Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 23:07

Các tỉnh thành phía Nam bàn cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp

Để tiếp tục hoàn thiện báo cáo đánh giá, từ đó đề xuất kiến nghị chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) giai đoạn sau năm 2020 phù hợp với thực tế. Ngày 31/10, Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị về cơ chế, chính sách quản lý phát triển cụm công nghiệp.

Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (CCTĐP) chủ trì hội nghị và đại diện lãnh đạo 20 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phía Nam tham dự.

Lãnh đạo 20 Sở Công Thương các tình, thành phố phía Nam tham dự hội nghị

Ngân sách hỗ trợ cho CCN còn thấp

CCTĐP cho biết, tính đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phê duyệt quy hoạch chi tiết (QHCT) 884 CCN với tổng diện tích 29.840,4 ha; đã phê duyệt đầu tư hạ tầng kỹ thuật 556 CCN với tổng diện tích 19.085 ha, tổng vốn đầu tư 114.128 tỷ đồng (trung bình 5,9 tỷ đồng/ha). Hiện cả nước có 683 CCN đi vào hoạt động, thu hút được khoảng 10.139 dự án, doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký 229.194 tỷ đồng. Tổng doanh thu trong năm 2018 của các dự án đầu tư trong CCN 72.743 tỷ đồng.

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 68 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) tại các Bộ, ngành và các địa phương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, việc thực hiện cơ chế hỗ trợ hạ tầng CCN từ ngân sách Trung ương (NSTW) thời gian qua đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, cố gắng của Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nói chung, phát triển CCN nói riêng.

Thực tế cũng cho thấy, việc phát triển CCN đã góp phần thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ở địa phương theo định hướng quy hoạch. Các tỉnh, thành phía Nam đã có chuyển biến tích cực trong việc thu hút các DN, nhà đầu tư tiềm năng, lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế, tạo ra giá trị gia tăng cao như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu… Thông qua hoạt động sản xuất của các DN trong CCN đã thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội của các địa phương.

Ông Trần Thanh Tâm - Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang: Kiến nghị Bộ Công Thương, Chính Phủ ban hành chính sách hỗ trợ cho mỗi tỉnh 3 đến 4 CCN về đền bù, giải phóng mặt bằng

Tuy nhiên, thời gian qua tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hồi đất, tái định cư phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN còn gặp khó khăn, vướng mắc. Trong đó, đầu tư xây dựng hạ tầng tại các CCN nhìn chung chậm, đa số các CCN chưa hoàn thiện hạ tầng…

Hiện nay, mức hỗ trợ tối đa từ NSTW cho mỗi CCN (50 tỷ/cụm) theo quy định tại Quyết định 40/2015/QĐ-TTg là thấp so với nhu cầu thực tế vốn đầu tư hạ tầng CCN Trong khi đó ngân sách địa phương (NSĐP) còn hạn chế, không đáp ứng được công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, đã có một số nội dung không còn phù hợp với thực tế, gây khó khăn trong công tác triển khai. Cụ thể: Theo Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, quy hoạch phát triển CCN cấp tỉnh tiếp tục được xây dựng, quản lý thực hiện dưới hình thức phương án phát triển CCN.

Cần điều chỉnh cơ chế, chính sách quản lý phù hợp với thực tế

Theo ông Nguyễn Văn Na, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, việc Chính phủ ban hành Nghị định 68 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương đẩy mạnh thu hút đầu tư thông qua việc áp dụng các chính sách ưu đãi dành cho DN đầu tư hạ tầng CCN và các DN đầu tư thứ cấp vào CCN. Tuy nhiên, hiện địa phương gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị định 68, nhất là các ưu đãi về đầu tư hạ tầng, về tiền miễn thuế đất… Đây cũng là khó khắn, vướng mắc chung của các địa phương phía Nam.

Ông Nguyễn Văn Na, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp nêu những khó khăn, vướng mắc mà địa phương gặp phải tai hội nghị

Tại hội nghị đại diện lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thống nhất với nội dung báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN; đề xuất, kiến nghị hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN giai đoạn sau năm 2020 và các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68 của CCTĐP.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các địa phương trong việc phát triển CCN, Sở Công Thương Đồng Tháp kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, hướng dẫn cụ thể việc áp dụng thực hiện các ưu đãi theo quy định tại Điều 27, 28, 32 của Nghị định số 68.

Đại diện Sở Công Thương một số tỉnh, thành phố như: Cà Mau, An Giang, Bình Phước, Tiền Giang… kiến nghị có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp CCN giai đoạn sau năm 2020 phù hợp với thực tế, đặc biệt là chính sách hỗ trợ về đầu tư, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ san lấp mặt bằng CCN... Bên cạnh đó, các địa phương cần cơ chế chính sách từ Trung ương để xây dựng các chính sách hỗ trợ hạ tầng xây dựng CCN.

Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương, phát biểu tại hội nghị

Kết thúc hội nghị, ông Ngô Quang Trung tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội nghị, và nhấn mạnh sẽ có tổng hợp hoàn thiện trong việc xây dựng cơ chế chính sách để báo các với cơ quan có thẩm quyền lĩnh vực có liên quan…

“Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 68 được điều chỉnh cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp phù hợp với thực tế và xây dựng theo hướng giao quyền nhiều hơn cho các địa phương, nhằm tăng cường vai trò của Sở Công thương, đồng thời tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp” - Cục trưởng CCTĐP nhấn mạnh.

Cục Công Thương địa phương cho biết: Theo báo cáo của các địa phương, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (CCN) đến năm 2020 của cả nước có 1.648 CCN với tổng diện tích 55.927 ha. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ có 137 cụm, tổng diện tích 6.068 ha và vùng Tây Nam Bộ có 254 cụm, tổng diện tích 10.978 ha.
Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới