Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác

Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các dự án đốt rác phát điện, cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác.
Đốt rác phát điện, tái chế phế thải xây dựng giải bài toán ô nhiễm môi trường Sớm xử lý tro bay phát sinh ở Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ

Đây là kiến nghị được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo về công nghệ và tài chính cho các dự án điện đốt rác tại TP. Hồ Chí Minh, do Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 11/4.

Cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác
Các chuyên gia, diễn giả thảo luận chia sẻ kinh nghiệm về phát triển công nghệ đốt rác phát điện tại hội thảo

Nhiều dự án đốt rác phát điện chậm tiến độ

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Hiện nay, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phát sinh bình quân mỗi ngày từ 10.000 đến 10.500 tấn rác sinh hoạt. Trong đó, lượng rác được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh hiện nay vẫn còn khá cao, lên đến 69%. Đây là một trong những nguồn gây phát thải khí nhà kính đáng kể trên địa bàn Thành phố do quá trình phân hủy kỵ khí thành phần hữu cơ trong rác tại các bãi chôn lấp.

Nhằm đảm bảo các vấn đề về môi trường, tận dụng nguồn năng lượng trong rác thải sinh hoạt cũng như đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, mục tiêu của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, ít nhất 80% và đến năm 2030 đạt 100% lượng rác phải xử lý bằng công nghệ mới hiện đại là đốt rác phát điện và tái chế. TP. Hồ Chí Minh đang triển khai quyết liệt hai nhóm giải pháp bao gồm chuyển đổi công nghệ xử lý rác tại các nhà máy hiện hữu sang đốt phát điện và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý rác mới theo phương thức Đối tác công- tư (PPP).

Cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác
Đại biểu tham dự Hội thảo về công nghệ và tài chính cho các dự án điện đốt rác

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2019, TP. Hồ Chí Minh đã có ba dự án nhà máy đốt rác phát điện tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi) được khởi công. Dự kiến đưa vào vận hành cuối năm 2020 đầu năm 2021.

Tính đến nay, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 5 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt (đốt rác phát điện). Nhưng các dự án này hiện vẫn chưa đi vào hoạt động do gặp một số vướng mắc về chính sách, thủ tục pháp lý…

Cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển các dự án điện rác

Để thúc đẩy hỗ trợ phát triển công nghệ điện rác, tại hội thảo các chuyên gia, diễn giả đã chia sẻ, trao đổi, thảo luận về các chính sách và cơ chế của Chính phủ nhằm hỗ trợ các dự án đốt rác phát điện tại Việt Nam; các công nghệ đốt rác phát điện khác nhau, những cơ hội và thách thức khi thực hiện dự án đốt rác phát điện tại Việt Nam; các phương án tài chính và đầu tư đối với dự án đốt rác phát điện cũng như điều kiện để các nhà phát triển đốt rác phát điện có thể tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tài chính phát triển quốc tế… Từ đó, các nhà đầu tư đánh giá được khả năng để triển khai nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, qua đó góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác
Ông Lê Văn Tâm - Phó Giám đốc, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Việt Nam

Ông Lê Văn Tâm - Phó Giám đốc, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Việt Nam - cho biết: Cả nước có khoảng 20 dự án điện rác, trong đó đang vận hành khoảng 3 - 4 nhà máy, đang thi công xây dựng 4 dự án. Còn lại nhiều dự án vẫn đang thực hiện các thủ tục đầu tư, phần nhiều bị chậm tiến độ, hoặc bị đình trệ vì nhiều lý do khác nhau, trong đó chủ yếu do thiếu chính sách và các cơ chế hỗ trợ.

Theo ông Lê Văn Tâm, có nhiều nguyên nhân việc chậm triển khai dự án điện rác như: Dịch Covid-19, tạm dừng thi công, khó nhập cảnh chuyên gia và thiết bị; chi phí đầu tư cao (xử lý 1.000 tấn rác/ngày cần đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng), thời gian thu hồi vốn kéo dài, thường 10 – 20 năm (công suất điện phát lên lưới quốc gia nhỏ)… Ngoài ra còn rào cản pháp lý: Thủ tục đầu tư đốt rác phát điện tại Việt Nam phức tạp, kéo dài; quy định về ưu đãi cho các hoạt động tận thu năng lượng từ quá trình xử lý chất thải rắn còn thiếu, chưa đồng bộ; thủ tục thẩm định công nghệ; thủ tục môi trường…

Các đại biểu tại hội thảo cũng nhìn nhận, Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều Nghị định, thông tư hỗ trợ, ủng hộ phát triển điện rác. Tuy nhiên, các cơ sở pháp lý hiện còn mang tính định hướng chung, chưa có hướng dẫn cụ thể, nhiều nội dung còn chồng chéo và bị chi phối bởi nhiều Luật, Nghị định khác.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các nhà máy đốt rác phát điện vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia gặp khó khăn; chưa có văn bản hướng dẫn về các công trình cần điều chỉnh vào quy hoạch điện lực theo quy định của Luật Quy hoạch, nên tiến độ triển khai các dự án điện rác chậm so với kế hoạch và yêu cầu thực tiễn… Đến nay, hành lang pháp lý chưa có hướng dẫn về giá xử lý chất thải rắn áp dụng cho công nghệ điện rác.

Để phát triển công nghệ điện rác, các chuyên gia kiến nghị cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác như: Quy hoạch, đầu tư; giá mua điện; tiêu chuẩn thẩm định kỹ thuật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế- kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; phân loại chất thải rắn.

Sớm phê duyệt Quy hoạch điện VIII và lập quy hoạch phát triển điện rác theo Quyết định 31/2014/QĐ-TTg. Đồng thời sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vướng mắc giữa các quy định hiện hành cũng như hình thành các nguồn vốn vay hỗ trợ trực tiếp đầu tư cho điện rác…

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đốt rác phát điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhật Bản xem xét khả năng bắt buộc tái chế tấm pin mặt trời

Nhật Bản xem xét khả năng bắt buộc tái chế tấm pin mặt trời

Chính phủ Nhật đã bắt đầu triển khai kế hoạch bắt buộc tái chế các tấm pin mặt trời nhằm ngăn chặn tình trạng vứt bỏ tràn lan, đồng thời đang cân xử phạt.
Pin Natri-ion có thể thay đổi cục diện lưu trữ năng lượng như thế nào?

Pin Natri-ion có thể thay đổi cục diện lưu trữ năng lượng như thế nào?

Với chi phí ngày càng giảm, sạc nhanh hơn, pin natri-ion được kỳ vọng sẽ thống trị phân khúc lưu trữ năng lượng dài kỳ (LDES) trên toàn cầu.
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc: Từ nhu cầu tới cơ chế, chính sách

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc: Từ nhu cầu tới cơ chế, chính sách

Nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN ở miền Bắc.
Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam

Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam

CME Solar Investment và Vista Global thuộc Samsung C&T (Samsung C&T) hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam.
Nhà đầu tư đề xuất làm 2 dự án điện gió công suất 7.000MW tại huyện Cần Giờ

Nhà đầu tư đề xuất làm 2 dự án điện gió công suất 7.000MW tại huyện Cần Giờ

Hiện, đang có 2 nhà đầu tư đề xuất TP. Hồ Chí Minh cho phép khảo sát để làm dự án điện gió tại vùng biển ngoài khơi huyện Cần Giờ với tổng công suất 7.000MW.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng
Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Trong khuôn khổ chiến lược chuyển đổi xanh, Mỹ đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, với nỗ lực đặc biệt dành cho ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.
Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Theo Phòng Thương mại Quốc tế, nhu cầu hydrogen sẽ tăng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, tốc độ và thời gian tiếp nhận sẽ khác nhau giữa các ngành.
Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu?

Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu?

Ngành điện gió ngoài khơi toàn cầu đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc với công suất dự kiến sẽ vượt mốc 520 GW vào năm 2040.
Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ Bỉ trong lĩnh vực năng lượng

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ Bỉ trong lĩnh vực năng lượng

Chuyến thăm và làm việc tại dự án điện gió Hanzinelle/Gerpinnes, thuộc tỉnh Namur là một phần trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Bỉ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, theo Quy hoạch Điện VIII chúng ta còn 6 năm nữa, tức đến năm 2030 phải đạt tổng công suất đặt hệ thống là 150.489 MW.
Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với điện mặt trời mái nhà

Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với điện mặt trời mái nhà

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với năng lượng mặt trời mái nhà
5 yếu tố giúp Growatt củng cố vị thế dẫn đầu thị trường giải pháp năng lượng toàn cầu

5 yếu tố giúp Growatt củng cố vị thế dẫn đầu thị trường giải pháp năng lượng toàn cầu

Đầu tư bài bản, tập trung cho nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu ích cùng các sản phẩm chất lượng...là những yếu tố giúp Growatt dẫn đầu thị trường
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản)

Sáng 13/8/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc cùng Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản).
Phát triển dự án điện khí LNG còn chậm: Vì đâu nên nỗi?

Phát triển dự án điện khí LNG còn chậm: Vì đâu nên nỗi?

Phát triển các dự án điện khí LNG đang là xu hướng trên thế giới, song tại Việt Nam vấn đề này đang gặp nhiều khó, vậy đâu là nút thắt cần tháo gỡ?
Đức:

Đức: ''Giá điện âm'' do dư thừa điện năng lượng tái tạo, thiếu pin lưu trữ

Ở Đức, việc phát triển điện năng lượng tái tạo diễn ra rất nhanh tuy nhiên các điều kiện đi kèm chưa theo kịp nên lượng điện sản xuất ra nhiều hơn mức tiêu thụ.
Công suất năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã gấp đôi so với phần còn lại của thế giới

Công suất năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã gấp đôi so với phần còn lại của thế giới

Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu về năng lượng sạch như: Gió và mặt trời và nhanh hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.
Châu Âu chuyển mạnh sang điện gió và điện mặt trời sau cuộc xung đột Ukraine - Nga

Châu Âu chuyển mạnh sang điện gió và điện mặt trời sau cuộc xung đột Ukraine - Nga

Điện gió và điện mặt trời chiếm tỷ lệ kỷ lục là 30% nhu cầu năng lượng toàn khu vực châu Âu trong khi dầu, khí đốt và than đá đóng góp tổng cộng 27% điện năng.
Tiềm năng vô hạn của năng lượng xanh từ tảo biển

Tiềm năng vô hạn của năng lượng xanh từ tảo biển

Các nhà khoa học tại Đại học Concordia (Mỹ) đã đạt được một bước đột phá trong việc khai thác năng lượng xanh từ quá trình quang hợp của tảo biển.
Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để hoàn thiện cơ chế, chính sách

Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để hoàn thiện cơ chế, chính sách

Việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.
Cổ phiếu BGE của BCG Energy sẽ giao dịch trên sàn UpCoM vào 31/7

Cổ phiếu BGE của BCG Energy sẽ giao dịch trên sàn UpCoM vào 31/7

Ngày 23/7, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đã chấp thuận cho 730 triệu cổ phiếu mã BGE của Công ty Cổ phần BCG Energy giao dịch trên UPCoM.
Việt Nam đang thiếu cơ chế phát triển dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO

Việt Nam đang thiếu cơ chế phát triển dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO

Việt Nam đang thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính cho việc phát triển và thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO.
Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có báo cáo trình Chính phủ về thực hiện Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Hội thảo Hydrogen Việt - Đức: Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam

Hội thảo Hydrogen Việt - Đức: Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam

Với chủ đề phát triển chiến lược và quan hệ đối tác xây dựng cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam, Hội thảo Hydrogen Việt - Đức sẽ diễn ra vào ngày 1/8 tại TP.HCM.
Tương lai, tấm pin mặt trời có thể dùng dưới dạng dung dịch, quét lên tường như sơn

Tương lai, tấm pin mặt trời có thể dùng dưới dạng dung dịch, quét lên tường như sơn

Các nhà nghiên cứu đã phát triển loại vật liệu mới sử dụng dưới dạng dung dịch và có hiệu suất cao hơn silicon để làm tấm pin mặt trời hiện nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động