Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 03:08

Cần sớm có cơ chế điều hành thống nhất

Một cơ chế điều hành thống nhất là điều kiện cần để khu kinh tế cửa khẩu tạo bước phát triển đột phá quan trọng các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn… từ nội địa ra bên ngoài.Cùng với quá trình phát triển không gian kinh tế biển ở phía Đông, việc ưu tiên phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) phía Tây cũng là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mang tính đột phá, hợp với quy luật phát triển tất yếu của thực thể nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành, phát triển nảy sinh các vấn đề tác động đến không chỉ ở vùng biên giới mà còn ảnh hưởng sâu rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 - Nhiều bất cập

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 về chính sách đối với KKTCK biên giới (được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005), đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất (kể cả các cơ chế tài chính) cho các KKTCK biên giới. Ngoài ra, để tạo cơ chế đột phá cho một số khu đặc thù, đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những Quyết định riêng cho một số khu KKTCK như: Mộc Bài, An Giang, Lào Cai... được thực hiện các cơ chế ưu đãi hơn Quyết định 53. Tuy nhiên, ông Hà Văn Hiền Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, qua giám sát tại các KKTCK của Ủy ban Kinh tế Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, chỉ một số KKTCK như Lao Bảo, Cầu Treo, Móng Cái... là phát huy hiệu quả. Số còn lại, do phát triển quá nhiều, mức đầu tư hạn chế, chỉ 5-7 tỷ đồng/năm nên không phát huy được hiệu quả, mà cửa khẩu Bờ Y là ví dụ, không tương xứng với mục đích đề ra.

Hiện cả nước có 27 KKTCK. Ông Trần Bảo Giám, Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi - Bộ Công Thương cho biết, hiệu quả các KKTCK chưa cao do nhiều nguyên nhân, tập trung vào 3 vấn đề. Thứ nhất, thương mại trên ba tuyến biên giới mang những nét đặc thù khác nhau. Tuyến Trung Quốc, Việt Nam nhập nhiều song xuất khẩu rất khó khăn, giá trị các mặt hàng XK không cao. Tuyến Campuchia, Việt Nam giành lợi thế xuất khẩu hàng tiêu dùng công nghiệp, hàng dệt may, vật liệu xây dựng, phân bón, thực phẩm chế biến... nhưng phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa Thái Lan, bởi đây là “bàn đạp” uy lực của hàng hóa Thái Lan.

Tuyến Lào, đường biên giới nằm giữa núi rừng Trường Sơn, cách xa trung tâm kinh tế lớn, khó khăn cho phát triển thương mại của cả của hai nước. Thứ hai, KKTCK, các cửa khẩu đang rất khó khăn về phát triển kết cấu hạ tầng. Đặc biệt, sau khi dừng thực hiện Quyết định 53 về cơ chế chính sách KKTCK của Chính phủ, nhiều khu đã phải dừng việc xây dựng do địa phương không đủ khả năng tài chính. Một số khu mới chỉ khoanh vùng để đấy như Bờ Y, Na Mèo, Tây Trang... Thứ ba, cơ chế điều hành các KKTCK, cửa khẩu chưa thống nhất. Hiện, các cơ quan chức năng như biên phòng, hải quan... vẫn quản lý theo cơ chế phối hợp. Từ chỗ điều hành không thống nhất, dẫn đến bất cập trong quy hoạch, xây dựng hệ thống kho bãi, nhà công vụ, quốc môn (cổng cửa khẩu) mỗi nơi xây dựng một kiểu. “Một cửa khẩu không bảo đảm các điều kiện của nó, cũng sẽ không bảo đảm phát triển kinh tế, thương mại và chống buôn lậu”, - ông Giám nói.

Giành thế chủ động

Theo quy hoạch đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 30 KKTCK, với kỳ vọng trở thành động lực tăng trưởng kinh tế địa phương, kết nối và góp phần hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, theo ông Hà Văn Hiền, cần rà soát, đánh giá lại hiệu quả của các KKTCK này để thu hẹp và đầu tư có trọng tâm, mang lại hiệu quả và tránh tình trạng thất thoát vốn.

KKTCK không chỉ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển, kinh tế, thương mại biên giới, miền núi và hải đảo mà còn thúc đẩy xuất khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước... Hiện nay, việc thành lập và hoạt động cũng như các cơ chế, chính sách tài chính đối với các KKTCK được thực hiện theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008. Về quản lý cửa khẩu, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ Nội vụ nghiên cứu, thống nhất giữa các bộ, ngành về Qui chế điều hành và thủ tục hành chính tại các cửa khẩu biên giới đất liền thống nhất trên cả nước. Bộ Công Thương cũng đã báo cáo Chính phủ, đề nghị hỗ trợ lại 30% phần thu qua KKTCK.

Ông Trần Bảo Giám cho rằng: “Việc sớm có một cơ chế điều hành thống nhất là hết sức cần thiết, tạo tiền đề quan trọng cho việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng các KKTCK, đồng thời kích hoạt ý thức thúc đẩy mua bán xuyên biên giới”.

Hải Vân

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng