Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần lưu ý gì về giá gạo Việt Nam xuất khẩu tăng cao?

Việc giá gạo của Việt Nam tăng là điều tốt nhưng cũng cần đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp trong bối cảnh thị trường lương thực thế giới biến động.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đắt nhất thế giới, mừng hay lo? Hà Nội: Thị trường gạo khá ổn định dù giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang đắt nhất thế giới PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Các chỉ đạo về xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương đúng và trúng!

Ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice Group – đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vuasanca xung quanh vấn đề này.

Hơn một tháng sau lệnh Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, diễn biến thị trường gạo trong nước đến thời điểm này như thế nào, thưa ông?

Dưới góc nhìn của riêng tôi, sau lệnh Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, giá gạo thế giới và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng khá cao, tuy nhiên, giá gạo trong nước còn tăng nhanh cao hơn và nhanh hơn. Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đang trì hoãn đơn hàng hoặc đàm phán với khách hàng để điều chỉnh tăng giá hoặc hủy hợp đồng.

xuất khẩu gạo
Bắt bệnh vì sao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đắt nhất thế giới?

Tuy nhiên, với giải pháp đàm phán tăng giá, đa phần khách hàng không đồng ý, bởi giá gạo Việt hiện tại đang cao hơn cả Thái Lan, Hoa Kỳ và đứng đầu thế giới.

Khi giá gạo quá cao trong khi chất lượng chỉ ở mức trung bình khá thì sẽ làm các doanh nghiệp nhập khẩu chọn nhà cung cấp khác.

Ví dụ điển hình nhất đó là thị trường Iraq thường mua gạo trắng của Việt Nam thời gian trước đó, tuy nhiên, vừa rồi gạo của Việt Nam tăng giá như vậy nên họ đã chuyển sang mua gạo bên Hoa Kỳ với số lượng 60.000 tấn.

Việt Nam xuất khẩu chính sang thị trường Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,… Do điều kiện chúng ta tương đồng với Thái Lan, nhưng hiện giá gạo của Thái Lan rẻ hơn của Việt Nam.

Ví dụ, gạo trắng của Thái Lan rẻ hơn gạo trắng Việt Nam 40 USD/tấn, gạo Jasmine của họ cũng rẻ hơn của Việt Nam 60 USD/tấn. Vì vậy, không có lý do gì khách hàng chọn mua gạo của Việt Nam.

Do đó, cùng với một số hợp đồng buộc doanh nghiệp phải hủy thì dự báo các đơn hàng của chúng ta sẽ bị mất rất nhiều.

Giá gạo đứng ở mức cao nhất thế giới, rủi ro tiếp theo đó là nếu chúng ta không ký được hợp đồng kỳ hạn cuối năm 2023 thì mùa lúa gạo vụ Thu Đông (rơi vào tháng 9, tháng 10, tháng 11) sẽ tuột dốc.

Thực phẩm là mặt hàng chính, được tiêu dùng hàng ngày và có mức giá chung của quốc tế. Nếu mặt hàng lương thực tăng cao, đa số khách hàng sẽ lựa chọn các mặt hàng lương thực khác. Thay vì họ dùng gạo thì họ sẽ lựa chọn lúa mì, lúa mạch,… Đến nay, chúng ta đã mất một số thị trường khu vực châu Phi, nếu không cẩn trọng thì trong 1 - 2 tháng tới chúng ta sẽ mất luôn thị trường Philippines và Trung Quốc. Khi đó, chúng ta muốn đàm phán lại thì cần phải chờ đến sang năm.

Việc này không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới mà còn khiến hình ảnh gạo Việt trên thị trường quốc tế không đẹp.

Thái Lan khuyến nghị nông dân giảm diện tích trồng lúa nhưng giá gạo xuất khẩu của họ giữ ở mức ổn định. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam lại bị đẩy lên cao nhất thế giới, ông có thể lý giải về việc này?

Thái Lan không mở rộng diện tích trồng lúa, do diện tích của họ đã ở mức tối đa. Họ duy trì lượng gạo trắng vừa đủ nhưng họ tăng cường sản xuất dòng gạo thơm chất lượng cao (gạo Thái Hom Mali). Do đó, lượng gạo xuất khẩu của họ năm nào cũng đạt ngưỡng này (gọi là ngưỡng an toàn).

Ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công Ty TNHH Vrice Group (Ảnh: NVCC)
Ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice Group (Ảnh: NVCC)

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo có nhiều lý do. Thứ nhất, họ muốn giữ vững giá lương thực trong nước ổn định, không ảnh hưởng đến an sinh trong nước. Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà xuất khẩu, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo là do họ muốn tăng giá xuất khẩu giữa các hợp đồng Chính phủ lên. Mặt khác, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường gạo thế giới rất lớn.

Một số tổ chức thế giới như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đặt vấn đề với Ấn Độ mở lại xuất khẩu gạo, bù lại họ sẽ tài trợ cho Ấn Độ một lượng tài chính với lãi suất rất thấp. Ấn Độ là nước đang phát triển, với đề nghị này của IMF, theo tôi, sớm muộn gì họ cũng sẽ đồng ý.

Nga, UAE cấm xuất khẩu gạo sẽ không tác động đến thị trường gạo thế giới, vì UAE chỉ là nước nhập về để xuất khẩu chứ không phải là nước sản xuất, trong khi đó, Nga sản xuất chính là lúa mì, lúa mạch.

Giá gạo Việt Nam cao nhất thế giới nói lên điều gì thưa ông?

Một số ý kiến cho rằng, do các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy giá để đáp ứng đơn hàng đã ký trước đó. Đây chỉ là bề nổi.

Tôi cho rằng, nguyên nhân chính là do tại Việt Nam khi thị trường xuất khẩu thuận lợi sẽ có một nhóm lợi ích, một số thương nhân, một số cò mồi họ tập trung rất đông, họ đi tung tin và thu gom.

Họ thu mua thực tế chỉ một phần. Một phần khác, họ lập ra các diễn đàn lúa gạo và nhân danh thương nhân Trung Quốc, Philippines, Singapore, và đặt các đơn hàng rất lớn, hàng trăm ngàn tấn với giá rất cao. Ví dụ như gạo Jasmine, thị trường chung quốc tế giá khoảng 700 – 750 USD/tấn, nhưng họ trả giá 800 – 900 USD/tấn. Cũng có những doanh nghiệp ký hợp đồng với giá cao và chuyển tiền thật nhưng đây là các doanh nghiệp “cò mồi”, điều này gây lộn xộn thị trường.

Tại các vùng sâu, vùng xa, hay tại các cánh đồng lớn có một vài thương nhân bên ngoài (không phải là người bao tiêu lúa gạo của nông dân) họ đi mua hàng của nông dân với giá rất cao, một số nông dân hám lợi nhuận cao nên đã bẻ kèo với doanh nghiệp và hợp tác xã. Tuy nhiên, thông thường các nông dân, hay hợp tác xã nắm thông tin không kịp và họ thường bị nhóm lợi ích này lôi kéo.

Chính việc này khiến các doanh nghiệp và cả người nông dân cứ nghĩ rằng giá lên. Nhưng khi xuất bán hợp đồng, họ sẽ yêu cầu các loại giấy tờ. Nhưng “chốt hạ” khi thanh toán, họ yêu cầu thanh toán LC, thanh toán trả chậm,…

Hiện, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn và có uy tín trên thị trường thì họ có vùng trồng và bao tiêu sản phẩm, khi bị nông dân, hợp tác xã “xù” hợp đồng thì lượng xuất khẩu của họ không đạt. Khiến doanh nghiệp bị mất uy tín với đối tác.

Việc liên kết nông dân từ trồng, sản xuất, xuất khẩu bị phá vỡ. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo rất khó khăn trong giai đoạn này.

Ông dự báo khi nào thị trường gạo thế giới và Việt Nam sẽ ổn định trở lại?

Hiện, đa số các thị trường lương thực lớn trên thế giới họ chào hàng đơn hàng tháng 11, tháng 12/2023 và tháng 1, tháng 2/2024 với mức giá giảm. Giá lương thực thế giới chịu tác động của các thị trường này.

Ví dụ, Thái Lan họ chào đơn hàng gạo thơm giao hàng tháng 10, tháng 11, tháng 12/2023 chỉ từ 680 – 690 USD/tấn; trong khi đó, Việt Nam đang chào từ 750 – 800 USD/tấn.

Gạo Thái 5% tấm họ chào trên thị trường Philippines và Indonesia giao hàng cuối tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12/2023 và tháng 1/2024 với giá là 585 USD, trong khi Việt Nam đang chào với giá là 649 USD/tấn.

Theo kinh nghiệm của tôi, cũng như các đơn hàng vừa mất, khoảng từ giữa tháng 9 trở đi, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm.

Khi thị trường giảm và để trở về mức như bình thường thì thường mất từ 2 - 3 tháng. Khi đó, Việt Nam sẽ có vụ mùa mới, khi đó, doanh nghiệp sẽ chào lại khách hàng mới, cũng có thể, doanh nghiệp chèo kéo khách hàng bằng cách hạ giá.

Bởi muốn xuất khẩu được thì phải hạ giá để cạnh tranh với các nước lân cận, khi đó khách hàng mới xem xét quay lại và khi đó, doanh nghiệp mất thêm thời gian chờ thị trường từ 3 - 4 tháng. Do đó, các đơn hàng giao hàng cuối năm 2023 cũng như vụ Đông Xuân tới Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các nước trên thế giới.

Trong bối cảnh như thế này, ông có kiến nghị gì với cơ quan chức năng?

Việt Nam hiện tại không có chủ trương cấm xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, để thị trường tự do khiến các thương nhân không tốt họ làm giá thì cũng không nên. Do đó, theo tôi, về xuất khẩu gạo cần có mức giá chung (cơ bản).

Giá gạo quá cao, người tiêu dùng trong nước là người bất lợi nhất, tiếp theo là người nông dân. Bởi nông dân bán lúa giá cao với lượng không nhiều, trong khi các mặt hàng khác đều tăng giá, vật tư nông nghiệp tăng.

Cấm xuất khẩu gạo không phải là giải pháp, nhưng hạn chế thì cũng cần xem xét.

Giá gạo quá cao như vậy sẽ không còn là mức giá thực nữa, việc này cũng dẫn đến việc mất thị trường xuất khẩu, mà khi đã mất rồi thì chúng ta sẽ rất khó để lấy lại.

Xin cám ơn ông!

Nguyễn Hạnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024

Tháng 9/2024, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm 16% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là tháng thứ 3 kể từ đầu năm nay chứng kiến sự sụt giảm này.
Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng 2024, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất

Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng 2024, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất

9 tháng/2024, có 8 thị trường, khu vực thị trường xuất khẩu tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất.
9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về gần 42 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện

9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về gần 42 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện các loại của cả nước đạt trên 41,89 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới là một trong những giải pháp quan trọng nhằm gia tăng thương mại hai chiều Việt Nam – Lào.
Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Sở Công Thương Tiền Giang phối hợp với Công ty Fadoi Export tổ chức “Lễ khởi hành chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi Tiền Giang xuất khẩu sang Trung Quốc”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập.
Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của Việt Nam

Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của Việt Nam

9 tháng, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 9.822 tấn, đạt gần 47 triệu USD, trong đó Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của nước ta.
Gạo Việt đối diện với những ‘cơn sóng’ nhẹ

Gạo Việt đối diện với những ‘cơn sóng’ nhẹ

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh; Indonesia bất ngờ ‘quay xe’ huỷ chào thầu mua 340.000 tấn gạo. Gạo Việt đối diện với những cơn sóng nhẹ.
Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 tăng cao nhất kể từ đầu năm

Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 tăng cao nhất kể từ đầu năm

Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 năm 2024 đạt 6.560 USD/tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Đây là mức giá cao nhất trong năm 2024, cao hơn giá của các tháng trước đó
Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Nhờ hoạt động giao thương qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc, kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc 9 tháng qua đã tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.
Sầu riêng đông lạnh - động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới

Sầu riêng đông lạnh - động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới

Sầu riêng đông lạnh là động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới. Để phát triển thị trường, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định của nước nhập khẩu.
9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực

9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong 9 tháng năm 2024 đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Israel tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Israel tăng trưởng mạnh

Tính đến hết tháng 9/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Israel vẫn tăng 52% so với cùng kỳ, đạt gần 53 triệu USD.
An Giang: Liên kết vùng để nâng cao năng lực xuất khẩu gạo

An Giang: Liên kết vùng để nâng cao năng lực xuất khẩu gạo

Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh An Giang, cần xây dựng liên kết tạo thành vùng nguyên liệu để chế biến xuất khẩu gạo luôn được đảm bảo nguồn cung ổn định.
Việt Nam thu về 20 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Việt Nam thu về 20 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Xuất khẩu nhóm hàng bạch đậu khấu – nhục đậu khấu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 đạt 2.501 tấn, kim ngạch đạt hơn 20 triệu USD.
Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga

Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga

Hợp tác trên lĩnh vực năng lượng, dầu khí là trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga.
Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng năm 2024

Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về lượng và tăng 19% kim ngạch so với 9 tháng năm 2023.
Bình Dương: Xuất khẩu 9 tháng đầu năm cán mốc gần 27 tỷ USD, thặng dư thương mại 8,4 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu 9 tháng đầu năm cán mốc gần 27 tỷ USD, thặng dư thương mại 8,4 tỷ USD

Để mở rộng thị trường xuất khẩu, tỉnh Bình Dương tiếp tục phối hợp Bộ Công Thương triển khai các nhóm giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường FTA.
Bàn giải pháp

Bàn giải pháp 'mở cánh cửa' thị trường Halal cho nông sản Việt

Với quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028, đây được nhận định là thị trường đầy tiềm năng cho nông sản Việt.
9 tháng, xuất khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD

Việt Nam thu về từ nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 3,8%, đạt hơn 11 tỷ USD, lọt top 10 mặt hàng có kim ngạch đạt hơn 10 tỷ USD trong 3 quý năm 2024.
Xuất khẩu rau, quả sắp chạm mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau, quả sắp chạm mốc 6 tỷ USD

Hầu hết các thị trường xuất khẩu rau, quả đều tăng trưởng từ 30% đến gần 90% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu rau, quả gần cán mốc 6 tỷ USD.
Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD

Trong 15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 21.489 tấn, kim ngạch 125,8 triệu USD, tăng 98% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu hồ tiêu thu về 58,3 triệu USD, như vậy, tính từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu hồ tiêu chính thức thu về trên 1 tỷ USD.
Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Nhập khẩu đậu tương trong 9 tháng năm 2024 đạt trên 1,59 triệu tấn, trị giá gần 825,81 triệu USD, tăng 8,3% về lượng, giảm 11,7% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 dự kiến đạt khoảng 2 tỷ USD

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 dự kiến đạt khoảng 2 tỷ USD

Do những khó khăn về thị trường, cũng như những yếu tố nội tại của ngành, dự kiến, xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động