật lực như người Mỹ.

Đâu là lý do xác thực sẽ cần phải có thời gian để xác minh. Trong những thập kỷ tới đây, nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không cắt giảm chi tiêu, họ sẽ buộc phải tăng thuế tới gần mức thuế của các nước châu Âu. Khi đó, rất có thể thế hệ người Mỹ tiếp theo sẽ làm việc ít hơn, để kiếm tiền ít hơn, và dành thời gian ngồi quán café nhiều hơn.

Theo Vneconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), chi phí mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga của Liên minh châu Âu (EU) đã tăng 150% trong 3 năm qua.
Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga nói phương Tây

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga nói phương Tây 'vi phạm lằn ranh đỏ', Israel nhận 'tối hậu thư'?

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 26/11 có một số thông tin đáng chú ý về tuyên bố của cựu Tổng thống Nga và tình hình đàm phán hòa bình Israel - Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/11: Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine bất ngờ thất thủ ở Oskol

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/11: Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine bất ngờ thất thủ ở Oskol

Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine thất thủ ở Oskol,... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 26/11.
Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Rạng sáng ngày 26/11, Nga đã thực hiện đợt không kích lớn nhất từ trước đến nay bằng UAV vào Ukraine nhằm làm suy yếu hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây nếu Ukraine tập kích tên lửa quy mô vào lãnh thổ Nga?

Tin cùng chuyên mục

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Theo TASS, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho rằng, châu Âu sẽ không thể bắn hạ tên lửa Oreshnik của Nga và thiệt hại sẽ là 'không thể chấp nhận' được.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa trong đêm; Nga dội bom ngàn cân, điều 45.000 lính siết chặt Kursk;... là tin nóng chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11.
UAV Nga

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Tối 25/11, Nga đã phóng nhiều tên lửa và UAV tấn công thủ đô Kiev của Ukraine và khu vực xung quanh, buộc Kiev phải sử dụng hệ thống phòng không để đáp trả.
Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết sẽ áp dụng mức tăng thuế quan cho đến khi Trung Quốc ngăn chặn dòng ma túy bất hợp pháp chảy vào quốc gia Bắc Mỹ.
Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị một gói năng lượng và sẽ công bố trong những ngày đầu tiên sau khi ông nhậm chức vào tháng 1/2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS để tự vệ khi cần thiết.
Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Đồng USD tăng mạnh và chứng khoán giảm sâu sau tuyên bố áp thuế toàn diện của Tổng thống đắc cử Donald Trump với hàng hóa từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine ngày 26/11.
Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 25/11 có một số thông tin đáng chú ý về phản ứng của Ukraine trước tên lửa Nga, và tình hình chiến sự Hezbollah - Israel.
Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán

Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán

Le Monde dẫn các nguồn tin cho hay, châu Âu đã nối lại cuộc thảo luận về khả năng gửi quân đội hoặc lính đánh thuê từ các công ty quân sự tư nhân tới Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/11: Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía;

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/11: Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía; 'chảo lửa' Velika Novoselka sục sôi

Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía; chảo lửa Velika Novoselka sục sôi,.. là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 25/11.
Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Quân đội 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã phối hợp tổ chức diễn tập cứu hộ-cứu nạn chung với sự chứng kiến của lãnh đạo cấp cao.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Nga điều gần 60.000 quân, giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Ukraine ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga;... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11.
Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự 'trong vòng 24 giờ'

Theo Times of Malta, cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng giải pháp nhanh nhất để kết thúc chiến sự Nga - Ukraine là kết nạp Ukraine vào NATO.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định, khi một bản đồ do IWC công bố.
Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Sau nhiều năm bị lãng quên bởi các thảm họa lịch sử, năng lượng hạt nhân đang dần hồi sinh với sự tham gia của các quốc gia và những ông lớn công nghệ toàn cầu.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik.
Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Tại Hội nghị COP29, các quốc gia đã đồng ý mục tiêu tài chính hàng năm là 300 tỷ USD để giúp các nước nghèo hơn đối phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga...là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 25/11.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine 'thua đậm' tại Kursk, Nga chịu thương vong lớn

Ukraine 'thua đậm' tại Kursk; Nga chịu thương vong lớn trên chiến trường... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối 24/11.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động