Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

'Bức tử' ao, hồ ở Hà Nội: Cái giá phải trả rất đắt!

Việc nhiều ao, hồ tại Hà Nội đang bị san lấp, chiếm dụng trái phép ảnh hưởng nghiêm trọng tới không gian văn hóa, môi trường sống.
Tiếp tục xảy ra động đất ở Kon Tum, chưa kết luận hồ chứa nào gây ra Vụ nghi san lấp 6.500m2 hồ Đống Đa: Chuyên gia khẳng định hồ không thể quay về trạng thái ban đầu? Đảm bảo an toàn hồ thủy điện: Nhìn từ kinh nghiệm các đập, hồ thủy điện phía Bắc ứng phó bão Yagi

Từ chuyện nhiều ao, hồ bị lấn chiếm…

Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều ao, hồ nhất cả nước. Mỗi ao, hồ đều có vẻ đẹp và giá trị lịch sử riêng biệt, làm nên một phần hồn cốt của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Không gian ao, hồ cũng là những điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu về văn hoá Việt Nam.

Bên cạnh các giá trị về lịch sử và văn hóa, hệ thống ao, hồ của Hà Nội còn có vai trò vô cùng quan trọng trong tạo lập môi trường sống bền vững, duy trì sự cân bằng của khí hậu, giảm thiểu những tác động xấu từ các hiện tượng thời tiết tiêu cực.

Những năm qua, với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và hiệu ứng nhà kính ngày một gia tăng, ao, hồ cùng với hệ thống cây xanh quanh hồ được ví như những "lá phổi xanh" giúp làm mát, thanh lọc không khí, giảm bụi, giảm tiếng ồn, giảm bức xạ của mặt trời... và tiêu úng, tiêu ngập mỗi khi thành phố phải hứng chịu những đợt mưa lớn. Do đó, việc đảm bảo diện tích ao hồ của Thủ đô không bị sụt giảm giữ vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo một môi trường sống xanh, sạch và bền vững.

Tuy nhiên, trên thực tế, dưới tác động của con người và quá trình đô thị hóa, diện tích ao, hồ của Thủ đô đang ngày càng bị thu hẹp. Các hoạt động san lấp, chiếm dụng trái phép đã khiến không ít ao, hồ biến dạng, thậm chí xóa sổ trên bản đồ.

Theo thống kê gần đây nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn Hà Nội hiện chỉ còn lại 111 hồ với tổng diện tích 1.165 ha. Nhiều diện tích ao hồ đã bị san lấp và lấn chiếm. Chỉ trong vòng hơn 30 năm, tính từ 1990 trở lại đây, tại Hà Nội đã có tới 21 hồ bị xóa sổ, hơn 150 ha diện tích mặt nước hồ "bốc hơi".

Có thể lấy ví dụ về Hồ Tây, hồ nước lớn nhất trong nội thành Hà Nội. Trước đây, Hồ Tây rộng tới hơn 500 ha, tuy nhiên sau khi kè bờ để làm đường (năm 2010), Hồ chỉ còn khoảng 460 ha.

Hay như sự việc diễn ra hồi cuối năm 2021, gần 100 hộ dân thuộc tổ 11, 12 (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) đã gửi đơn kêu cứu, phản đối và tha thiết xin giữ lại 2 hồ tự nhiên Xuân Quế và Sơn Thủy (hồ Bà Đồ) có diện tích 12.000m2 bị san lấp dự định lấy mặt bằng để phân lô bán nền.

Những ngày gần đây, câu chuyện hồ Đống Đa bị san lấp 6.500m2 diện tích mặt nước lại một lần nữa làm dậy sóng dư luận, khi nhiều người bày tỏ lo ngại số phận hồ này cũng sẽ giống như những ao, hồ khác đã bị hoạt động xây dựng của con người làm biến dạng.

Để trấn an dư luận, đại diện đơn vị thi công cho biết, việc san lấp một phần diện tích hồ Đống Đa chỉ là ‘tạm thời’ và dùng cho mục đích "tập kết vật liệu xây dựng phục vụ thi công". Đơn vị cũng sẽ "hoàn trả hiện trạng" sau khi đã hoàn thành thi công. Tuy nhiên, với nhiều chuyên gia và người dân sống xung quanh hồ, câu trả lời của đơn vị thi công không đủ thuyết phục.

Bởi trên thực tế, ngay cả những chuyên gia trong xây dựng cũng khẳng định, đơn vị thi công vẫn còn nhiều giải pháp khác có thể áp dụng chứ không phải cứ "khăng khăng" đòi lấp hồ. Vì thế, những nghi ngại về việc hồ Đống Đa bị chiếm dụng, san lấp trái phép vẫn cứ tồn tại.

'Bức tử' ao, hồ Hà Nội: Cái giá phải trả rất đắt?
Phần diện tích 6.500m2 hồ Đống Đa bị đơn vị thi công thuộc Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) san lấp. Ảnh: DT

… đến sự ngột ngạt trong đời sống đô thị

Trở lại câu chuyện của nhiều ao, hồ tại Hà Nội bị san lấp, chiếm dụng trái phép, vấn đề được dư luận quan tâm không chỉ là việc trách nhiệm sẽ thuộc về ai. Điều mà dư luận còn mong ngóng có được câu trả lời là liệu chúng ta có phải trả giá đắt cho việc hàng loạt hệ thống ao, hồ tại Hà Nội đang bị ‘bức tử’?

Trăn trở về hiện trạng trên, PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên đoàn Chủ tịch Liên Hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - nhận định, ao, hồ là một phần không thể thiếu trong phát triển hạ tầng đô thị. Về chức năng, nhiệm vụ, ao, hồ đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa môi trường sống, góp phần tạo dựng nét đẹp cảnh quan, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư, nhiều hồ nước còn có tác dụng giảm ngập úng cục bộ.

Ao, hồ, các thủy vực nói chung cùng với công viên cây xanh được xem là "lá phổi xanh" của thành phố. Nhưng với diện tích ao hồ còn lại của Hà Nội, gần như chúng không còn đáp ứng được vai trò là "lá phổi xanh" như mong muốn.

"Ô nhiễm không khí đang lên ở mức cao, tới mức báo động đỏ nhưng lại đang rất thiếu không gian xanh, mặt nước để điều hòa không khí, giảm mức ngột ngạt cho đời sống đô thị. Phải đến một nửa số hồ đã bị lấp hoàn toàn. Những hồ còn lại, diện tích ngày càng bị thu hẹp do bị lấn chiếm hoặc kè bờ. Đô thị hóa cũng như sự đổ bộ của bê tông đã lấy đi rất nhiều thứ của hồ nước, ở cả khía cạnh tự nhiên lẫn cảm xúc, văn hóa", PGS.TS Trương Mạnh Tiến chia sẻ với báo chí.

Là một chuyên gia nghiên cứu về môi trường lâu năm, ông Đặng Huy Huỳnh - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường - cũng không khỏi xót xa khi chứng kiến số lượng ao, hồ của Hà Nội cứ ngày càng hao hụt. Sự sụt giảm diện tích ao, hồ không chỉ khiến cảnh quan văn hoá của Hà Nội vắng bóng những nét đẹp tự nhiên mà còn để lại những hậu quả khôn lường cho môi trường sống đô thị vốn đang ngày càng khắc nghiệt dưới tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

"Cái giá mà chúng ta phải trả chắc chắn sẽ rất đắt. Nhờ có hệ thống ao, hồ mà bao năm qua, chúng ta đã hạn chế được rất nhiều hiệu ứng tiêu cực từ biến đổi khí hậu. Từ việc giảm bụi, giảm ô nhiễm, tăng cường không khí mát, sạch, hệ thống ao, hồ đã giúp chúng ta có phương án đối phó cả với những trận mưa lũ lớn, góp phần điều tiết thuỷ lợi của cả một thành phố lớn. Nếu như ao, hồ cứ lần lượt biến mất, chúng ta sẽ sống thế nào khi biến đổi khí hậu ngày một tăng?", Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường trăn trở.

Cũng theo ông Đặng Huy Huỳnh, trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ sự nguyên vẹn của các ao, hồ tại Hà Nội thuộc về cả cộng đồng chứ không phải chỉ riêng các cơ quan chức năng. Chỉ khi nào nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ các hệ thống ao, hồ trở nên sâu sắc, khi đó, may chăng, các hành vi san lấp, lấn chiếm, sử dụng trái phép diện tích ao, hồ mới giảm xuống.

Còn theo PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng Ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam, người luôn đau đáu với vấn đề ô nhiễm môi trường của các sông, hồ trong nội đô cho rằng, hồ tự nhiên hiện còn rất quý bởi diện tích mặt nước ngày một thu hẹp do lấn chiếm, đô thị hóa trong nhiều năm qua. Do vậy, không nên lấy lý do này, lý do khác để lý giải, làm sai lệch đi chức năng của hồ tự nhiên.

"Việc lấp hồ tự nhiên là một cách đánh đổi có hại cho môi trường cảnh quan, chứ không phải là báo động nữa. Bởi hồ tự nhiên đã lấp thì sẽ mất luôn, không bao giờ có thể khôi phục được...”, ông Tứ nhấn mạnh.

Có thể thấy, những câu chuyện của hồ Tây, hồ Xuân Quế, hồ Sơn Thủy hay gần đây nhất là hồ Đống Đa đã phản ánh phần nào đó tình trạng các ao, hồ tại Hà Nội đang bị "bức tử" bởi các hoạt động của con người. Trong tương lai, không ai dám chắc rằng, không có thêm những ao, hồ khác trên địa bàn thành phố tiếp tục bị xâm lấn, thậm chí xoá sổ. Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta phải làm gì để ngăn chặn tình trạng này, hay vẫn sẽ "bất lực" nhìn số lượng ao, hồ bị biến dạng, bị xoá sổ ngày một tăng lên?

Đã đến lúc, chính quyền các cấp cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn để chấm dứt tình trạng san lấp, lấn chiếm, sử dụng trái phép diện tích các ao, hồ tại Hà Nội. Cộng đồng, xã hội cũng cần thường xuyên lên án những hành động sai trái để bảo vệ những giá trị văn hoá, tự nhiên gắn với mảnh đất nghìn năm văn hiến này. Tất cả những nỗ lực đó cần phải được thực hiện thường xuyên, để trong tương lai, chúng ta không phải tiếp tục trả giá đắt cho những gì đã, đang và nguy cơ sẽ xảy ra với hệ thống ao, hồ của Hà Nội.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ô nhiễm môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày: Cơ hội để hàng triệu người Việt sum họp, đoàn viên

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày: Cơ hội để hàng triệu người Việt sum họp, đoàn viên

Quyết định nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn tạo điều kiện sum họp, đoàn viên cho hàng triệu người lao động trên cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Một quyết định hợp lòng dân, đầy trách nhiệm trước nỗi đau sau bão, lũ

Một quyết định hợp lòng dân, đầy trách nhiệm trước nỗi đau sau bão, lũ

Quyết định dừng bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô để tập trung khắc phục hậu quả bão, lũ đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi.

'Em bé quốc dân' Pam òa khóc tại sự kiện: Đừng để tuổi thơ con em trở thành 'content'

Việc bé Pam òa khóc tại sự kiện fan meeting là bài học về trách nhiệm của phụ huynh và xã hội trong bảo vệ quyền lợi của trẻ em trước sức ép của thời đại số.
Sữa Núi Tản Ba Vì và những suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Sữa Núi Tản Ba Vì và những suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Thông tin học sinh uống sữa Núi Tản Ba Vì bị ngộ độc là không có căn cứ, song nhiều người đã vội vàng tiếp nhận, quy chụp.
Sau cơn mưa trời lại sáng, cả nước đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão lũ

Sau cơn mưa trời lại sáng, cả nước đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão lũ

Mưa nào rồi cũng tạnh, bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, cả nước đã sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ.
Bức ảnh

Bức ảnh 'chiến sĩ bế em nhỏ' và lời cảnh tỉnh về mặt tối của công nghệ AI

Bức ảnh người chiến sĩ bằng trí tuệ nhân tạo (AI) là hồi chuông cảnh tỉnh về khả năng nhận diện thông tin sai của nhiều người dùng mạng xã hội.
Phẫn nộ rapper câu view bằng cách… phỉ báng Phật giáo

Phẫn nộ rapper câu view bằng cách… phỉ báng Phật giáo

Một video âm nhạc trên Youtube của một nam rapper có những hình ảnh câu view, xuyên tạc, phỉ báng Phật giáo đang được cộng đồng mạng lên án, tẩy chay.
Louis Phạm lại giả dối trong xin lỗi: Đừng biến mình thành phiên bản Pinocchio

Louis Phạm lại giả dối trong xin lỗi: Đừng biến mình thành phiên bản Pinocchio

Louis Phạm (Phạm Như Phương) gây chú ý khi liên tục nói dối và "phông bạt" chuyện từ thiện, đến nỗi cộng đồng mạng gắn cho cô này cái tên Pinocchio.
Lạm thu đầu năm học: Câu chuyện bàn tán từ công sở ra đến tận góc chợ

Lạm thu đầu năm học: Câu chuyện bàn tán từ công sở ra đến tận góc chợ

Cứ mỗi dịp đầu năm học mới, câu chuyện lạm thu từ các khoản xã hội hóa, thu tự nguyện lại trở thành đề tài được bàn tán xôn xao từ công sở ra đến tận góc chợ.

'Phông bạt' rồi lại xin lỗi: Bao giờ mới thôi 'sống ảo'?

Mới đây, cựu vận động viên thể dục dụng cụ Phạm Như Phương đã chính thức xin lỗi và thừa nhận ‘phông bạt’ tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ để sống ảo.
Lời cảnh tỉnh từ việc bản đồ

Lời cảnh tỉnh từ việc bản đồ 'đường lưỡi bò' xuất hiện trong lớp học

Sự việc xuất hiện 'đường lưỡi bò' trong một lớp học tiếng Trung cũng là lời nhắc nhở về việc giữ vững tư tưởng chính trị trong việc dạy ngoại ngữ.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Đề xuất chuyển từ cơ chế

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Đề xuất chuyển từ cơ chế 'tự nguyện' sang 'bắt buộc'

Nhiều ý kiến cho rằng cần có những chế tài mang tính quy định bắt buộc trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Từ vụ bé gái bị vật cứng rơi trúng đầu: Báo động về văn hóa sống chung cư

Từ vụ bé gái bị vật cứng rơi trúng đầu: Báo động về văn hóa sống chung cư

Đáng báo động khi nhiều trường hợp vật thể lạ rơi từ tầng cao tòa nhà chung cư xuống khu vực vui chơi, lối đi lại, đe dọa sự an toàn, tính mạng của cư dân.
Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao: Tầm nhìn mới cho tương lai phát triển

Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao: Tầm nhìn mới cho tương lai phát triển

Bộ Chính trị ngày 18/9 đã thống nhất xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Từ vụ ‘tai nạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Từ vụ ‘tai nạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết': Đừng vội đổ lỗi cho hạ tầng giao thông!

Nếu chỉ đổ lỗi cho hạ tầng giao thông mà bỏ qua trách nhiệm của những tài xế, thì những tai nạn như tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết sẽ có khả năng tái diễn.
Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Đốt báo để... câu like, câu view: Hành vi xấu cần lên án, loại trừ

Đốt báo để... câu like, câu view: Hành vi xấu cần lên án, loại trừ

Trào lưu câu like, câu view từ việc đốt, dày vò các tờ báo in... cần được lên án mạnh mẽ và loại trừ.
Tiền từ thiện một nghìn cũng quý, sao phải mất công

Tiền từ thiện một nghìn cũng quý, sao phải mất công 'phông bạt'?

Đáng lo ngại hơn, khi trào lưu “phông bạt” được nâng cấp thành thói quen dối trá trơ trẽn sẽ là mối nguy hại không nhỏ cho cộng đồng xã hội.
Từ vụ kênh Youtube

Từ vụ kênh Youtube 'Những bài học nhỏ': Cần xử lý hành vi 'câu view' từ mạng xã hội

Hành động "câu view" của kênh Youtube "Những bài học nhỏ" là nghiêm trọng, nhưng lại không hề mới, và đòi hỏi sự vào cuộc của các nền tảng mạng xã hội.
Trung thu và hoa hậu: Không nên cực đoan trong đánh giá

Trung thu và hoa hậu: Không nên cực đoan trong đánh giá

Trung thu Giáp Thìn 2024 đến khi mà các địa phương miền Bắc vừa đi qua đợt bão lũ hiếm có nhưng không vì thế mà để trẻ em phải bỏ lỡ một dịp ký ức đáng nhớ.
Minh bạch trong từ thiện: Bài học từ 12.000 trang sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Minh bạch trong từ thiện: Bài học từ 12.000 trang sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

12.000 trang sao kê từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cho người dân được trực tiếp kiểm chứng thông tin và đánh giá tính xác thực các thông tin số tiền từ thiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động