Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 11:59

Cá tầm “mắc cạn” vì hàng nhập lậu

Cá tầm nhập lậu giá bán chỉ bằng 2/3 so với cá tầm nuôi trong nước, không chỉ gây ảnh hưởng đến ngành thủy sản trong nước mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Là một trong những địa phương có sản lượng cá nước lạnh (cá tầm, cá hội) nuôi nhiều nhất cả nước, đến năm 2020, sản lượng sản phẩm này trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 670 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở các huyện: Sapa, Bát Xát, Bắc Hà, Văn Bàn… Tương tự, tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 50ha mặt nước chăn nuôi cá tầm, cá hồi với 50 trang trại của các doanh nghiệp và hộ gia đình, tập trung chủ yếu tại huyện Lạc Dương, Đam Rông, Di Linh và TP. Đà Lạt. Sản lượng cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng luôn dẫn đầu cả nước, đạt 3.000 tấn/năm, giá trị trên 500 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Tất Ngà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng - cho hay, nghề nuôi cá tầm trong nước đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc. Cá tầm nhập từ Trung Quốc giá bán chỉ bằng 2/3 giá của cá tầm trong nước. Đặc biệt, khi vào thị trường trong nước, thương lái trộn lẫn cá tầm Trung Quốc vào cá chăn nuôi tại Việt Nam, tạo ra tình trạng lừa dối khách hàng và sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường.

Cá tầm nhập lậu gây khó khăn cho ngành thủy sản trong nước

Trước tình trạng này, các hiệp hội, hội và doanh nghiệp nuôi cá tầm đã gửi công văn kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý đối với cá tầm được nhập khẩu từ Trung Quốc dưới mọi hình thức. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Kiểm tra, ngăn chặn nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm không nằm trong danh mục được phép kinh doanh để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với địa phương thu mẫu cá tầm thương phẩm tại chợ Yên Sở, TP. Hà Nội và chợ Bình Điền, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả có 8/11 mẫu cá tầm thương phẩm được xác định hình thái không phù hợp với loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, chưa rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và sản xuất cá tầm tại Việt Nam.

Để ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả hành vi gian lận thương mại trong việc nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an và địa phương thành lập Đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển cá tầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không thực hiện kiểm dịch theo quy định. Rà soát việc cấp phép nhập khẩu cá tầm không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các đơn vị và địa phương kiểm tra cơ sở kinh doanh cá tầm làm thực phẩm và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh cá tầm làm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch đối với cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm. Kiểm tra, rà soát quy trình cấp CITES từ phía Việt Nam, đảm bảo tuân thủ đúng trình tự thủ tục của Công ước.

Ông Đỗ Tiến Thắng - Phó Chủ tịch Hội Cá nước lạnh Lào Cai: Tình trạng nhập khẩu cá tầm ồ ạt và nhập lậu cá tầm qua đường mòn, lối mở dùng làm thực phẩm từ Trung Quốc vào Việt Nam gây ảnh hưởng lớn đến ngành thủy sản nước lạnh trong nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: cá tầm

Tin cùng chuyên mục

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10