Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cải cách hành chính trong cấp C/O: Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp

PV

PV

Từ ngày 1/1/2020, Bộ Công Thương sẽ chính thức cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D điện tử cho hàng hóa xuất khẩu (XK) sang các nước Campuchia, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, tiếp tục thể hiện những nỗ lực không ngừng của Bộ trong việc tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp (DN) XK.    

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có những nhận định về bước tiến này.

cai cach hanh chinh trong cap co tiet kiem thoi gian chi phi cho doanh nghiep
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

C/O là một trong những chứng từ quan trọng giúp hàng hóa Việt Nam chứng minh nguồn gốc xuất xứ, từ đó hưởng ưu đãi thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Thời gian qua, hoạt động cấp C/O đã được Bộ Công Thương triển khai ra sao, thưa Bộ trưởng?

Khi tham gia các FTA, thị trường XK của hàng hóa Việt Nam ngày càng được mở rộng và tăng khả năng cạnh tranh do được hưởng ưu đãi thuế quan trong các khu vực thương mại tự do. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi, hàng hóa phải đáp ứng các quy định về xuất xứ trong từng Hiệp định hay phải được cấp C/O. Vì vậy, C/O được coi là “giấy thông hành” cho hàng hóa XK của Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và xung đột thương mại gia tăng như hiện nay, C/O còn là công cụ phòng chống gian lận xuất xứ, ngăn ngừa các nước thứ ba lợi dụng danh nghĩa hàng Việt Nam để hưởng lợi không chính đáng. C/O vừa là tác nhân tạo thuận lợi XK, vừa là công cụ đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho DN.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, số lượng C/O ưu đãi trong 5 năm qua tăng khoảng 20-25% mỗi năm, từ 323 nghìn bộ năm 2013 lên đến hơn 1 triệu bộ năm 2019. Trong đó, C/O mẫu D (cấp cho hàng hóa XK đi các nước ASEAN) tăng từ 66 nghìn bộ năm 2013 lên khoảng 185 nghìn bộ năm 2019. Những con số này cho thấy C/O đóng vai trò ngày càng quan trọng khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cũng là lý do hoạt động cấp C/O luôn được Bộ Công Thương quan tâm.

Có vai trò quan trọng như vậy, Bộ Công Thương đã thực hiện những cải cách gì đối với thủ tục cấp C/O thời gian qua?

Với mong muốn tạo thuận lợi cho DN XK hàng hóa, hoạt động cấp C/O đã được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) điện tử hóa vào năm 2004 thông qua Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys). Đến năm 2014, khi Việt Nam bắt đầu triển khai Cơ chế Một cửa Quốc gia (VNSW) và tham gia Cơ chế Một cửa ASEAN (ASW), hoạt động cấp C/O được đưa vào như những TTHC tiên phong của Bộ Công Thương tham gia các cơ chế này.

Ngoài ra, ngày 9/12/2019, Thủ tướng Chính phủ khai trương Cổng Dịch vụ công trực tuyến quốc gia cung cấp 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ và 5 dịch vụ công thực hiện tại cấp địa phương. Trong 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ, Bộ Công Thương có hai thủ tục là cấp C/O và đăng ký khuyến mãi (chiếm 50%).

Thủ tục và thời gian cấp C/O cũng liên tục được rút ngắn, trước đây là 3 ngày làm việc, nay chỉ còn 4-6 giờ làm việc. Trường hợp C/O được phân luồng ưu tiên, thời gian có thể được rút ngắn hơn.

Bộ Công Thương đã ban hành quy định phân luồng đối với hồ sơ C/O, qua đó các DN chấp hành tốt, không có vi phạm được đưa vào Luồng Xanh và tạo thuận lợi nhiều hơn trong việc xét duyệt hồ sơ. Ngược lại, những DN có vi phạm bị đưa vào Luồng Đỏ thì sẽ phải theo dõi chặt, áp dụng quy trình kiểm tra thực tế để ngăn ngừa khả năng gian lận về xuất xứ hàng hóa.

Bộ Công Thương cũng đang tiến hành thí điểm cho phép tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN và hướng dẫn DN thực hiện tự chứng nhận đối với hàng hóa XK đi EU được hưởng quy chế GSP. Đây là những bước tiến cải cách mạnh mẽ, tạo thêm nhiều thuận lợi để DN đẩy mạnh XK vào các thị trường có FTA.

Thưa Bộ trưởng, tại sao việc điện tử hóa thủ tục cấp C/O mẫu D có nhiều thuận lợi, nhưng đến bây giờ mới được Bộ Công Thương triển khai?

Ngay khi Việt Nam tham gia vào Cơ chế ASW và thiết lập cơ chế VNSW, Bộ Công Thương đã là một trong những cơ quan đầu tiên đưa thủ tục cấp C/O Mẫu D vào thực hiện trên các hệ thống này. Tuy nhiên, việc cấp C/O điện tử không chỉ phụ thuộc vào Việt Nam mà còn phụ thuộc vào hệ thống cấp cũng như chấp nhận C/O điện tử của các nước đối tác. Mặc dù vậy, với tinh thần cải cách và tạo thuận lợi cho DN, năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 15/6/2016 về cấp C/O mẫu D điện tử. Theo đó, thương nhân XK đề nghị cấp C/O mẫu D nộp hồ sơ, chứng từ điện tử nhưng C/O vẫn được cấp dưới dạng bản giấy. Đến năm 2017, Bộ Công Thương mở rộng hoạt động cấp C/O điện tử cho hàng hóa XK sang thị trường liên minh kinh tế Á Âu (C/O mẫu EAV) và Chile (C/O mẫu VC).

Năm 2015, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BCT thực hiện thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa XK đi các nước ASEAN.

Ngày 9/12/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3624/QĐ-BCT về việc ban hành Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử hoàn toàn khi XK hàng hóa sang các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei và Camphuchi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Theo Quyết định này, DN sẽ nộp toàn bộ các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp C/O qua mạng Internet. Tổ chức cấp C/O phê duyệt, chấp thuận cấp C/O và gửi dữ liệu qua Tổng cục Hải quan sang các nước ASEAN, không phát hành C/O giấy. Đây là một TTHC trực tuyến ở cấp độ 4.

DN sẽ được hưởng lợi ích gì với Quyết định này của Bộ Công Thương, thưa Bộ trưởng?

Bộ Công Thương đã có một số dịch vụ công trực tuyến triển khai ở cấp độ 4, nhưng thủ tục cấp C/O Mẫu D điện tử có ý nghĩa đặc biệt vì khối lượng hồ sơ rất lớn. Chúng tôi ước tính, việc cấp C/O Mẫu D điện tử giúp DN tiết kiệm được hàng chục nghìn ngày công khi không phải mất thời gian gửi hồ sơ đến các tổ chức cấp C/O và thời gian để tổ chức cấp C/O gửi trả lại mẫu C/O đã cấp. Qua đó, DN tiết kiệm được hàng tỷ đồng tiền giấy tờ khi không còn phải cấp C/O giấy.

Bên cạnh đó, việc cấp C/O Mẫu D điện tử tạo ra một phong cách làm việc mới, không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa DN và người cung cấp dịch vụ công. Các DN có khối lượng hồ sơ lớn hoặc ở xa khu vực trung tâm sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi thời gian, công sức và chi phí được cắt giảm đáng kể.

Đặc biệt, việc triển khai cấp C/O mẫu D điện tử là một bước đổi mới quyết liệt trong công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Công Thương để tạo thuận lợi cho DN cũng như quản lý nhà nước. Khối lượng công việc và hồ sơ giấy phải lưu ở các tổ chức cấp C/O cũng sẽ giảm đáng kể. Nhờ đó, các tổ chức cấp C/O có thể tăng chất lượng dịch vụ công và thời gian để giải quyết các hồ sơ cấp C/O mẫu ưu đãi khác.

Mặc dù chúng ta đã tham gia hệ thống ASW và triển khai hệ thống VNSW, nhưng một số DN lo ngại việc truyền dữ liệu điện tử qua các hệ thống này có thể bị tắc nghẽn do đường truyền của ASW chưa đáp ứng về dung lượng và một số vấn đề kỹ thuật khác. Vậy Bộ Công Thương có biện pháp gì để giải quyết những tình huống đó?

Đây cũng chính là điều mà Bộ Công Thương đang rất quan tâm và cũng là băn khoăn của Bộ. Chúng tôi cũng nhận thức rất rõ rằng, thành công của hoạt động này phải có sự phối hợp chặt chẽ của DN, các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính trong việc đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, trao đổi dữ liệu thông suốt với các nước ASEAN.

Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), là cơ quan chủ quan và đầu mối được Chính phủ giao xây dựng hệ thống VNSW và kết nối với hệ thống ASW để tìm ra giải pháp kỹ thuật giúp tránh ách tắc trong việc kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các nước. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng có cơ chế trao đổi với nhóm công tác về ASW để thảo luận với các nước ASEAN, đưa ra những biện pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống ASW tốt hơn. Bộ Công Thương cũng khuyến nghị các DN cần chủ động xây dựng hạ tầng công nghệ tốt để có thể tham gia vào việc truyền tải dữ liệu điện tử trên các hệ thống này.

Thời gian tới, Bộ Công Thương cam kết sẽ mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hơn nữa, xứng đáng là một trong những đơn vị tiên phong trong cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện phương châm Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt chi ra 843 triệu USD để nhập khẩu gạo các loại, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Gỡ

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, chính sách ngành logistics để bắt kịp xu thế "xanh hóa" lĩnh vực này.
Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 18,57 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá thịt trắng trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cho cả 2 thị trường này (chủ yếu là cá tra).
Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá, thông tin liên lạc, khắc phục thiệt hại sau bão.
Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện qua cửa khẩu kể từ 11h00 ngày 11/9.
Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào 19 mặt hàng chính. Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 43,6 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay.
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị.
Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

8 tháng năm 2024, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hoa hồi Việt Nam, đạt 301 tấn, tăng mạnh 169% so với 8 tháng năm 2023.
Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 1.400 xe/ngày.
8 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng

8 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng

Sáng 10/9, Tổng cục Hải quan thông tin, trong 8 tháng năm 2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 274.035 tỷ đồng.
Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 59 nghìn tấn cà phê Robusta

Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 59 nghìn tấn cà phê Robusta

Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê Robusta đạt 58.627 tấn, kim ngạch khoảng 285 triệu USD, cà phê nhân Arabica đạt 2.139 tấn, kim ngạch gần 10 triệu USD.
Hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp sang thị trường FTA

Hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp sang thị trường FTA

Sáng ngày 10/9, diễn ra chương trình Tập huấn “Hỗ trợ, hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp đi các thị trường Việt Nam ký kết FTA”.
Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Từ 9h ngày 10/9/2024, tất cả các phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn được điều tiết vào Khu phi thuế quan.
Lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia

Lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia

Chiều ngày 9/9, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp tổ chức lễ công bố xuất khẩu chanh leo sang Australia và xuất khẩu mận Australia sang Việt Nam.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Mỹ tăng mạnh 143%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Mỹ tăng mạnh 143%

8 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 163 tấn, tăng mạnh 143,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động