Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần siết chặt các biện pháp quản lý nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm

Hội cá nước lạnh Lào Cai vừa có công văn số 09/HCNL ngày 24/12 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan đề nghị tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm.

Trong thời gian gần đây, tình trạng nhập khẩu cá tầm ồ ạt và nhập lậu cá tầm qua đường mòn, lối mở dùng làm thực phẩm từ Trung Quốc vào Việt Nam gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất thủy sản nước lạnh trong nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Để phát triển thủy sản nước lạnh bền vững và đảm bảo quyền lợi của người sản xuất, tiêu dùng, Hội cá nước lạnh tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan chức năng liên quan, tăng cường công tác quản lý đối với cá tầm được nhập khẩu từ Trung Quốc theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo Cục Thú y tăng cường công tác kiểm tra động vật thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm tại Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật sản sản phẩm động vật thủy sản.

Cần siết chặt các biện pháp quản lý nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm

Cần siết chặt các biện pháp quản lý nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm

Bộ Công Thương chỉ đạo Cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn, tuần tra, vận chuyển cá tầm nhập lậu dưới mọi hình thức qua các cửa khẩu, đường mòn, lối mở biên giới. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Tổng cục Hải quan chỉ đạo Chi cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường quản lý nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm. Kiểm tra, ngăn chặn nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm không nằm trong danh mục được phép kinh doanh để đảm bảo quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng tại địa phương.

Trước đó, Hiệp hội phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương đã có văn bản “cầu cứu” gửi Bộ NN&PTNT và các cơ quan chuyên môn liên quan. Nguyên nhân được đưa ra là do thời gian gần đây, nghề nuôi cá tầm trong nước đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ cá tầm nhập khẩu chính ngạch và cả cá tầm buôn bán qua đường tiểu ngạch, không có giấy tờ hợp pháp từ Trung Quốc. Lượng cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc quá nhiều, giá bán thấp chỉ bằng 2/3 giá bán của cá tầm trong nước và khi vào thị trường Việt Nam thì có sự mập mờ về nguồn gốc do thương lái trộn lẫn cá tầm từ Trung Quốc vào cá tầm nuôi tại Việt Nam dẫn đến người tiêu dùng không phân biệt được cá tầm Việt Nam và cá tầm nhập khẩu từ Trung quốc, tạo sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường cá tầm hiện nay

Qua tìm hiểu của các nhà chuyên môn thì cá tầm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam mặc dù có giá rẻ nhưng chất lượng kém, thịt nhão, không thơm ngon như cá tầm nuôi tại Việt Nam và quan sát hình dạng bên ngoài khác nhiều so với các loài cá tầm đang nuôi tại Việt Nam.

Hiện nay, cá tầm nuôi tại Việt Nam chủ yếu là 4 loài: Cá tầm Beluga (Huso huso), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm Xi-bê-ri (Acipenser baerii), cá tầm slelert (Acipenser ruthenus), đây là những loài đã được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục sản xuất thông thường và được kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc từ cơ quan Cites Việt Nam và từ các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ NN&PTNT.

Theo quy định hiện hành thì nhập khẩu cá sống làm thực phẩm không có trong danh mục được sản xuất thông thường phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành. Nhưng theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, chưa có việc cấp phép nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm ngoài danh mục sản xuất thông thường.

Tổng cục Thủy sản cho biết, hiện cả nước có 25 tỉnh phát triển nuôi cá nước lạnh, sản lượng nuôi nhiều nhất tại các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Điển hình như: Lâm Đồng, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu… Sản lượng nuôi cá nước lạnh tăng nhanh trong thời gian qua. Năm 2007 sau thời gian hai năm đưa về nuôi tại Việt Nam, sản lượng là 95 tấn; năm 2020 là 450 tấn; năm 2015 là 1.585 tấn và đến năm 2020 ước đạt 3.720 tấn. Tăng trưởng sản xuất trong giai đoạn 2007 – 2020 trung bình 68,75%/năm.

Lào Cai là tỉnh miền núi nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các đối tượng thủy sản nước lạnh do có nguồn nước lạnh tự nhiên. Đến năm 2020, tổng thể tích đạt 57.100 m3, sản lượng đạt trên 670 tấn, tập trung chủ yếu ở các huyện như: Sapa, Bát Xát, Bắc Hà, Văn Bàn,…

Hội nghị tổng kết 15 phát triển thủy sản nước lạnh và định hướng 2021 – 2030 đã đánh giá nghề nuôi trồng thủy sản nước lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất 25-30 tỷ đồng/ha. Mặt khác, sản phẩm thủy sản nước lạnh (cá tầm) là sản phẩm thủy đặc sản, đặc trưng các vùng miền có nguồn nước lạnh, có chất lượng cao. Việc nuôi các sản phẩm thủy sản nước lạnh góp phần quan trọng trong phát triển thủy sản ở các địa phương gắn với phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, đặc biệt là lao động miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng cục Hải quan yêu cầu rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu

Tổng cục Hải quan yêu cầu rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu

Tổng cục Hải quan có Văn bản số 4736/TCHQ-TXNK ngày 2/10/2024 gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu.
Tháng 9, xuất khẩu cà phê giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm tới nay

Tháng 9, xuất khẩu cà phê giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm tới nay

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2024 xuống mức thấp nhất từ đầu năm tới nay, giảm 14,7% về lượng và 11,6% về trị giá so với tháng 8/2024.
Chi gần 1 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu gạo để làm gì?

Chi gần 1 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu gạo để làm gì?

Là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, nhưng Việt Nam cũng chi ra gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng qua. Đâu là lý do của việc này?
Xuất khẩu hàng hóa sang Đức tăng trưởng đạt 5,2 tỷ USD

Xuất khẩu hàng hóa sang Đức tăng trưởng đạt 5,2 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 5,2 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, tính đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tin cùng chuyên mục

9 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng

9 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang Mỹ và EU sụt giảm

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang Mỹ và EU sụt giảm

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang 2 thị trường nhập khẩu là Mỹ và EU đang sụt giảm liên tục trong 4 tháng qua.
EC chưa thông báo ngày, giờ cụ thể sẽ sang Việt Nam thanh tra, xem xét gỡ

EC chưa thông báo ngày, giờ cụ thể sẽ sang Việt Nam thanh tra, xem xét gỡ 'thẻ vàng' IUU

Theo kế hoạch, đoàn thanh tra của EC sẽ tiến hành thanh tra thực địa, xem xét gỡ 'thẻ vàng' IUU cho thủy sản Việt Nam, tuy nhiên, họ chưa chốt ngày, giờ cụ thể.
NÓNG: Xuất khẩu hồ tiêu lại đối mặt với tình trạng lừa đảo thương mại

NÓNG: Xuất khẩu hồ tiêu lại đối mặt với tình trạng lừa đảo thương mại

VPSA vừa phát đi cảnh báo các doanh nghiệp trong ngành về tình trạng bị đối tác lừa đảo lấy hàng ra khỏi cảng trong khi chủ hàng vẫn còn giữ bộ B/L gốc.
Nhập khẩu dầu thô về Việt Nam tăng mạnh

Nhập khẩu dầu thô về Việt Nam tăng mạnh

8 tháng năm 2024 lượng nhập khẩu dầu thô của nước ta đạt hơn 9,1 triệu tấn, trị giá hơn 5,7 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 26,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Phát hiện gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập khẩu

Phát hiện gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập khẩu

Từ ngày 16/5/2024 đến ngày 25/9/2024, tổng cộng có 55 lô thịt nhập khẩu dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm Salmonella.
Xuất khẩu thủy sản quý III năm 2024 đạt 2,76 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản quý III năm 2024 đạt 2,76 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản trong quý III năm nay đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hàng hóa: Doanh nghiệp vẫn đối mặt với bài toán nguồn nguyên liệu

Xuất khẩu hàng hóa: Doanh nghiệp vẫn đối mặt với bài toán nguồn nguyên liệu

Dù bức tranh xuất khẩu đã có những tín hiệu tích cực, tuy nhiên, doanh nghiệp đối diện với bài toán nguyên liệu cũng như tiêu chí xanh tại thị trường nhập khẩu.
Thái Bình: 9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 3,6 tỷ USD

Thái Bình: 9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 3,6 tỷ USD

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Thái Bình ước đạt 3.682,6 triệu USD, tăng 10,77% so cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng

9 tháng, Việt Nam đã chi tổng cộng 996 triệu USD để nhập khẩu gạo về phục vụ nhu cầu, tiêu dùng nội địa sản xuất tăng tới 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam nhập khẩu 7,8 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Việt Nam nhập khẩu 7,8 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Lũy kế 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Thái Lan đạt 7,8 tỷ USD, tăng 1,31% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là nguồn cung cá tra lớn nhất cho Colombia

Việt Nam là nguồn cung cá tra lớn nhất cho Colombia

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Colombia đạt 35 triệu USD, chiếm hơn một nửa thị phần trên thị trường cá thịt trắng Colombia.
Phát triển logistics xanh, chìa khoá tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp vận tải

Phát triển logistics xanh, chìa khoá tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp vận tải

Nhiều doanh nghiệp vận tải hiện đang nỗ lực xây dựng logistics xanh, chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường như một lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc phục hồi

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc phục hồi

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & Hồng Kông (Trung Quốc) tiếp tục xu hướng phục hồi trong tháng 8 với mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ.
Điểm danh những thị trường Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có kim ngạch từ 10 tỷ USD

Điểm danh những thị trường Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có kim ngạch từ 10 tỷ USD

6 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có kim ngạch 10 tỷ USD gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, EU.
Giá xuất khẩu hồ tiêu tháng 9 đạt mức kỷ lục 6.239 USD/tấn

Giá xuất khẩu hồ tiêu tháng 9 đạt mức kỷ lục 6.239 USD/tấn

Tháng 9/2024, giá xuất khẩu hồ tiêu đạt 6.239 USD/tấn, đây cũng là tháng ghi nhận mức giá xuất khẩu cao nhất trong nhiều năm qua.
Việt Nam nhận quyền trượng đăng cai tổ chức FWC 2025

Việt Nam nhận quyền trượng đăng cai tổ chức FWC 2025

Sự kiện FWC 2024 vừa tổ chức tại Panama, đại diện Việt Nam là VLA đã chính thức nhận quyền trượng để tổ chức FWC 2025 vào tháng 10/2025, tại Hà Nội.
Việt Nam giảm nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường Brazil

Việt Nam giảm nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường Brazil

8 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 6.625 tấn hồ tiêu từ Brazil với trị giá 23,5 triệu USD, giảm 30,2% về lượng và 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ 3 cho Trung Quốc

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ 3 cho Trung Quốc

8 tháng năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, đạt giá trị gần 11,4 tỷ USD, giảm gần 6% về lượng và 11% về kim ngạch.
Hàn Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam

Hàn Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam

Hàn Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam với kim ngạch đạt 159 triệu USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động