Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 09:49

Cần “bàn tay” của nhà nước, doanh nghiệp

Xin ông cho biết tình hình kinh tế, phát triển công nghiệp, thương mại khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc tỉnh Thanh Hóa?

Ông Lương Văn Tương - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa

 - Với diện tích lên đến 8.000 ki-lô-mét vuông (trên tổng diện tính 11.000 ki-lô-mét vuông toàn tỉnh), gồm 11 huyện miền núi, trong đó có 7 huyện thuộc diện 30a, dân số lên đến 1,1 triệu dân. Kinh tế của khu vực này nếu so với khu vực miền xuôi thì thực sự còn rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, có điểm đáng mừng là tốc độ phát triển kinh tế khu vực đồng bào dân tộc tăng nhanh (hàng năm khoảng 13%) do những chính sách hướng đến vùng miền núi của trung ương, địa phương. Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế khu vực miền núi thì kinh tế nông lâm nghiệp chiếm tỉ trong cao, lĩnh vực công nghiệp, thương mại vẫn chiếm tỉ trọng thấp so với mục tiêu đặt ra.

Công nghiệp miền núi xứ Thanh có thể điểm ra một vài cơ sở như khu vực Quan Hóa với lợi thế vùng nguyên liệu luồng có sự phát triển mạnh của khoảng trên 20 cơ sở sản xuất chế biến tre, luồng. Bước đầu, nhiều cá nhân đã mạnh dạn đầu tư máy móc, mở rộng sản xuất… góp phần tiêu thụ luồng và tăng thu ngân sách cho địa phương. Ngoài ra, cũng đã có 1 nhà máy vốn đầu tư nước ngoài sản xuất giấy vàng mã xuất sang Đài Loan. Tại Như Xuân cũng đã có nhà máy chế biến gỗ bước đầu sản xuất kinh doanh khá hiệu quả, nhà máy sắn Bá Thước…

Về thương mại hàng hóa thì tương đối phong phú do có hạ tầng, hệ thống thương mại miền núi cũ, đặc biệt có sự tham gia của tư thương nên có bước phát triển. Tuy nhiên, sức mua còn thấp và giá cả hàng hóa còn quá cao so với miền xuôi.

Vậy theo ông, còn những thế mạnh gì mà công nghiệp, thương mại miền núi ở Thanh Hóa chưa phát triển được?

Trước hết phải nói về lâm sản. Ngay như tại Quan Hóa, các cơ sở đầu tư vẫn ở dạng chế biến thô, nguồn nguyên liệu còn rất dồi dào. Nếu có cơ chế thu hút hợp lý, cũng như khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, tôi nghĩ rằng sẽ rất hiệu quả. Nguyên liệu tre luồng có thể chế biến nhiều mặt hàng mang giá trị cao, cùng với đó lao động ở địa phương dồi dào, nếu có sự  đào tạo bài bản tôi nghĩ sẽ phát triển tốt. Bên cạnh đó, ở một số huyện đã phát triển trồng rừng, sẽ cần có những nhà máy chế biến. Hay như ở huyện vùng cao Mường Lát đã đẩy mạnh trồng cây xoan sẽ là một nguồn nguyên liệu giá trị cho chế biến lâm sản…

Khoáng sản cũng là thế mạnh của khu vực miền núi. Tuy nhiên, thời gian qua chưa thực sự tạo bước thúc đẩy cho kinh tế địa phương, đặc biệt là bà con vùng đồng bào dân tộc. Chẳng hạn như khu vực Ngọc Lặc, đã dành vài chục héc ta mặt bằng (miền núi rất khó về đất sản xuất), đầu tư vài chục tỉ đồng để đầu tư xây dựng nhà máy phôi thép, xi măng… nhưng hiện lại đang bỏ không, rất lãng phí.

Còn về lĩnh vực thương mại như tôi đã nói, tự thân yêu cầu đòi hỏi của thị trường nó đã phát triển, nhưng cần có sự hỗ trợ thêm của nhà nước…

Vậy ông có những kiến nghị gì để thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại khu vực miền núi nói chung?

 Để phát triển công nghiệp, thương mại khu vực miền núi cần phải có công tác quy hoạch một cách hợp lý sao cho tạo vùng phát triển, các địa phương phải hỗ trợ, tương tác lẫn nhau. Như tại Thanh Hóa, thành công nhất tôi nghĩ là công tác quy hoạch các huyện vùng thấp hơn tạo ra vùng nguyên liệu mía với sự hỗ trợ của Nhà máy đường Lam Sơn, Nhà máy đường Việt Đài. Vùng cao sẽ phát triển cây cao su… Tiếp đến cần có những cơ chế chính sách phù hợp, tạo sự ưu tiên thiết thực đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vùng cao. Cùng với đó, công tác đào tạo nghề cần được quan tâm phát triển. Về lĩnh vực thương mại, cần có sự hỗ trợ nâng cao nhận thức cho bà con vùng dân tộc biết buôn bán, kinh doanh thương mại (vì phần lớn những người kinh doanh ở miền núi đều từ miền xuôi lên), biết quản trị (tính toán) việc chăn nuôi, trồng cấy sao cho hợp lý, biết mua, biết bán để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế.

Khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc vốn có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp, thương mại nói riêng. Tuy nhiên, cũng có không ít những tiềm năng, thế mạnh, nhất là nguồn nguyên liệu, lao động… để phát triển. Làm thế nào để phát huy những tiềm năng, thế mạnh đó để đẩy mạnh phát triển công thương miền núi? Nhìn từ góc độ một địa phương, phóng viên Chuyên đề DTTS & MN - Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Lương Văn Tương – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này.

Nguyễn Quang

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'