Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 23:09

Các cơ quan kiểm toán tối cao có vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng

Các cơ quan kiểm toán tối cao có vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng, góp phần tăng cường tính minh bạch, liêm chính công và quản trị tốt.

Phòng, chống tham nhũng rất khó khăn và phức tạp

Ngày 9/7/2024, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước tổ chức Hội thảo quốc tế “Vai trò của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trong phòng, chống tham nhũng, góp phần tăng cường tính minh bạch, liêm chính công và quản trị tốt”. Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán nhà nước (11/7/1994 - 11/7/2024).

Hội thảo có sự tham dự của khoảng 100 khách mời, gồm các đại biểu quốc tế (đại diện 26 SAI, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các Đại sứ quán tại Việt Nam) và đại biểu trong nước (đại biểu thuộc khối các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương, các trường, học viện, viện nghiên cứu…).

Hội thảo được tổ chức nhằm nhìn nhận, đánh giá vai trò của các SAI trong phòng, chống tham nhũng, nhất là trong bối cảnh nạn tham nhũng đã trở thành một hiện tượng xã hội tồn tại ở tất cả các quốc gia, mang tính toàn cầu. Tham nhũng được xác định là một trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, làm giảm hiệu lực của nền hành chính công và làm cho việc sử dụng tài chính, tài sản công kém hiệu quả.

Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp, bởi tham nhũng gắn liền với quyền lực của những người có chức, có quyền và liên quan đến cả lợi ích vật chất và phi vật chất. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0, cùng nhiều vấn đề mới nổi trong thời đại ngày nay, hợp tác quốc tế vì hòa bình, phát triển nói chung và trong chống tham nhũng nói riêng là một yêu cầu thiết thực.

Hội thảo có sự tham dự của khoảng 100 khách mời là các đại biểu quốc tế, trong nước

Trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, các SAI nắm giữ vai trò thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình ở khu vực công vì một môi trường quản trị nhà nước tốt. Trước hết đó là vai trò gián tiếp tập trung vào ngăn chặn, răn đe và phòng ngừa. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu chống tham nhũng của các quốc gia, yêu cầu bảo vệ công quỹ, hiệu lực hoạt động và uy tín của các SAI ngày càng tăng. Các SAI có vai trò chủ động hơn trong chống tham nhũng, gồm cả phát hiện và công bố những lĩnh vực có rủi ro tham nhũng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác trong chống tham nhũng và công khai kết luận, kiến nghị kiểm toán rộng rãi hơn.

Theo Ngân hàng Thế giới, mặc dù các SAI không phải là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong chống tham nhũng và gian lận, nhưng do bản chất công việc là kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đánh giá tính tuân thủ pháp luật của các cơ quan chính phủ nên SAI có những đóng góp quan trọng vào các hoạt động, chương trình phòng, chống tham nhũng quốc gia.

Vai trò đó của SAI thể hiện trên 4 nội dung: Đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trình; phát hiện và ngăn ngừa tham nhũng; thúc đẩy quản trị tài chính lành mạnh và kiểm soát nội bộ mạnh; đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo giúp ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng, gian lận, hỗ trợ các cơ quan tư pháp trong điều tra, xét xử. Trên thế giới, một số SAI có thêm chức năng, nhiệm vụ trực tiếp chống tham nhũng như kiểm toán điều tra, kết luận, xét xử, xử phạt… hành vi gian lận, tham nhũng.

Kiểm toán nhà nước Việt Nam được thành lập cách đây vừa tròn 30 năm với địa vị pháp lý được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: “Cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”. Ngoài Hiến pháp, Luật Kiểm toán nhà nước, hoạt động Kiểm toán nhà nước còn được ghi nhận ở hơn 35 Bộ luật, luật khác. Qua 30 năm xây dựng và phát triển, Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã từng bước trưởng thành, gặt hái được nhiều thành tựu, khẳng định vị trí, vai trò là công cụ hữu hiệu trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại hội thảo

Hội nhập và hợp tác quốc tế sâu rộng là yêu cầu tất yếu

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Kiểm toán nhà nước Việt Nam được hiến định trong Hiến pháp 2013 “là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, phù hợp với Tuyên bố Lima và Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc về vai trò, vị thế của các cơ quan kiểm toán tối cao. Sau ba thập kỷ trưởng thành và phát triển, Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã chứng tỏ vai trò và vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị của Nhà nước Việt Nam, trở thành công cụ hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đồng thời, cũng có những đóng góp nhất định cho cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao của các quốc gia trên thế giới và hoạt động của tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao (Intosai).

30 năm qua, Kiểm toán nhà nước đã xây dựng, phát triển và trưởng thành vượt bậc, thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược trong phát triển Kiểm toán nhà nước thành công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong quản lý tài chính công, tài sản công; cung cấp kịp thời thông tin, báo cáo kiểm toán cho Quốc hội phục vụ chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; đóng góp quan trọng vào việc kiểm tra, kiểm soát tài chính, tài sản công và phê chuẩn quyết toán cho các địa phương đồng thời tham gia tích cực vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, góp phần tăng cường tính minh bạch, liêm chính công và quản trị tốt.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Kiểm toán nhà nước đã phát huy được các giá trị truyền thống trong việc: Đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trình; phát hiện và ngăn ngừa tham nhũng; thúc đẩy nền tài chính, quản trị lành mạnh và nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ; kiến nghị, cảnh báo nhằm ngăn ngừa, phát hiện tham nhũng, gian lận và hỗ trợ các cơ quan tư pháp trong điều tra, xét xử.

Năm 2024 đánh dấu 30 năm trưởng thành và phát triển của Kiểm toán nhà nước Việt Nam. Trong đó, hội nhập và hợp tác quốc tế sâu rộng là yêu cầu tất yếu giúp Kiểm toán nhà nước Việt Nam nhanh chóng tiếp cận, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm tiên tiến và thông lệ tốt về lĩnh vực kiểm toán công, những lĩnh vực kiểm toán mới của thế giới để nâng cao năng lực hoạt động chuyên môn như kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán; hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán…; đồng thời tạo cơ hội để Kiểm toán nhà nước Việt Nam tham gia, đóng góp một cách tích cực, hiệu quả cho cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao trong khu vực và trên thế giới.

"Việc Kiểm toán nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế để có thêm kiến thức, kinh nghiệm quý báu về vai trò, vị trí và kinh nghiệm thực tiễn của các cơ quan kiểm toán tối cao trong phòng, chống tham nhũng làm cơ sở định hướng cho hoạt động Kiểm toán nhà nước trong thời gian tới" - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhận định.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh, tham nhũng được xác định là một trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của mỗi quốc gia, làm giảm hiệu lực của nền hành chính công và làm cho việc sử dụng tài chính, tài sản công kém hiệu quả. Nhận thức rõ điều đó, từ năm 2009, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

“Để có thêm kinh nghiệm quý báu về vai trò, vị trí và thực tế triển khai nhiệm vụ của các SAI trong phòng, chống tham nhũng làm cơ sở định hướng cho hoạt động của Kiểm toán nhà nước trong những năm tới, Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các nước trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về vai trò của các SAI trong công tác phòng, chống tham nhũng” - Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh.

Với ý nghĩa đó, tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, làm rõ về: chức năng, nhiệm vụ của SAI trong chống tham nhũng; vị trí, sự phối hợp của SAI với các cơ quan khác trong thực thi nhiệm vụ chống tham nhũng; những điều kiện, cơ sở pháp lý, nhân lực và phương tiện, kỹ thuật cần thiết để SAI thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng; kinh nghiệm của SAI trong việc phát hiện gian lận và tham nhũng; chuyển thông tin, hồ sơ vụ việc tham nhũng cho các cơ quan chức năng điều tra, xử lý; kiểm toán điều tra và các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán phát hiện gian lận và tham nhũng.

Có thể nói, đây là sự kiện đối ngoại quan trọng của Kiểm toán nhà nước Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành mới trên chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, góp phần ghi dấu ấn của Kiểm toán nhà nước Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Tham nhũng

Tin cùng chuyên mục

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'